Đẩy mạnh xúc tiến thương mại hàng hóa Việt sang thị trường Nhật Bản

Vũ Long |

Việt Nam và Nhật Bản có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác thương mại, đặc biệt là nhóm hàng thực phẩm chế biến.

Người Nhật và cộng đồng người Châu Á tại Nhật ưa thích hàng hóa Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 9,34 tỉ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước.

Đến nay, Việt Nam và Nhật Bản đều đang là thành viên của 4 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác Toàn diện Kinh tế Khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Vì vậy, giữa 2 nước có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác giao thương trong nhiều lĩnh vực, trong đó có thực phẩm chế biến.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: Tại Nhật Bản, số lượng người dân đến từ các nước Châu Á hiện đang sinh sống và làm việc lên tới 10 triệu người, đồng thời số lượng người Việt Nam tăng rất nhanh trong những năm qua, với số liệu thống kê khoảng gần 500.000 người trong năm 2021.

Do vậy hàng thực phẩm chế biến nhập khẩu từ Việt Nam ngày càng được biết đến rộng rãi, được cả người Nhật, cộng đồng người Việt và người dân các nước Châu Á khác đón nhận và có lượng tiêu thụ tốt tại thị trường Nhật Bản. Do đó, hàng thực phẩm chế biến của Việt Nam còn nhiều tiềm năng để xuất khẩu nhiều hơn nữa sang Nhật Bản trong thời gian tới.

Phiên xúc tiến thương mại Việt - Nhật được tổ chức từ... Anh: Thu Thủy
“Hội nghị giao thương trực tuyến thực phẩm chế biến Việt Nam – Nhật Bản 2022” sẽ diễn ra từ 23-26.6.2022.. Anh: Thu Thủy

Đến nay, một số sản phẩm Việt Nam đã thâm nhập thành công vào chuỗi phân phối tại Nhật Bản, có thể kể đến các sản phẩm nước dừa, sữa dừa... đã được Công ty KOME nhập khẩu và phân phối cho chuỗi các cửa hàng bán đồ Việt tại Tokyo và các tỉnh lân cận; hay như sản phẩm cà phê Việt Nam đã được nhập khẩu và bán tại chuỗi siêu thị OK - chuỗi siêu thị bình dân rất được ưa chuộng tại Tokyo.

Bên cạnh đó, các sản phẩm nông thủy sản - thực phẩm của Việt Nam đang ngày càng xuất hiện phổ biến với đa dạng chủng loại trên các kệ hàng của các chuỗi siêu thị lớn tại Nhật Bản như AEON, Donkihote, Itoyokado.

"Trong bối cảnh xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới bị ảnh hưởng thời gian qua thì thị trường Nhật Bản vẫn là điểm sáng. Năm 2021 tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 42,7 tỉ USD, tăng 7,8% so với năm 2020; trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 20,1 tỉ USD, tăng 4,4%" - ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh.

Tiếp tục tận dụng FTA, đẩy mạnh xúc tiến thương mại sang thị trường Nhật Bản

Cũng theo Cục Xúc tiến thương mại, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn đối với thực phẩm chế biến: sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến, cà phê… Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thế mạnh về những mặt hàng nói trên và có khả năng cung ứng tốt cho thị trường Nhật Bản.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, kinh doanh thực phẩm chế biến tăng cường quảng bá, tìm kiếm đối tác, kết nối các cơ hội kinh doanh và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm ASEAN – Nhật Bản (AJC) tổ chức “Hội nghị giao thương trực tuyến thực phẩm chế biến Việt Nam – Nhật Bản 2022” vào ngày 23-24.6.2022.

Tại phiên toàn thể các chuyên gia sẽ trình bày cơ hội hợp tác kinh doanh và đầu tư ngành hàng thực phẩm chế biến; thông tin về thị trường và nhu cầu của thị trường Nhật Bản đối với thực phẩm chế biến.

Sau phiên toàn thể sẽ diễn ra các phiên giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp Nhật Bản.

Thống kê cho thấy, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 1,8 tỉ USD. Mặc dù mặt hàng chủ lực trong nhóm hàng này là hàng thủy sản có mức giảm 7,4%, các mặt hàng còn lại ghi nhận mức tăng trưởng rất tốt, như cà phê tăng 25,5%, hàng rau quả tăng 20%, hạt điều tăng 39%, hạt tiêu tăng 56%...

Một số mặt hàng trái cây Việt Nam cũng chiếm thị phần lớn và ngày càng phổ biến trên thị trường, như thanh long, xoài, dừa, vải...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam - Ấn Độ phấn đấu đạt mục tiêu thương mại 15 tỉ USD trong năm 2022

Hải Anh |

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nhất trí cần triển khai các biện pháp tăng cường hơn nữa quan hệ mọi mặt, nâng kim ngạch thương mại song phương đạt mục tiêu 15 tỉ USD ngay trong năm 2022.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia

Vũ Long |

Việt Nam và Campuchia có nhiều đặc điểm tương đồng về văn hóa, nhu cầu thị trường, thói quen tiêu dùng..., cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia rất lớn.

Đẩy mạnh thương mại giữa Việt Nam - Lào và Thái Lan lên tầm cao mới

Vũ Long |

Bộ Công Thương đánh giá cao thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và 2 nước Lào, Thái Lan trong thời gian qua, cần tiếp tục đẩy mạnh giao thương trong thời gian tới.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Việt Nam - Ấn Độ phấn đấu đạt mục tiêu thương mại 15 tỉ USD trong năm 2022

Hải Anh |

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nhất trí cần triển khai các biện pháp tăng cường hơn nữa quan hệ mọi mặt, nâng kim ngạch thương mại song phương đạt mục tiêu 15 tỉ USD ngay trong năm 2022.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia

Vũ Long |

Việt Nam và Campuchia có nhiều đặc điểm tương đồng về văn hóa, nhu cầu thị trường, thói quen tiêu dùng..., cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia rất lớn.

Đẩy mạnh thương mại giữa Việt Nam - Lào và Thái Lan lên tầm cao mới

Vũ Long |

Bộ Công Thương đánh giá cao thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và 2 nước Lào, Thái Lan trong thời gian qua, cần tiếp tục đẩy mạnh giao thương trong thời gian tới.