Đáp ứng và vượt qua "rào cản" lớn khi xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Vũ Long |

Năm 2022, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc phải đáp ứng hàng loạt quy định rất chặt chẽ, khắt khe về chất lượng, xuất xứ nguồn gốc, mã vùng trồng...

Nông dân và doanh  nghiệp phải tự mình cứu mình

Từ việc áp dụng Lệnh 248, Lệnh 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, để xuất khẩu nông sản sang thị trường lớn nhất thế giới với trên 1,4 tỉ người tiêu dùng, nông dân và doanh nghiệp không thể tiếp tục cách làm cũ: Hàng năm, cứ trồng đủ các loại trái cây, ớt, khoai lang... rồi chở lên biên giới bán theo kiểu “chợ huyện” – dù tiếng là xuất khẩu.

Việc xuất khẩu nông sản kiểu tự phát, cảm tính theo hình thức tiểu ngạch phải hay thế bằng chính ngạch càng nhanh càng tốt, nếu không, những “quả đắng” về ùn tắc nông sản, hàng xuất đi bị trả về... sẽ tiếp diễn và ngày càng khốc liệt hơn, bởi thị trường Trung Quốc đã khắt khe bậc nhất thế giới.

PGS.TS Lê Văn Ái (Học viện Tài chính) chỉ rõ: Thị trường Trung quốc rất lớn còn nhiều dư địa đối với việc xuất khẩu nông sản, thủy sản Việt Nam.

Từ năm 2019 trở về trước Trung Quốc là thị trường nhập khẩu đứng thứ 2 sau Mỹ đối với mặt hàng này. Tuy nhiên, kể từ năm 2019 đến nay, tình hình xuất khẩu nông, thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại do xuất hiện nhiều rào cản từ Trung Quốc.

Bước vào năm 2022 và những năm tiếp theo, xuất khẩu hàng nông, thủy sản và các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam sang Trung Quốc ngày càng khó khăn hơn. Theo Lệnh 248, Lệnh 249 của Trung Quốc, ngay từ đầu năm 2022, toàn bộ doanh nghiệp nước ngoài xuất thực phẩm sang thị trường Trung Quốc phải đăng ký với Hải quan Trung Quốc.

Quy định về xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc thay đổi rất lớn từ năm 2022. Ảnh: Vũ Long
Quy định về xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc thay đổi rất lớn từ năm 2022. Ảnh: Vũ Long

Trong đó, nhóm 1 gồm 18 nhóm mặt hàng đăng ký qua cơ quan quản lý Nhà nước. Nhóm 2 là nhóm thực phẩm ngoài nhóm 1 đăng ký trực tiếp với Hải quan Trung Quốc.

Với Lệnh 249, Hải quan Trung Quốc yêu cầu đánh giá phù hợp, đưa ra nguyên tắc quản lý nhập khẩu với thực phẩm chưa có tiêu chuẩn quốc gia; đưa ra nguyên tắc quản lý nhập khẩu với thực phẩm sử dụng nguyên liệu mới; thay đổi về yêu cầu ghi nhãn; cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm với thực phẩm của mình sản xuất; lần đầu tiên chính thức chấp nhận phương án đánh giá trực tuyến.

Đặc biệt, Lệnh 249 quy định doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc phải chịu trách nhiệm trực tiếp chất lượng thực phẩm xuất khẩu thay vì như trước đây nhà nước chịu trách nhiệm.

Cùng với 2 Lệnh trên, năm 2022 Trung Quốc cũng có những quy định về hình thức và địa điểm xuất khẩu hàng nông, thủy sản Việt Nam như hạn chế xuất khẩu bằng tiểu ngạch (biên mậu vùng biên), gia tăng hình thức xuất khẩu chính ngạch đồng thời có những quy định về những địa điểm nhất định về cửa khẩu xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam. Ngoài ra, về quản lý nhà nước đối vấn đề nhập khẩu nông thủy sản Trung Quốc cũng đã có những thay đổi nhất định.

Phải thích nghi và đáp ứng càng sớm càng tốt

Bàn về giải pháp vượt qua các rào cản, đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc năm 2022 và những năm tiếp theo, ông Ái cho rằng, trước hết, cần phải nhận thức rõ ràng rằng, những quy định của Trung Quốc về nhập khẩu nông, thủy sản là những quy định mang tính kinh tế mà bất cứ nước nào muốn bảo vệ người tiêu dùng của nước họ đều phải quy định. Chính vì vậy, Việt Nam cần những giải pháp mang tính thích nghi với những quy định mới của Trung Quốc.

“Muốn thúc đẩy xuất khẩu hàng nông, thủy sản Việt Nam qua thị trường Trung Quốc trong những năm tới, cần tập trung giải quyết 2 vấn đề nổi cộm là chất lượng và an toàn thực phẩm đối với hàng nông, thủy sản Việt Nam” - ông Ái khuyến nghị.

Theo ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT), chỉ khi nào sản xuất theo tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu thì xuất khẩu mới bền vững. Vì vậy, các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý ở địa phương cần đồng hành, sát cánh hơn nữa với nông dân, doanh nghiệp trong xuất khẩu trái cây. Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố cần nêu cao vai trò trong tư vấn, định hướng sản xuất cho nông dân, đặc biệt là vấn đề truy xuất nguồn gốc và chứng nhận chất lượng.

Với vai trò "Tư lệnh ngành" - vấn đề xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan hết sức quan tâm. Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định: Bộ NN&PTNT đang rà soát, đánh giá tình hình, thống nhất công tác tổ chức sản xuất đáp ứng với nhu cầu, yêu cầu của phía Trung Quốc. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ đàm phán mở rộng danh sách các mặt hàng được xuất khẩu chính ngạch; tiếp tục đẩy nhanh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng xây dựng các vùng chuyên canh tập trung, có quy mô, chất lượng đồng đều và đạt chuẩn phục vụ xuất khẩu.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu nông sản, đừng “bỏ” thị trường gần “mua đường” thị trường xa

Vũ Long |

Việc Trung Quốc tăng rào cản đối với trái thanh long khiến một số doanh nghiệp xuất khẩu muốn từ bỏ để tìm thị trường mới.

Xuất khẩu nông sản: Nhiều tín hiệu tốt đầu năm

Vũ Long |

Trong những ngày đầu năm, dù dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn thế giới và Việt Nam, nhưng xuất khẩu nông sản vẫn nhiều lạc quan.

Thiếu container lạnh xuất khẩu nông sản, ngành nông nghiệp đề nghị hỗ trợ

Vũ Long |

Theo bộ Nông nghiệp, cần sự vào cuộc của Bộ Giao thông Vận tải để giải quyết vướng mắc trong vận tải biển và ưu tiên container lạnh phục vụ xuất khẩu nông sản.

Các nghịch lý của thị trường xăng dầu được lắng nghe và cần giải quyết

Anh Tuấn |

Trước những diễn biến nóng của thị trường xăng dầu thời gian qua, ngày 28.2, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sẽ tổ chức phiên giải trình về thị trường xăng dầu. Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết - đã có ý kiến về những nội dung để tham gia phiên giải trình.

Hà Nội: Thú vị 2 hàng phở cùng mang tên Phở Thìn

Xuân Sơn - Hà Chi |

Nhãn hiệu “Phở Thìn” đã được Cục Sở hữu Trí tuệ chấp nhận cấp văn bằng bảo hộ cho quán phở trên phố Đinh Tiên Hoàng (hay còn gọi là Phở Thìn Bờ Hồ) từ năm 2003. Tuy nhiên, ở Hà Nội vẫn còn 1 thương hiệu Phở Thìn nữa nằm trên phố Lò Đúc.

Tìm lại giới tính cho trẻ bị dị tật vùng kín

NGUYỄN LY - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều bé sinh ra thấy cơ quan sinh dục là nữ nhưng khi lớn lên lại phát triển như nam. Ngược lại, cũng có trường hợp vừa sinh, bộ phận sinh dục đã trông giống con trai nhưng thực ra lại là con gái. Việc tìm lại giới tính thật giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và phát triển bình thường.

Hút hồn với giai điệu phát ra bên trong Bảo tàng âm thanh Đắk Nông

Phan Tuấn |

Bảo tàng âm thanh của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông đã trở thành một điểm đến tham quan du lịch hấp dẫn. Khi đến đây, du khách có thể lắng nghe những âm thanh hết sức đặc biệt từ những nhạc cụ độc đáo, truyền thống và cả sự sáng tạo của công nghệ.

Lý do Phở Thìn 13 Lò Đúc bị từ chối đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Cát Tường - Phương Anh |

Liên quan đến lùm xùm của nhãn hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc, theo Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), hiện nay chỉ có duy nhất 1 thương hiệu Phở Thìn được cấp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu kể từ năm 2003. Nguyên nhân Phở Thìn 13 Lò Đúc nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không được xét duyệt do Luật Sở hữu trí tuệ quy định không được đăng ký các nhãn hiệu giống nhau, hoặc tương tự...

Xuất khẩu nông sản, đừng “bỏ” thị trường gần “mua đường” thị trường xa

Vũ Long |

Việc Trung Quốc tăng rào cản đối với trái thanh long khiến một số doanh nghiệp xuất khẩu muốn từ bỏ để tìm thị trường mới.

Xuất khẩu nông sản: Nhiều tín hiệu tốt đầu năm

Vũ Long |

Trong những ngày đầu năm, dù dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn thế giới và Việt Nam, nhưng xuất khẩu nông sản vẫn nhiều lạc quan.

Thiếu container lạnh xuất khẩu nông sản, ngành nông nghiệp đề nghị hỗ trợ

Vũ Long |

Theo bộ Nông nghiệp, cần sự vào cuộc của Bộ Giao thông Vận tải để giải quyết vướng mắc trong vận tải biển và ưu tiên container lạnh phục vụ xuất khẩu nông sản.