Đà Nẵng đốc thúc dự án ga đường sắt sau 15 năm chờ vốn

THUỲ TRANG |

Việc UBND TP.Đà Nẵng có đề xuất chủ trương thực hiện dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng và tái phát triển đô thị theo hình thức hợp tác công tư khiến người dân một lần nữa hy vọng có thể sớm giải quyết các vấn đề an sinh.

Thực ra, việc xây dựng mới ga đường sắt Đà Nẵng tại phường Hòa Khánh Nam và Hòa Minh, quận Liên Chiểu đã được công bố quy hoạch từ 2004. Thế nhưng sau 15 năm, người dân hiện vẫn đi không được, ở không xong, mòn mỏi chờ đợi tái định cư, còn cơ quan chính quyền thì loay hoay giải quyết hàng nghìn trường hợp xây dựng trái phép.

Trì hoãn 15 năm với nhiều hệ lụy

Dự án di dời ga Đà Nẵng ra khỏi nội thành đã được Bộ Chính trị (khóa IX) đồng ý, thống nhất chủ trương tại Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16.10.2003 và được chính quyền thành phố tích cực triển khai. Đã 4 lần từ năm 2004 đến năm 2017, quy hoạch khu vực quận Liên Chiểu đã được công bố. Thế nhưng mọi thứ vẫn giậm chân tại chỗ, trong khi khu vực nhà ga hiện tại đã quá cũ kỹ, bất cập từ hạ tầng đến môi trường sống của người dân.

Tại kỳ họp HĐND tháng 7.2018, đại biểu phường Hoà Khánh Nam - nơi treo dự án nhà ga mới - đã bức xúc: Việc cấp thoát nước quá tải. Theo kế hoạch 10 năm trước, đường ống tại nhiều phường chỉ đủ cung cấp cho 400 hộ dân. Nay số dân đã trên 2.000 hộ, đường ống có làm xong cũng không đủ cho người dân dùng. Chưa hết, hệ thống thoát nước trên nhiều đoạn đường ở đây cũng xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được sửa chữa. Mùa mưa, người dân lội bì bõm. Có nhà đông người, muốn tách hộ, tách đất nhưng lại vướng quy hoạch treo. Họ xin chính quyền thì chỉ nhận được câu trả lời “đợi dự án”.

Đặc biệt, với tâm lý chờ đợi đó, mỗi lần thành phố công bố quy hoạch là hàng trăm ngôi nhà được cơi nới, xây dựng trái phép lại mọc lên để “chạy” giải toả đền bù. Năm 2018, kết quả thanh tra phát hiện có 1.799 trường hợp xây dựng không phép tại khu vực trên. Trong đó, 451 hồ sơ đã được chuyển cho cơ quan Cảnh sát điều tra để làm rõ việc xây dựng, chuyển đổi đất trái phép.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu từng thông tin, con số nhà xây dựng trái phép ở khu vực dự án có thể lên đến 5.000 nhà. Đà Nẵng cảnh báo, nếu tình trạng xây dựng trái phép tại đây liên tục tăng và không kiểm soát được thì sẽ không đủ kinh phí đền bù giải toả để xây dựng ga đường sắt mới theo kế hoạch.

Mời gọi đầu tư hơn 10.000 tỉ đồng

Giữa tháng 11 vừa qua, Ban cán sự Đảng UBND Đà Nẵng đã có văn bản báo cáo Thường trực Thành uỷ xem xét, thống nhất chủ trương của UBND thành phố về việc thực hiện Dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng và tái phát triển đô thị theo hình thức BT.

Việc di dời ga đường sắt Đà Nẵng ra khỏi trung tâm thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chủ trương từ năm 2016 là dự án dự án trọng điểm theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 43 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tuy nhiên, theo hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, do nguồn kinh phí hạn chế, đoạn tuyến đường sắt khu vực miền Trung (Vinh đến Nha Trang) sẽ thực hiện sau, dự kiến năm 2035 mới chuẩn bị đầu tư. Vì vậy, sau thời gian làm việc với Chính phủ cùng các Bộ ban ngành liên quan, UBND thành phố đã thống nhất báo cáo Thường trực Thành ủy đồng ý chủ trương thực hiện dự án này theo hình thức BT để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng thực hiện.

Với phương án này, dự án sẽ gồm 2 tiểu dự án là di dời ga đường sắt Đà Nẵng và tái phát triển đô thị thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BT với quỹ đất hoàn trả cho dự án dự kiến tại khu vực nhà ga cũ, khu vực xung quanh nhà ga mới, 2 bên tuyến hành lang đường sắt cũ và quỹ đất khác của thành phố. Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện các dự án trên các khu đất hoàn trả đó theo đúng quy hoạch của thành phố với mức đầu tư là hơn 10.000 tỉ đồng. Tiểu dự án 2 là đền bù giải tỏa phục vụ dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng và tái phát triển đô thị với mức 2.400 tỉ đồng sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố.

Đại diện Sở KHĐT Đà Nẵng cho hay, với sự chuẩn bị về phương án này, Đà Nẵng hy vọng có thể thúc đẩy dự án sớm triển khai, giải quyết các vấn đề an sinh, xã hội cũng như tạo động lực phát triển cho thành phố theo đúng tinh thần của Bộ Chính trị.

THUỲ TRANG
TIN LIÊN QUAN

Cận cảnh hệ thống cống vòm gần 150 tuổi ở TPHCM

Hà Phương - Phan Anh - Thanh Chân |

Hệ thống cống vòm được xây dựng từ năm 1870. Trải qua thời gian dài, có những đoạn cống vòm đã xuất hiện các vết nứt tuy nhiên nó vẫn là hệ thống thoát nước chính cho trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.

Giao xe máy cho học sinh như giao tính mạng cho tử thần

Tiến Nguyễn |

Giao chiếc xe máy có dung tích dưới 50cc nhưng có thể đạt vận tốc tối đa lên tới 70 thậm chí 90km/h, không khác gì giao tính mạng con cái mình- là những người chưa trưởng thành- cho “tử thần”.

Hưởng "lộc trời", người dân săn rươi thu trăm triệu mỗi ngày

Mai Dung - Lê Hoa |

Thôn Bắc Hải (xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) là một trong những “vựa” rươi nổi tiếng đất Cảng. Về đây những ngày chính vụ, người dân tất tả thu hoạch rươi.

Dòng xe nối nhau trở về Hà Nội, cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ ùn tắc kéo dài

Phương Anh |

Từ chiều đến khuya mùng 4 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, do lượng lớn các phương tiện đổ dồn về thủ đô sau kỳ nghỉ Tết khiến cho giao thông trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ liên tục ùn tắc kéo dài hàng cây số.

Thiên đường của loài mèo

Thanh Hà |

Trong thành phố cổ từng do các sultan và hoàng đế cai trị, đế vương thực sự là những con mèo khiêm nhường đang lang thang khắp mọi hang cùng, ngõ hẻm.

Quảng Ninh: Khởi đầu cho mục tiêu 12,5 triệu khách du lịch năm 2023

Đoàn Hưng |

Dịp Tết Nguyên đán năm nay, nhờ dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát và thời tiết thuận lợi, các điểm đến của Quảng Ninh tiếp tục ghi nhận lượng khách tăng mạnh.

Áp lực lạm phát đè nặng trong năm 2023

Hương Nguyễn |

Bài toán lạm phát tiếp tục là câu chuyện khó đối với những nhà điều hành chính sách tiền tệ. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà nhận định gì về lạm phát trong năm 2023.

Chưa hết Tết, giao thông cửa ngõ Thủ đô đã căng thẳng

Nhóm PV |

Ngày 25.1 (tức mùng 4 Tết Nguyên đán), dù chưa hết kỳ nghỉ Tết nhưng lượng người đổ về trung tâm Hà Nội tăng đột biến khiến các cửa ngõ nhiều điểm ùn tắc cục bộ.

Cận cảnh hệ thống cống vòm gần 150 tuổi ở TPHCM

Hà Phương - Phan Anh - Thanh Chân |

Hệ thống cống vòm được xây dựng từ năm 1870. Trải qua thời gian dài, có những đoạn cống vòm đã xuất hiện các vết nứt tuy nhiên nó vẫn là hệ thống thoát nước chính cho trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.

Giao xe máy cho học sinh như giao tính mạng cho tử thần

Tiến Nguyễn |

Giao chiếc xe máy có dung tích dưới 50cc nhưng có thể đạt vận tốc tối đa lên tới 70 thậm chí 90km/h, không khác gì giao tính mạng con cái mình- là những người chưa trưởng thành- cho “tử thần”.

Hưởng "lộc trời", người dân săn rươi thu trăm triệu mỗi ngày

Mai Dung - Lê Hoa |

Thôn Bắc Hải (xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) là một trong những “vựa” rươi nổi tiếng đất Cảng. Về đây những ngày chính vụ, người dân tất tả thu hoạch rươi.