hàng loạt khu công nghiệp bị bỏ hoang: lãng phí lớn nguồn lực nhà nước

Đất khu công nghiệp biến thành khu dân cư!

Kỳ Quan - Nguyễn Hùng |

* Èo uột khu công nghiệp “kiểu mẫu”.

* Nhiều khu, cụm công nghiệp ở Bắc Trung bộ “khát” nhà đầu tư.

Toàn tỉnh Long An có 32 khu công nghiệp (KCN) đã được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với tổng diện tích hơn 10 ngàn ha. Trong khi một số KCN tiếp tục ra đời thì có những KCN lại chuyển đất công nghiệp thành đất làm khu dân cư!

Từ việc xin xây nhà ở cho công nhân...

Các KCN ra đời ở Long An đã thu hút hàng trăm ngàn lao động, trong đó có nhiều lao động nhập cư. Tỉnh Long An khuyến khích, tạo điều kiện cho các KCN, các doanh nghiệp xây dựng nhà ở công nhân lao động (CNLĐ) để giúp họ ổn định cuộc sống. Có 4 KCN ở Long An xin chủ trương làm nhà ở cho CNLĐ và nhà ở cho chuyên gia làm việc tại các KCN. Đó là các KCN: Đức Hòa I - Hạnh Phúc, Đức Hòa III - Anh Hồng, Đức Hòa III - Việt Hóa (đều trên địa bàn huyện Đức Hòa) và KCN Cầu Tràm (huyện Cần Đước).

Các chủ đầu tư KCN đã làm tờ trình gửi Ban quản lý Khu kinh tế và UBND tỉnh Long An xin chuyển đổi một phần đất KCN sang đất ở để làm nhà cho CNLĐ, chuyên gia.

Trong văn bản gửi Bộ KHĐT vào tháng 2.2018 về việc xin giảm diện tích đất công nghiệp tại KCN, UBND tỉnh Long An cho rằng: Việc cắt giảm diện tích đất công nghiệp chuyển thành đất ở cho CNLĐ và người có thu nhập thấp sẽ tạo điều kiện giải quyết nhà ở cho CNLĐ đang làm việc tại KCN. Tháng 12.2018, Chính phủ đồng ý điều chỉnh giảm diện tích đất công nghiệp ở 4 KCN tỉnh Long An, giao UBND tỉnh Long An triển khai xây dựng nhà ở cho CNLĐ và các công trình phúc lợi xã hội tại các KCN để đảm bảo điều kiện sống, làm việc của CNLĐ.

... đến thực hiện dự án khu dân cư để thu lợi!

Thế nhưng, khi triển khai trên thực tế, các nhà đầu tư lại thực hiện dự án khu dân cư để thu lợi. KCN Cầu Tràm là 1 thí dụ. Tháng 4.2017, nhà đầu tư có tờ trình gửi Ban quản lý Khu kinh tế và UBND tỉnh Long An xin chuyển đổi gần 17ha (trong tổng số 78ha) đất KCN sang đất ở cho CNLĐ, người thu nhập thấp. Tờ trình của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An gửi UBND tỉnh Long An sau đó cũng khẳng định phần diện tích chuyển thành đất ở tại KCN Cầu Tràm sẽ làm nhà ở cho CNLĐ, người có thu nhập thấp. Từ đó, UBND tỉnh Long An đã đưa nội dung xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại KCN Cầu Tràm vào đề án rà soát các KCN trên địa bàn tỉnh trình Thủ tướng xem xét và đã được Thủ tướng đồng ý. Thế nhưng, sau khi triển khai dự án, nhà đầu tư đã rao bán sản phẩm đất nền.

Một trường hợp khác là KCN Đức Hòa III - Việt Hóa có diện tích hơn 83ha. Trong đó cơ cấu phân khu chức năng ở gần 6ha, bao gồm đất biệt thự cho chuyên gia là 3,4ha và đất nhà ở cho CNLĐ 2,56ha. Năm 2017, nhà đầu tư đã làm thủ tục xin điều chỉnh thêm hơn 36,2ha đất KCN sang đất ở để đầu tư tiếp khu dân cư, thương mại, dịch vụ, xây nhà ở cho chuyên gia, CNLĐ. UBND tỉnh Long An đã đồng ý với đề xuất này đồng thời nhấn mạnh việc chuyển đổi đất thành khu nhà ở là để phục vụ nhu cầu đời sống, nhu cầu ở cho CNLĐ và chuyên gia. Thế nhưng, khu đất này đã bị phân lô, bán nền thương mại như 1 dự án khu dân cư.

Hiện nhiều nhà đầu dự án KCN khác ở tỉnh Long An cũng đang xin chuyển đổi một phần diện tích đất KCN để làm khu dân cư theo cái cách mà các nhà đầu tư KCN ở trên đã làm.

Èo uột khu công nghiệp “kiểu mẫu”

Khu công nghiệp (KCN) Cái Lân - là KCN đầu tiên, được thành lập năm 1997 và từng được kỳ vọng trở thành KCN kiểu mẫu của Quảng Ninh - nhưng đến nay chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ, đóng góp không tương xứng với vị trí “đất vàng” bên bờ vịnh Cửa Lục.

Qua 2 lần đổi chủ, với 5 lần điều chỉnh diện tích mở rộng, KCN Cái Lân đến nay có tổng diện tích khoảng 245ha, trong đó giai đoạn 1 có 57ha và phần diện tích được điều chỉnh mở rộng gần 188ha. Giai đoạn 1 được cơ bản lấp kín từ lâu với 11 dự án FDI và 23 dự án trong nước, với tổng số vốn đăng ký 120 triệu USD và hơn 1.152 tỉ đồng. Khu vực mở rộng có 3 dự án FDI và 13 dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký trên 361 triệu USD và 2.160 tỉ đồng.

Tuy nhiên, KCN này đến nay vẫn chưa thực sự trở thành KCN trọng điểm của Quảng Ninh, được đặt mục tiêu từ đầu là sẽ có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội đồng bộ, có các khu nhà công nhân, thiết chế văn hóa hiện đại để phục vụ 4.800 công nhân tại KCN…

Theo Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh, về cơ bản các doanh nghiệp hoạt động sản xuất ổn định, nhưng đóng góp cho ngân sách chưa phải là lớn, bởi hầu hết đều là những doanh nghiệp nhỏ, sản xuất các mặt hàng đơn giản, công nghệ lạc hậu, thậm chí còn ảnh hưởng đến môi trường.

* Theo UBND tỉnh Bình Dương, toàn tỉnh có 29 KCN với tổng diện tích là 12.743ha, tỉ lệ thuê đất đạt 82,9%. Ngoài ra, có 12 cụm công nghiệp có diện tích 789ha tỉ lệ thuê đất đạt 67%. Trong quy hoạch được phê duyệt phát triển, Bình Dương sẽ có 34 KCN với tổng diện tích là 14.790ha.

Trong số đó, năm 2003 Thủ Tướng Chính phủ chấp thuận năm 2003 cho Bình Dương xây dựng Khu liên hợp đô thị công nghiệp Bình Dương diện tích 4.196,8ha nằm trên địa bàn của thị xã Bến Cát, Tân Uyên và TP.Thủ Dầu Một.

Đồ án quy hoạch Khu liên hợp đô thị công nghiệp Bình Dương được phân thành 5 phân khu chức năng, trong đó đất xây dựng KCN tập trung chiếm 1.573,4ha, gồm các KCN: Việt Nam - Singapore rộng là 344ha, Sóng Thần 3 là 533ha, Đại Đăng: 274ha, Phú Tân là 133ha, Đồng An 2 là 158ha, Kim Huy là 237ha.

Theo ghi nhận của PV, hầu hết các KCN tại đây đều đã lấp đầy diện tích cho thuê, trong khi KCN Phú Tân bị bỏ trống nhiều năm. KCN Phú Tân sau khi qua tay nhiều nhà đầu tư nhưng chỉ có 2 doanh nghiệp thuê đất xây nhà xưởng gần 20ha, còn lại bỏ hoang. Năm 2016, đã được điều chỉnh giảm từ 133ha xuống còn 107ha diện tích đất công nghiệp để xây dựng đô thị dịch vụ. Dương Bình

* Quảng Ninh hiện có 11 KCN, với tổng diện tích trên 11.700ha, trong đó 6 KCN đã có chủ đầu tư hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư thứ cấp, bao gồm: KCN Hải Yên (Móng Cái), KCN Texhong Hải Hà (huyện Hải Hà), KCN Cái Lân và KCN Việt Hưng (Hạ Long); KCN Đông Mai, KCN Nam Tiền Phong (thị xã Quảng Yên).

Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, mặc dù có diện tích lớn, vị trí thuận lợi và được ưu tiên đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kết nối nhưng hiệu quả thu hút đầu tư vào các KCN còn rất hạn chế; nhiều DN đã đầu tư vào các KCN còn sử dụng công nghệ lạc hậu, sản xuất kém hiệu quả; đôi khi còn để ảnh hưởng đến môi trường... và chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy hoạch được duyệt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

Kỳ Quan - Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Hàng loạt khu công nghiệp bị bỏ hoang: Lãng phí lớn nguồn lực nhà nước

Văn Nguyễn |

Trái ngược với tình trạng nhiều địa phương đang phải đau đầu tìm cách mở rộng diện tích đất công nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh xuất, thì thực tế lại có không ít các khu công nghiệp được giao đất ở vị trí thuận lợi, gần trục đường lớn, thậm chí được đầu tư bài bản đang bị bỏ hoang hoặc không có người đến thuê. Vậy làm sao khắc phục được tình trạng hàng trăm hecta đất khu công nghiệp bị bỏ hoang gây lãng phí rất lớn nguồn lực của nhà nước.

Nhiều công trình cấp nước sạch vùng nông thôn ở Đắk Lắk: Xây dựng tràn lan rồi... bỏ hoang

Bảo Trung |

Đắk Lắk đang có hàng chục công trình cấp nước sạch nông thôn bỏ hoang gây lãng phí tiền của. Nếu chính quyền tỉnh này không sớm có giải pháp siết chặt quản lý, đánh giá kỹ tính khả thi của dự án khi cấp phép xây dựng, tình trạng loạn công trình nước sạch bỏ hoang sẽ rất khó kiểm soát.

Đất dự án bị bỏ hoang làm nhà xưởng, bãi trông xe: Sở Xây dựng nói gì?

ANH THƯ |

Báo Lao Động phản ánh, đất cấp cho các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, căn hộ cao cấp, tòa nhà trung tâm thương mại, văn phòng trên địa bàn các quận, huyện ở Hà Nội đang bị “hô biến” thành các nhà xưởng tạm, bãi trông giữ xe, gara ôtô.

Ninh Bình: Tiếp tục hủy đấu giá khu “đất vàng” sau hơn 10 năm bỏ hoang

NGUYỄN TRƯỜNG |

Liên quan đến việc đấu giá khu “đất vàng” tại phường Đông Thành (TP. Ninh Bình), sau hơn 10 năm bỏ hoang, mới đây UBND TP. Ninh Bình đã phê duyệt giá khởi điểm và giao cho Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản Ninh Bình (thuộc Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình) đứng ra tổ chức đấu giá. Tuy nhiên, sau khi bán hồ sơ và nhận tiền đặt cọc của khách hàng, Trung tâm bất ngờ thông báo tạm dừng tổ chức cuộc đấu giá khiến nhiều khách hàng bức xúc.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Hàng loạt khu công nghiệp bị bỏ hoang: Lãng phí lớn nguồn lực nhà nước

Văn Nguyễn |

Trái ngược với tình trạng nhiều địa phương đang phải đau đầu tìm cách mở rộng diện tích đất công nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh xuất, thì thực tế lại có không ít các khu công nghiệp được giao đất ở vị trí thuận lợi, gần trục đường lớn, thậm chí được đầu tư bài bản đang bị bỏ hoang hoặc không có người đến thuê. Vậy làm sao khắc phục được tình trạng hàng trăm hecta đất khu công nghiệp bị bỏ hoang gây lãng phí rất lớn nguồn lực của nhà nước.

Nhiều công trình cấp nước sạch vùng nông thôn ở Đắk Lắk: Xây dựng tràn lan rồi... bỏ hoang

Bảo Trung |

Đắk Lắk đang có hàng chục công trình cấp nước sạch nông thôn bỏ hoang gây lãng phí tiền của. Nếu chính quyền tỉnh này không sớm có giải pháp siết chặt quản lý, đánh giá kỹ tính khả thi của dự án khi cấp phép xây dựng, tình trạng loạn công trình nước sạch bỏ hoang sẽ rất khó kiểm soát.

Đất dự án bị bỏ hoang làm nhà xưởng, bãi trông xe: Sở Xây dựng nói gì?

ANH THƯ |

Báo Lao Động phản ánh, đất cấp cho các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, căn hộ cao cấp, tòa nhà trung tâm thương mại, văn phòng trên địa bàn các quận, huyện ở Hà Nội đang bị “hô biến” thành các nhà xưởng tạm, bãi trông giữ xe, gara ôtô.

Ninh Bình: Tiếp tục hủy đấu giá khu “đất vàng” sau hơn 10 năm bỏ hoang

NGUYỄN TRƯỜNG |

Liên quan đến việc đấu giá khu “đất vàng” tại phường Đông Thành (TP. Ninh Bình), sau hơn 10 năm bỏ hoang, mới đây UBND TP. Ninh Bình đã phê duyệt giá khởi điểm và giao cho Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản Ninh Bình (thuộc Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình) đứng ra tổ chức đấu giá. Tuy nhiên, sau khi bán hồ sơ và nhận tiền đặt cọc của khách hàng, Trung tâm bất ngờ thông báo tạm dừng tổ chức cuộc đấu giá khiến nhiều khách hàng bức xúc.