Đảm bảo hàng hóa dồi dào, chất lượng để nhân dân mua sắm dịp Tết

Vũ Long |

Bộ Công Thương đề nghị thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường hàng hóa cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán.

Ổn định các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết

Theo Chỉ thị số 12/CT-BCT vừa được Bộ Công Thương ban hành, để đảm bảo cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hoá dịp cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, đồng thời làm tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô năm 2022 của Chính phủ, Bộ Công Thương đề nghị sở công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có nhu cầu cao hoặc có biến động giá nhiều trên địa bàn thời gian qua để chủ động có phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán hoặc trong trường hợp dịch bệnh bùng phát.

Các sở công thương chủ động tham mưu UBND tỉnh các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa theo các cấp diễn biến của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn; có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng của người dân trong trường hợp có dịch bệnh và Tết...

Phối hợp với các sở, ngành liên quan, hỗ trợ và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho việc lưu thông hàng hóa nhằm bảo đảm cho lưu thông thông suốt và kịp thời cung ứng cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Ngoài ra, tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh, bảo đảm an toàn dịch bệnh để kết nối các doanh nghiệp phân phối và các nhà cung cấp thực phẩm thiết yếu...

Kiểm soát thị trường, không để hàng giả, hàng nhái “lộng hành”

Theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường xây dựng kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; tập trung chỉ đạo cục quản lý thị trường tại các địa phương tăng cường công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm và các hành vi gian lận trong thương mại...

Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường các tỉnh có biên giới phối hợp với lực lượng chức năng như công an, hải quan, bộ đội biên phòng, thanh tra chuyên ngành,... làm tốt công tác phòng, chống buôn lậu qua biên giới, nhất là với các mặt hàng gia súc, gia cầm và các mặt hàng có nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán.

Vụ Thị trường trong nước theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương có liên quan đánh giá cung cầu các mặt hàng nhất là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, vật tư nông nghiệp, năng lượng trong giai đoạn cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 để chủ động có phương án hoặc đề xuất với Chính phủ các biện pháp bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng, bình ổn giá, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng sốt giá.

Phối hợp với các bộ, ngành địa phương trong công tác điều hành giá các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý, sử dụng linh hoạt các công cụ, các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, hỗ trợ cho sản xuất và đời sống của người dân, doanh nghiệp sau dịch bệnh và bước đầu thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2022...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Hàng hóa Việt Nam đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại gia tăng

Thế Lâm |

Doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ phải đối mặt nhiều hơn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại có khả năng gia tăng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 nhiều quốc gia, thị trường có xu hướng tăng cường bảo hộ hàng hóa và chuỗi cung ứng của họ.

RCEP có hiệu lực từ 1.1.2022, hàng hóa Việt Nam lợi thế nhưng nhiều áp lực

Vũ Long |

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ tháng 1.2022 sẽ góp phần đa phương hóa các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết.

Hàng hóa giảm nhiệt kéo chỉ số giá tiêu dùng tháng 10.2021 giảm

Vũ Long |

Chỉ số giá tiêu dùng 10 tháng năm 2021 tăng thấp nhất trong vòng 5 năm; trong khi đó chỉ số tháng 10.2021 giảm 0,2% so với tháng trước do giá hàng hóa giảm.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Hàng hóa Việt Nam đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại gia tăng

Thế Lâm |

Doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ phải đối mặt nhiều hơn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại có khả năng gia tăng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 nhiều quốc gia, thị trường có xu hướng tăng cường bảo hộ hàng hóa và chuỗi cung ứng của họ.

RCEP có hiệu lực từ 1.1.2022, hàng hóa Việt Nam lợi thế nhưng nhiều áp lực

Vũ Long |

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ tháng 1.2022 sẽ góp phần đa phương hóa các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết.

Hàng hóa giảm nhiệt kéo chỉ số giá tiêu dùng tháng 10.2021 giảm

Vũ Long |

Chỉ số giá tiêu dùng 10 tháng năm 2021 tăng thấp nhất trong vòng 5 năm; trong khi đó chỉ số tháng 10.2021 giảm 0,2% so với tháng trước do giá hàng hóa giảm.