Đẩy sớm vụ sản xuất đông xuân nhằm tránh hạn mặn khốc liệt

Phong Nguyễn |

Trong điều kiện xâm nhập mặn diễn ra sớm, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vụ đông xuân, các địa phương của Đồng bằng sông Cửu Long đã chủ động bảo vệ sản xuất, hạn chế thiệt hại xảy ra bằng cách đẩy sớm vụ sản xuất. Đồng thời, ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo các địa phương sử dụng các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao, có khả năng chịu hạn, chịu mặn tốt.

Xâm nhập mặn mùa khô 2021-2022 đến sớm và cao hơn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn (KTTV) Quốc gia, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay đến sớm và ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.

Ông Hoàng Văn Đại - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia - cho biết: Tổng lượng dòng chảy trong mùa khô 2021-2022 từ thượng nguồn sông Mekong về hạ lưu ở mức thiếu hụt từ 5-10% so với trung bình nhiều năm, nhưng cao hơn mùa khô năm 2019-2020 khoảng 15-25%.

Tổng lượng nước về ĐBSCL (tính đến trạm Kratie - Campuchia) khoảng 83 tỉ mét khối, thiếu hụt so với trung bình nhiều năm khoảng  2,5 tỉ mét khối. Xâm nhập mặn ĐBSCL năm nay đến sớm và ở mức cao hơn.

Dự báo mưa từ tháng 9.2021 đến tháng 2.2022, tại thượng lưu sông Mekong, tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 15-30%. Riêng tháng 9-10.2021 có khả năng cao hơn trung bình nhiều năm từ 15-30%. Tại khu vực trung lưu sông Mekong, tổng lượng mưa tháng 9 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, tháng 10-11.2021 phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 20-40%. Từ tháng 12.2021 đến tháng 2.2022, tổng lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm từ 10-25%.

Theo GS Tăng Đức Thắng - Viện Khoa học thủy lợi miền Nam - mùa khô năm nay, trong điều kiện xâm nhập mặn diễn ra sớm, sẽ có ít nước tự nhiên để sản xuất hơn, tương tự như năm 2016 - là năm đã xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn rất nghiêm trọng tại ĐBSCL.

“Dự báo, xâm nhập mặn sẽ xảy ra vào tháng 12 tới đây, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vụ đông xuân 2021-2022” - GS Tăng Đức Thắng nhấn mạnh.

Đảm bảo an toàn cho hàng triệu hecta lúa

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT), vụ đông xuân 2021-2022, toàn vùng Nam Bộ gieo sạ 1,6 triệu hecta, tăng 2.000ha so với vụ đông xuân năm 2019-2020. Vụ đông xuân được coi là vụ lúa quan trọng nhất trong năm đối với cả nước nói chung và đặc biệt là vùng ĐBSCL nói riêng. Do đó, trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến bất thường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hiện nay, các địa phương cần theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thủy văn, diễn biến nguồn nước để chủ động bảo vệ sản xuất, hạn chế thiệt hại xảy ra. Ngoài ra, xây dựng kế hoạch phòng chống hạn, mặn xâm nhập, kịp thời ứng phó khi có hạn, mặn, thiếu nước tưới xảy ra vào mùa khô.

Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường cho biết: Vụ đông xuân 2021-2022, các tỉnh ven biển ĐBSCL như: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Hậu Giang có kế hoạch gieo sạ khoảng 920.000ha, chiếm khoảng 60% diện tích lúa toàn vùng.

Theo dự báo, nếu tình hình hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra với mức độ tương đương vụ đông xuân 2015-2016, sẽ có khoảng 55.000 hecta (chiếm 6%) diện tích canh tác lúa ở những địa phương này bị ảnh hưởng trực tiếp. Ngoài ra, nếu xâm nhập mặn đến sớm, lấn sâu và kéo dài với nồng độ mặn cao thì một số vùng cặp theo sông Tiền, sông Hậu ở các địa phương như Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang có thể bị hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến nhiều diện tích lúa và vùng cây ăn quả.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: Tại những diện tích ở vùng ven biển của các địa phương thường bị ngập mặn, cần lựa chọn giống ngắn ngày để giảm thời gian sản xuất lúa trên đồng ruộng để tránh thời kỳ ngập mặn.

Đồng thời, cần đẩy sớm thời vụ gieo sạ của vụ đông xuân, đặc biệt, trong tháng 10 này cần tập trung xuống giống đối với diện tích khoảng 400.000ha của 8 tỉnh ven biển vùng để thu hoạch sớm trước khi chịu tác động của hạn hán và xâm nhập mặn.

Hiện tại, các địa phương cũng đã có nhiều kinh nghiệm để ứng phó, “né” hạn mặn. Theo ông Nguyễn Văn Mẫn - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang, ngành nông nghiệp tỉnh đã khuyến cáo nông dân sử dụng các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao, có khả năng chịu hạn, mặn tốt để gieo sạ. Đồng thời vận động nhân dân sạ thưa, sạ hàng với lượng giống dưới 100kg/ha hoặc cấy để xuống giống tập trung, đồng loạt theo lịch thời vụ nhằm né hạn, mặn và các loại dịch bệnh trên cây lúa.

“Đặc biệt, do dự báo của ảnh hưởng khô hạn, xâm nhập mặn nên tỉnh Bến Tre không bố trí gieo sạ vụ đông xuân khoảng 11.000 hecta lúa mà chuyển đổi sang cây trồng trên cạn phù hợp. “Tại vùng không chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn (vùng thượng) gồm Đồng Tháp Mười và một phần tứ giác Long Xuyên không thiếu nước ngọt, nhưng sẽ bố trí thời vụ luân phiên để chia sẻ nguồn nước cho các vùng khô hạn ven biển” - ông Nguyễn Như Cường cho biết.

Bộ NNPTNT đề nghị các địa phương vùng ĐBSCL đẩy sớm thời vụ gieo sạ lúa đông xuân 2021-2022. Các địa phương ven biển nguy cơ bị hạn mặn cao, khẩn trương gieo sạ sớm ngay từ tháng 10.2021. Theo đó, xuống giống gieo sạ sớm từ ngày 10 đến 30.10.2021 ở những địa phương ven biển ĐBSCL có nguy cơ cao bị hạn, mặn cuối vụ như các tỉnh Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang, với tổng diện tích khoảng 400.000ha (chiếm 25% diện tích theo kế hoạch).


Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Bài toán nhân lực “hậu COVID-19”: Thách thức và cơ hội của ĐBSCL

TH.S LÂM BÁ KHÁNH TOÀN (KHOA LUẬT, TRƯỜNG ĐH CẦN THƠ) |

Hơn hai thập kỷ qua, quá trình đô thị hóa đã dịch chuyển dòng lao động từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực kinh tế khác. Sau đại dịch, nhiều giá trị sẽ được xác định lại. Nguồn nhân lực được bổ sung đáng kể từ một bộ phận người dân trở về từ TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương,... Thực trạng đó đặt các tỉnh, thành ở vùng ĐBSCL nếu như trước đây phải giải bài toán thiếu lao động thì thời gian tới lại là bài toán thiếu việc làm.

Du lịch ĐBSCL: Giữ "vùng xanh" cho thời hậu COVID-19

LÊ THANH NGUYÊN |

Sau hơn 3 tháng lao vào cuộc chiến đối phó với dịch bệnh của chính quyền và cơ quan chức năng cùng sự gồng mình sẻ chia của người dân ở miền Tây… Ở giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc chiến chống lại COVID-19, khi công việc rà, soát bóc tách ca nhiễm FO, tập trung thu hẹp được “vùng đỏ”, giữ và mở rộng “vùng xanh”… Điều nổi rõ nhất là “vùng xanh” xuất hiện hầu hết trên đất cù lao và vùng trọng điểm du lịch sinh thái của địa phương hoặc của quốc gia… Giữ vững hiện trạng xanh làm chỗ dựa cho những cuộc bứt phá mới thời hậu đại dịch chính là sự mở đầu khôi phục nền kinh tế bản địa…

ĐBSCL trước nguy cơ dịch bùng phát sau nới lỏng giãn cách

TRẦN LƯU - TẠ QUANG |

Sau khi các địa phương cơ bản khống chế dịch bệnh, và cho nới lỏng giãn cách xã hội; hàng chục ngàn người dân đã tự phát đi xe máy về quê tại các tỉnh ĐBSCL; tạo nên tình trạng ùn ứ tại các khu vực cửa ngõ. Cùng thời điểm này, đã bắt đầu xuất hiện sự lơ là chủ quan của một bộ phận người dân, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát trở lại…

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bài toán nhân lực “hậu COVID-19”: Thách thức và cơ hội của ĐBSCL

TH.S LÂM BÁ KHÁNH TOÀN (KHOA LUẬT, TRƯỜNG ĐH CẦN THƠ) |

Hơn hai thập kỷ qua, quá trình đô thị hóa đã dịch chuyển dòng lao động từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực kinh tế khác. Sau đại dịch, nhiều giá trị sẽ được xác định lại. Nguồn nhân lực được bổ sung đáng kể từ một bộ phận người dân trở về từ TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương,... Thực trạng đó đặt các tỉnh, thành ở vùng ĐBSCL nếu như trước đây phải giải bài toán thiếu lao động thì thời gian tới lại là bài toán thiếu việc làm.

Du lịch ĐBSCL: Giữ "vùng xanh" cho thời hậu COVID-19

LÊ THANH NGUYÊN |

Sau hơn 3 tháng lao vào cuộc chiến đối phó với dịch bệnh của chính quyền và cơ quan chức năng cùng sự gồng mình sẻ chia của người dân ở miền Tây… Ở giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc chiến chống lại COVID-19, khi công việc rà, soát bóc tách ca nhiễm FO, tập trung thu hẹp được “vùng đỏ”, giữ và mở rộng “vùng xanh”… Điều nổi rõ nhất là “vùng xanh” xuất hiện hầu hết trên đất cù lao và vùng trọng điểm du lịch sinh thái của địa phương hoặc của quốc gia… Giữ vững hiện trạng xanh làm chỗ dựa cho những cuộc bứt phá mới thời hậu đại dịch chính là sự mở đầu khôi phục nền kinh tế bản địa…

ĐBSCL trước nguy cơ dịch bùng phát sau nới lỏng giãn cách

TRẦN LƯU - TẠ QUANG |

Sau khi các địa phương cơ bản khống chế dịch bệnh, và cho nới lỏng giãn cách xã hội; hàng chục ngàn người dân đã tự phát đi xe máy về quê tại các tỉnh ĐBSCL; tạo nên tình trạng ùn ứ tại các khu vực cửa ngõ. Cùng thời điểm này, đã bắt đầu xuất hiện sự lơ là chủ quan của một bộ phận người dân, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát trở lại…