"Đất nước của những con người đam mê và nhiệt huyết"

Vân Anh thực hiện |

Trong mắt Adam Sitkoff - Giám đốc Phòng Thương mại Mỹ (Amcham) tại Hà Nội - người sống, gắn bó với Việt Nam suốt 20 năm qua, chính những người dân đầy đam mê và nhiệt huyết là động lực chính cho sự phát triển thịnh vượng của Việt Nam hôm nay và trong tương lai.

Cơ duyên nào khiến ông chọn Việt Nam để sinh sống, làm việc?

- 20 năm trước, tôi đến Việt Nam, vào tháng 3.2001. Lúc đó, tôi đang sống ở California và được tuyển để chuyển đến Hà Nội và điều hành Phòng Thương mại Mỹ tại đây. Tôi đã dự tính chỉ ở lại Việt Nam trong hai năm, nhưng tôi quyết định ở lại lâu hơn, thực tế là lâu hơn rất nhiều!

Tôi nghĩ, người nước ngoài được hưởng nhiều quyền tự do khi sống ở Việt Nam; sự tăng trưởng kinh tế của đất nước các bạn mang lại rất nhiều cơ hội cho mọi người. Việt Nam là một đất nước thân thiện, tôi cảm thấy may mắn khi được sống ở đây, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19.

Trong mắt ông, Việt Nam đã thay đổi như thế nào kể từ khi ông đặt chân tới?

- Việt Nam đã chuyển mình từ một quốc gia đứng gần như cuối về mọi thứ để trở thành một xã hội năng động, hiện đại với một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất hành tinh. Giờ đây, mọi người có nhiều lựa chọn hơn và nhiều thứ thuận tiện hơn trước, ví dụ như mua sắm trực tuyến hoặc sử dụng dịch vụ gọi xe.

Tuy nhiên, với cá nhân tôi, tôi thích Việt Nam của 20 năm trước hơn. Lúc ấy, đường phố bớt náo nhiệt hơn. Chất lượng không khí tốt hơn. Con người sống chậm hơn và cuộc sống đơn giản hơn.

Ông nhận xét gì về người dân Việt Nam và tình cảm của người dân Việt Nam dành cho những người nước ngoài sống ở Việt Nam nói chung và người Mỹ ở Việt Nam nói riêng?

- Tôi thấy (hầu hết) người Việt Nam rất thân thiện. Tôi thích đi du lịch khắp đất nước để gặp gỡ và nói chuyện với mọi người. Người nước ngoài sống ở Việt Nam thường cảm thấy may mắn khi sống ở đây. Người Việt Nam đối xử tốt với người nước ngoài. Tôi luôn cảm thấy thật dễ dàng khi là một người Mỹ sống ở Việt Nam. Tôi đã có nhiều người bạn tốt ở đây.

Mỹ và Việt Nam vừa kỷ niệm 25 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao vào năm ngoái. Ông có bình luận gì về tầm quan trọng của việc thiết lập quan hệ ngoại giao và những cơ hội phát triển của cả hai nước kể từ khi bình thường hoá quan hệ?

- Mỹ và Việt Nam đã có những thay đổi đáng ghi nhận trong hơn một phần tư thế kỷ qua. Đó là sự ghi nhận đối với người dân Mỹ và Việt Nam rằng, hai nước chúng ta đã có thể vượt qua những bi kịch của quá khứ để cùng nhau xây dựng tình hữu nghị sôi nổi và bền chặt như ngày nay. Hai nước tiếp tục tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị và an ninh. Mối quan hệ này dựa trên cơ sở đối thoại thẳng thắn, tôn trọng lẫn nhau và cam kết thành công mạnh mẽ của lãnh đạo hai nước.

Ngày nay, Mỹ và Việt Nam là đối tác - điều nhiều người từng nghĩ là không tưởng. Các công ty và nhà đầu tư Mỹ đang hoạt động tích cực trong hầu hết lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, giúp đất nước hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo ra việc làm có chất lượng và đưa đất nước phát triển hiệu quả hơn, an toàn và sạch hơn.

Về mặt chính trị, Mỹ và Việt Nam có cùng lợi ích, đó là hòa bình và ổn định ở Đông Á, giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 đã gây nguy hiểm đến tính mạng của hàng triệu người, gây nguy hiểm cho việc làm và làm gián đoạn hệ thống thương mại toàn cầu mà cả hai quốc gia đều phụ thuộc vào.

Hai nước chúng ta hiện có một mối quan hệ hữu nghị bền chặt, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm an ninh khu vực, giáo dục, y tế toàn cầu, an ninh lương thực và năng lượng, ứng phó thảm họa và hơn thế nữa.

Quan trọng không kém là các mối liên kết văn hóa. Mỹ có dân số gốc Việt đông nhất ngoài lãnh thổ Việt Nam. Người Mỹ gốc Việt đang đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam. Các dự án đầu tư cũng như tài năng và tinh thần kinh doanh của họ đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Việt Nam. Ngoài ra, có khoảng 30.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Mỹ, nơi họ có được những kỹ năng và kiến thức rất cần thiết.

Với tư cách là Giám đốc điều hành của Amcham, ông có đề xuất gì với Chính phủ Việt Nam để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt - Mỹ?

- Thương mại và đầu tư là nền tảng gắn bó của mối quan hệ Việt - Mỹ, tôi tin rằng, hai nước chúng ta đã phát triển một mối quan hệ thương mại lành mạnh, không chỉ tạo ra việc làm và nguồn thu thuế cho cả hai nước mà còn tăng cường an ninh khu vực. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam nhận được hàng tỉ USD đầu tư nước ngoài từ các công ty Mỹ mỗi năm - phần lớn trong số đó là để xây dựng các chuỗi cung ứng tích hợp mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Mỹ.

Đồng thời, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu phát triển nhanh nhất của Mỹ, có nhiều cơ hội lớn cho các công ty Mỹ tại đây. Bằng cách mở cửa thị trường cho nhiều hàng hóa và dịch vụ của Mỹ hơn, Việt Nam có thể giúp điều chỉnh thâm hụt thương mại giữa hai nước theo hướng có lợi cho cả hai nước.

Khi chúng ta xem xét việc thúc đẩy nền kinh tế phục hồi sau dịch bệnh COVID-19, có rất nhiều điều chính phủ có thể làm ngay bây giờ để cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh. Điều quan trọng là tất cả công ty và nhà đầu tư phải có một sân chơi công bằng, bình đẳng và có thể đoán trước được. Đó là nền tảng vững chắc, không chỉ để thu hút đầu tư mới mà còn để duy trì và phát triển những khoản đầu tư đã có ở đây.

Ngoài ra, các hạn chế về đầu tư nước ngoài, khung pháp lý quá hạn chế về luật quản lý doanh nghiệp và các thủ tục hành chính nặng nề cần được xem xét kỹ lưỡng và nới lỏng có chọn lọc để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Nhiều công ty Mỹ tôi làm việc cùng vẫn lo ngại về những thay đổi trong chính sách và quy định không phù hợp với các thông lệ quốc tế tốt nhất. Đó là điều cần phải thay đổi.

Tôi cho rằng, có lẽ, điều quan trọng nhất là phải ban hành các thủ tục kiểm toán và thuế thông suốt, công bằng và nhất quán. Tiến bộ trong các lĩnh vực này sẽ cải thiện các điều kiện kinh doanh nhằm củng cố khu vực tư nhân, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, và thúc đẩy thịnh vượng ở Việt Nam. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, cả hai quốc gia có thể cùng nhau phát triển thịnh vượng.

- Ông dự định ở Việt Nam bao lâu nữa? Liệu Việt Nam có là quê hương thứ hai của ông?

- Tôi không biết tương lai sẽ ra sao, nhưng tôi thích sống và làm việc tại Việt Nam và có thể sẽ ở đây thêm một thời gian nữa, mặc dù các quy định mới của Bộ Lao động gây chút khó khăn cho những người nước ngoài như tôi ở lại và làm việc tại đây. Trong thời gian ở đây, tôi nhận ra rằng, Việt Nam là một đất nước của những con người vô cùng đam mê và nhiệt huyết với tương lai. Đó là điều thúc đẩy đất nước các bạn tiến lên phía trước. Tôi hy vọng mọi điều sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

- Xin cảm ơn ông!

Vân Anh thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Dự án cao tốc Bắc-Nam: Cú hích chuyển đổi cơ cấu phát triển kinh tế đất nước

Đặng Tiến |

Các đoạn tuyến cao tốc Bắc-Nam đang được triển khai sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ tạo nên cú hích và tác động rất lớn đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương... Do đó, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, đại dự án này sẽ là công trình mẫu mực và là cú hích mở toang cánh cửa thu hút đầu tư, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, kéo giảm tai nạn giao thông.

Chính phủ kiến tạo kiên định mục tiêu phục vụ đất nước, nhân dân

Phong Nguyễn |

Đánh giá về nhiệm kỳ 5 năm qua của Chính phủ (2016 - 2021), chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) - cho biết, trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ luôn kiên định mục tiêu đã đề ra, tập trung chỉ đạo theo dõi sát tình hình, nhận diện thời cơ, thách thức, chủ động xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế và đề ra các đối sách, giải pháp kịp thời, phù hợp.

Đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng với khát vọng phát triển của đất nước

Song Minh |

Trong bài viết “Đường lối đối ngoại Đại hội XIII với khát vọng phát triển của đất nước”, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII chỉ ra, nhiệm vụ đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới trở nên quan trọng và nặng nề, vừa nhằm thích ứng và ứng phó với bối cảnh thế giới và khu vực biến động mạnh, vừa phục vụ những mục tiêu phát triển chiến lược của đất nước giai đoạn tới.

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Dự án cao tốc Bắc-Nam: Cú hích chuyển đổi cơ cấu phát triển kinh tế đất nước

Đặng Tiến |

Các đoạn tuyến cao tốc Bắc-Nam đang được triển khai sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ tạo nên cú hích và tác động rất lớn đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương... Do đó, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, đại dự án này sẽ là công trình mẫu mực và là cú hích mở toang cánh cửa thu hút đầu tư, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, kéo giảm tai nạn giao thông.

Chính phủ kiến tạo kiên định mục tiêu phục vụ đất nước, nhân dân

Phong Nguyễn |

Đánh giá về nhiệm kỳ 5 năm qua của Chính phủ (2016 - 2021), chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) - cho biết, trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ luôn kiên định mục tiêu đã đề ra, tập trung chỉ đạo theo dõi sát tình hình, nhận diện thời cơ, thách thức, chủ động xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế và đề ra các đối sách, giải pháp kịp thời, phù hợp.

Đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng với khát vọng phát triển của đất nước

Song Minh |

Trong bài viết “Đường lối đối ngoại Đại hội XIII với khát vọng phát triển của đất nước”, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII chỉ ra, nhiệm vụ đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới trở nên quan trọng và nặng nề, vừa nhằm thích ứng và ứng phó với bối cảnh thế giới và khu vực biến động mạnh, vừa phục vụ những mục tiêu phát triển chiến lược của đất nước giai đoạn tới.