Đầu tư cho đường sắt đắt gấp 4 lần so với đường bộ

Minh Hạnh |

Tại tọa đàm “Thúc đẩy hạ tầng đường sắt phát triển: Nút thắt và giải pháp” chiều 25.9, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải - Nguyễn Ngọc Đông cho biết, đầu tư cho đường sắt thường gấp 3 đến 4 lần so với đường bộ. Nếu không có sự bảo vệ của Nhà nước thì rất khó kêu gọi đầu tư.

Trong vài năm gần đây, dịch vụ vận tải đường sắt đã có những bước cải thiện, tỉ lệ tàu Thống nhất chạy Bắc-Nam và tàu khu đoạn đi đúng giờ đạt gần 99%, đến đúng giờ đạt gần 90%...

Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt già nua đang đặt ra nhiều khó khăn. Đặc biệt với hơn 1.500 đường ngang và hơn 4.000 lối đi tự mở, trung bình 1km đường sắt có 2,2 giao cắt đồng mức trong khi gần 70% số vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra tại các vị trí này.

Theo thống kê toàn tuyến đường sắt có 1.852 cầu nhưng có gần một nửa xuống cấp, chưa được đầu tư, có 39 hầm thì 22 hầm cần được cải tạo. Tải trọng cầu đường trên tuyến Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh không đồng đều dẫn tới khả năng vận chuyển toàn tuyến bị giảm sút.

Bên cạnh đó, đường sắt vận hành chủ yếu trên khổ đường 1m, chiếm 85% hệ thống đường sắt cả nước. Toàn tuyến có 297 nhà ga nhưng phần lớn quy mô nhỏ, hạ tầng cũ. Thị phần vận tải đường sắt cả hàng hóa và hành khách hiện chỉ còn dưới 2%.

Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam - Vũ Anh Minh, khó khăn của ngành đường sắt do suất đầu tư thấp, kinh phí duy tu bảo dưỡng thường xuyên từ ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng 30-40%, mỗi năm tích tụ lại đến nay trở thành thân thể già nua.

Cùng đó, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, đầu tư cho đường sắt thường gấp 3 đến 4 lần so với đường bộ, 1km đường sắt khổ 1.435mm thông thường gấp 4 lần đường bộ cấp 3, đường sắt cao tốc gấp 4 lần đường bộ cao tốc.

Ông Đông cho rằng Nhà nước phải đứng vai trò chủ đạo, tập trung đầu tư chứ không phải tư nhân, phải hài hòa các loại hình vận tải, không chỉ dựa vào cơ cấu vận tải đường sắt hiện tại để tính toán đầu tư cho lĩnh vực này.

Nếu không có sự kiên định, bảo vệ của Nhà nước thì rất khó kêu gọi đầu tư. Đầu tư cho đường sắt phải đồng bộ từ hạ tầng đến phương tiện, điều hành trong khi suất đầu tư lớn, thu hồi vốn trong thời gian dài.

Nhà nước phải đầu tư hạ tầng, một số hạng mục như nhà ga có thể kêu gọi tư nhân khai thác, cục bộ một số tuyến đường sắt đô thị có thể kêu gọi tư nhân đầu tư bằng cách phát triển đô thị gần đó hoặc hỗ trợ. Nhà nước cũng có thể giao cho tư nhân khai thác hạ tầng bằng cách nhượng quyền.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Chủ đầu tư và tổng thầu chưa thống nhất nhiều hạng mục

QUANG HIỆU |

Chiều 23.9, Văn phòng Thành ủy Hà Nội vừa có thông báo ý kiến kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tiến độ dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Ban Thường vụ Thành ủy đánh giá, hiện vẫn còn một số vấn đề về kỹ thuật, đăng kiểm, nghiệm thu và bàn giao chưa thống nhất giữa chủ đầu tư (Bộ Giao thông - Vận tải) và Tổng thầu EPC Trung Quốc của dự án. Do vậy, tiến độ bàn giao, vận hành tuyến đường sắt này liên tục bị chậm.

Bộ GTVT được giao triển khai nhiều dự án đường sắt trọng điểm

Minh Hạnh |

Chính phủ vừa giao Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, hoàn thiện các dự án đường sắt lớn như: dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, lập dự án các tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ và các tuyến đường sắt quan trọng khác.

Infographic: 8 lần lỡ hẹn của đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông

Nguyễn Hà - Nhật Huy |

Đặt ra mục tiêu đến tháng 6.2014, dự án này sẽ hoàn thành toàn bộ công trình, sau đó 1 năm, đến 30.6.2015 sẽ đưa vào khai thác chính thức nhưng đến nay dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa thể đi vào hoạt động.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Chủ đầu tư và tổng thầu chưa thống nhất nhiều hạng mục

QUANG HIỆU |

Chiều 23.9, Văn phòng Thành ủy Hà Nội vừa có thông báo ý kiến kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tiến độ dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Ban Thường vụ Thành ủy đánh giá, hiện vẫn còn một số vấn đề về kỹ thuật, đăng kiểm, nghiệm thu và bàn giao chưa thống nhất giữa chủ đầu tư (Bộ Giao thông - Vận tải) và Tổng thầu EPC Trung Quốc của dự án. Do vậy, tiến độ bàn giao, vận hành tuyến đường sắt này liên tục bị chậm.

Bộ GTVT được giao triển khai nhiều dự án đường sắt trọng điểm

Minh Hạnh |

Chính phủ vừa giao Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, hoàn thiện các dự án đường sắt lớn như: dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, lập dự án các tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ và các tuyến đường sắt quan trọng khác.

Infographic: 8 lần lỡ hẹn của đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông

Nguyễn Hà - Nhật Huy |

Đặt ra mục tiêu đến tháng 6.2014, dự án này sẽ hoàn thành toàn bộ công trình, sau đó 1 năm, đến 30.6.2015 sẽ đưa vào khai thác chính thức nhưng đến nay dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa thể đi vào hoạt động.