Đầu tư, giao dịch tiền ảo: Bịt kẽ hở pháp lý để ngăn nguy cơ rửa tiền

Văn Nguyễn |

Tiền ảo ở Việt Nam là bất hợp pháp. Trong khuôn khổ pháp lý hiện hành không có quy định cụ thể về tiền ảo, tổ chức phát hành cũng như các quy định cụ thể về giám sát cung ứng, giao dịch. Đây là những kẽ hở cần được giải quyết nhằm ngăn chặn nguy cơ lợi dụng tiền ảo để rửa tiền hay che giấu các nguồn tiền bất hợp pháp.

Rủi ro bủa vây “nhà đầu tư” tiền ảo

Chỉ trong ít ngày cuối tuần qua, giá trị vốn hóa của đồng tiền ảo Bitcoin (BTC) bị thổi bay gần 5% xuống chỉ còn quanh ngưỡng 47.000USD/BTC. Mức sụt giảm mạnh của đồng Bitcoin chỉ trong ít ngày, từ mức hơn 52.000 USD/BTC lập được trước đó, tiếp tục cho thấy những biến động khó lường của giá trị đồng tiền ảo cũng như những rủi ro rất lớn mà giới đầu tư “mặt hàng” này có thể gặp phải.

Những năm gần đây, tình hình tội phạm công nghệ cao thông qua đầu tư tiền ảo cũng có nhiều diễn biến phức tạp, các đối tượng sử dụng nhiều hình thức tinh vi. Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho hay, theo các quy định pháp luật hiện hành, Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Chính vì vậy các tổ chức, cá nhân cần thận trọng, không nên đầu tư, nắm giữ cũng như thực hiện các giao dịch liên quan đến Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác. Ông Đào Minh Tú cũng cho hay, tiền ảo không phải đồng tiền pháp định, nó là loại tài sản ảo được mã hóa, là sản phẩm hiện đại của sự phát triển công nghệ, không phải phương tiện thanh toán và pháp luật Việt Nam không cho phép thực hiện chức năng của đồng tiền pháp lệnh tại Việt Nam.

“Việc sử dụng Bitcoin làm phương tiện thanh toán tại Việt Nam là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định pháp luật hiện hành” - Phó Thống đốc NHNN nhấn mạnh. Với các nhà đầu tư, do tiền ảo không chịu sự quản lý và không được cung ứng hoặc bảo đảm bởi Chính phủ hay ngân hàng trung ương nên nhà đầu tư tiền ảo đối mặt rủi ro mất giá trị rất cao so với khi sử dụng tiền tệ truyền thống được chính phủ hỗ trợ, thậm chí có nguy cơ mất trắng khi “bong bóng” tiền ảo có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào.

Chưa nên công nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán

Các diễn biến trên đặt ra yêu cầu Việt Nam cần sớm triển khai hoàn thiện khung pháp lý để xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo phù hợp với những biến động của thị trường tài chính, công nghệ quốc tế. Thực tế ngay từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ chính thức ký Quyết định 1255 phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý quản lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo và tiền điện tử. Song trong năm 2020, Bộ Tài chính mới thành lập tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo để nghiên cứu, đề xuất xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, giám sát các hoạt động phát hành, giao dịch đối với các tài sản ảo thuộc lĩnh vực chứng khoán. Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, các cơ quan chức năng (NHNN, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính) đến nay vẫn đang phối hợp triển khai thực hiện quyết định của Thủ tướng để làm rõ vấn đề quản lý, cơ sở pháp lý để quản lý việc kinh doanh tiền ảo, tài sản ảo.

Trong khi đó theo nhiều chuyên gia pháp lý, trong lúc chưa có các quy định rõ ràng về cơ chế quản lý, giám sát hoạt động giao dịch và phát hành, tiền ảo có thể bị lợi dụng trở thành một kênh để các đối tượng thực hiện các hành vi bị cấm như rửa tiền, tài trợ khủng bố hoặc sử dụng tiền ảo trong các hoạt động phi pháp khác. Theo phân tích của TS Trần Văn Biên (Viện Nhà nước và Pháp luật) và TS Nguyễn Minh Oanh (Trường Đại học Luật Hà Nội), việc đầu tiên khi xây dựng khung pháp luật về tiền ảo là cần đưa ra một định nghĩa rõ ràng, cụ thể về tiền ảo để xác định phạm vi đối tượng tiền chỉnh theo pháp luật Việt Nam. Từ đó, làm cơ sở cho việc xây dựng các quy định pháp luật khác có liên quan.

Nhấn mạnh việc chưa nên công nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán, TS Trần Văn Biên và TS Nguyễn Minh Oanh đề xuất cần coi tiền ảo là một loại tài sản đặc biệt lưu thông có điều kiện xuất phát từ thực tế tiền ảo có một đặc điểm là tính ẩn danh rất cao, việc kiểm soát danh tính của chủ sở hữu các ví tiền ảo rất khó. Điều này dẫn đến thực trạng, hoạt động liên quan đến tiền ảo trong cả các giao dịch thông thường hay các hoạt động phạm tội như rửa tiền, tài trợ khủng bố cũng như các hoạt động phi pháp khác rất khó kiểm soát. Vì vậy, cơ chế pháp lý đối với tiền ảo cũng không thể tương đồng như với các loại tài sản thông thường, mà cần phải coi tiền ảo là một loại tài sản đặc biệt lưu thông có điều kiện.

Theo đó, để ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp, kiểm soát được một cách tối đa các hoạt động liên quan đến tiền ảo và hạn chế rủi ro, Việt Nam phải kiểm soát chặt các giao dịch liên quan đến tiền ảo đối với các ví giao dịch được đăng ký và có danh tính. Cấm tuyệt đối các hoạt động liên quan đến tiền ảo ẩn danh và xa hơn, có thể áp dụng các biện pháp hành chính hoặc hình sự đối với các chủ thể thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền ảo không đăng ký.

Quy định mới về tiền điện tử không có tiền ảo

Ngân hàng Nhà nước mới đây có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ trong đó có bổ sung quy định về tiền điện tử vào Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 101 năm 2012 về thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên trong dự thảo, tiền điện tử được quy định là “giá trị tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử được trả trước bởi khách hàng” cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện giao dịch thanh toán và được đảm bảo giá trị tương ứng tại ngân hàng, bao gồm thẻ trả trước, ví điện tử và tiền di động. N.V

Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế 24h: Cảnh giác với tiền ảo Pi; Xuất khẩu nông sản Việt bứt phá

Đức Mạnh |

Cơn sốt “đào” tiền ảo Pi, điều gì đáng ngại?; Bộ Tài chính cảnh báo sàn giao dịch chứng khoán quốc tế, tiền ảo trái phép; Vượt qua COVID-19, xuất khẩu nông sản tăng 16,6% trong 2 tháng đầu năm... là những thông tin kinh tế đáng chú ý trong 24h qua.

Pi Network vì sao dễ cuốn người dùng vào vòng xoáy “đào” tiền ảo?

Thế Lâm |

Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, ứng dụng đào tiền ảo Pi Network đã tạo sóng cuốn rất nhiều người dùng smartphone tại Việt Nam vào vòng xoáy “đào” tiền ảo bất chấp các lời cảnh báo.

Bộ Tài chính cảnh báo sàn giao dịch chứng khoán quốc tế, tiền ảo trái phép

Hương Nguyễn |

Đại diện Bộ Tài chính cho biết các sàn giao dịch mời chào nhà đầu tư chứng khoán quốc tế, tiền ảo, crypto, vàng, chứng khoán, cổ phiếu, tỉ giá... chủ yếu hoạt động kêu gọi đầu tư trái phép. Đây là chiêu thức lừa đảo mới của các đối tượng tội phạm công nghệ cao.

Cơn sốt “đào” tiền ảo Pi, điều gì đáng ngại?

Thế Lâm |

Mặc cho các cảnh báo như cho rằng có thể là trò lừa đảo, hoặc có nguy cơ về bảo mật…, song làn sóng người dùng Việt đổ xô tải ứng dụng Pi Network về smartphone để “đào” tiền ảo vẫn chưa dừng lại.

Tiền ảo Bitcoin lần đầu vượt ngưỡng kỷ lục 30.000 USD

Hải Anh |

Bitcoin, đồng tiền ảo hàng đầu, lần đầu tiên chứng kiến ​​giá vượt ngưỡng 30.000 USD vào thứ Bảy (ngày 2.1), ghi nhận mức cao kỷ lục mới nhất.

Ngân hàng OCB khẳng định không liên quan đến dự án tiền ảo OCB Token

Gia Miêu |

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa ra thông báo khẳng định không liên quan đến Tập đoàn tài chính OCB, cùng các tên gọi khác được đề cập như: OCB life, OCB Lending, OCB Master, Tập đoàn tài chính đa quốc gia OCB life,…

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Kinh tế 24h: Cảnh giác với tiền ảo Pi; Xuất khẩu nông sản Việt bứt phá

Đức Mạnh |

Cơn sốt “đào” tiền ảo Pi, điều gì đáng ngại?; Bộ Tài chính cảnh báo sàn giao dịch chứng khoán quốc tế, tiền ảo trái phép; Vượt qua COVID-19, xuất khẩu nông sản tăng 16,6% trong 2 tháng đầu năm... là những thông tin kinh tế đáng chú ý trong 24h qua.

Pi Network vì sao dễ cuốn người dùng vào vòng xoáy “đào” tiền ảo?

Thế Lâm |

Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, ứng dụng đào tiền ảo Pi Network đã tạo sóng cuốn rất nhiều người dùng smartphone tại Việt Nam vào vòng xoáy “đào” tiền ảo bất chấp các lời cảnh báo.

Bộ Tài chính cảnh báo sàn giao dịch chứng khoán quốc tế, tiền ảo trái phép

Hương Nguyễn |

Đại diện Bộ Tài chính cho biết các sàn giao dịch mời chào nhà đầu tư chứng khoán quốc tế, tiền ảo, crypto, vàng, chứng khoán, cổ phiếu, tỉ giá... chủ yếu hoạt động kêu gọi đầu tư trái phép. Đây là chiêu thức lừa đảo mới của các đối tượng tội phạm công nghệ cao.

Cơn sốt “đào” tiền ảo Pi, điều gì đáng ngại?

Thế Lâm |

Mặc cho các cảnh báo như cho rằng có thể là trò lừa đảo, hoặc có nguy cơ về bảo mật…, song làn sóng người dùng Việt đổ xô tải ứng dụng Pi Network về smartphone để “đào” tiền ảo vẫn chưa dừng lại.

Tiền ảo Bitcoin lần đầu vượt ngưỡng kỷ lục 30.000 USD

Hải Anh |

Bitcoin, đồng tiền ảo hàng đầu, lần đầu tiên chứng kiến ​​giá vượt ngưỡng 30.000 USD vào thứ Bảy (ngày 2.1), ghi nhận mức cao kỷ lục mới nhất.

Ngân hàng OCB khẳng định không liên quan đến dự án tiền ảo OCB Token

Gia Miêu |

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa ra thông báo khẳng định không liên quan đến Tập đoàn tài chính OCB, cùng các tên gọi khác được đề cập như: OCB life, OCB Lending, OCB Master, Tập đoàn tài chính đa quốc gia OCB life,…