Cước vận tải biển, chi phí logistics lại tăng "đè nặng” doanh nghiệp

Vũ Long |

Mặc dù xuất khẩu hàng hóa quý I.2022 tăng trưởng khả quan, nhưng “gánh nặng” cước vận tải biển đang khiến lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng.

Cước vận tải biển, chi phí thuê container lại “phi mã”

Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), thời gian qua các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành thủy sản “đau đầu” trước tình trạng giá cước vận tải biển, chi phí logistics tăng đột biến.

Khảo sát của PV Lao Động từ nhiều kênh thông tin cho thấy, mặc dù trong năm 2021, giá cước tàu biển đã nhiều lần “lập đỉnh”, nhưng trong quý I.2022, tình trạng này vẫn không nguội bớt, thậm chí có phần căng thẳng hơn, đặc biệt là từ khi xung đột giữa Nga và Ukraina ngày càng phức tạp.

Số liệu từ VASEP cho thấy, hiện giá cước vận tải ở nhiều tuyến đường biển đã lập kỷ lục mới cao hơn mức “đỉnh” của năm 2021. Cụ thể, giá cước đi Thái Lan (cảng Bangkok, Laem Chabang) dao động từ 1.600-2.500 USD/cont tùy hãng; giá cước đi Philippines (Davao, Cebu, General Santos) dao động 4.000-5.300 USD/container (cont); đi các cảng bờ Tây nước Mỹ dao động từ 12.000-14.000 USD/cont (tùy hãng); đi bờ Đông nước Mỹ như (Baltimore, Miami, New Orleans, Houston…) dao động ở mức cao từ 19.000-22.000 USD/cont, tùy hãng…

Chi phí logistics liên tục tăng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh: TL
Chi phí logistics liên tục tăng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh: TL

Theo bà Huỳnh Thị Mỹ - Tổng Thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), việc tăng cước vận tải biển lên gấp 3-4 lần trong thời gian vừa qua ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp ngành nhựa, làm giảm doanh số xuất khẩu.

Cùng với cước vận tải biển, chi phí thuê container cũng đang tiếp tục tăng cao. Ông Đặng Đình Long - Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Thương mại Mega A - chia sẻ: Giá cước container 3-4 tuần qua tăng liên tục, có tuần tăng tới 1.000 USD/container. Trong khi giá trị hàng hóa mỗi container chỉ khoảng 12.000-13.000 USD, tiền cước quá cao khiến giá thành hàng hóa khi đến tay đối tác lên tới 22.000-23.000 USD/container làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.

Theo ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Phước Thành IV (Vĩnh Long),  giá cước vận chuyển liên tục “phi mã” đã dẫn đến tình trạng chi phí logistics nhiều khi còn cao tiền hàng trong container, đặc biệt là mặt hàng gạo. Nhiều khi doanh nghiệp xuất khẩu mà thua lỗ vẫn phải “nghiến răng” thực hiện vì đơn hàng đã ký rồi, giá cả đã chốt xong, không xuất đi không được.

Doanh nghiệp bị “phí chồng phí” vì cước hạ tầng cảng biển nội địa tăng

Trong khi cước vận tải biển và chi phí thuê container đang “phi mã”, thì việc thu phí cảng biển từ 1.4.2022 càng khiến doanh nghiệp càng thêm khốn khó. Trao đổi với PV Lao Động, doanh nhân Phạm Thái Bình – Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An - bức xúc nêu câu hỏi: Cảng tăng phí vì nguyên nhân gì? Toàn bộ mặt bằng đất đai, sông, biển là tài sản của quốc gia, hạ tầng cảng đã xây dựng xong và doanh nghiệp cảng khai thác từ rất lâu rồi. Việc tăng phí kiểu “té nước theo mưa” như vậy là đánh ngay vào giá thành sản xuất, chế biến... của nông dân và doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, sau 1 tuần thực hiện thu phí các công trình hạ tầng cảng biển, chi phí của doanh nghiệp đã phát sinh hàng trăm triệu đồng. Theo ông Trần Quốc Mạnh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn (Sadaco), mỗi tháng Sadaco xuất khẩu khoảng 20 container hàng, việc thu thêm chi phí hạ tầng cảng biển sẽ khiến doanh nghiệp phát sinh thêm gần 100 triệu đồng.

Trước thực trạng này, mới đây, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản khẩn báo cáo một số bất cập, tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp từ việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tại TPHCM. Tại văn bản này, Ban IV cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo UBND TPHCM nghiên cứu, tạm dừng thu phí tại thời điểm này.

Theo báo cáo của Công ty Phân tích vận tải biển Xeneta - đơn vị chuyên đo lường giá cước vận chuyển container theo các hợp đồng dài hạn trên toàn cầu, cước vận chuyển đường biển theo hợp đồng dài hạn đã tăng 7% trong tháng 3, tương đương mức tăng gần 97% so với cùng kỳ năm 2021.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Tìm giải pháp giảm giá cước vận tải biển

Đặng Tiến |

Do dịch bệnh COVID-19, một số nước đồng loạt triển khai kiểm soát giao thương cùng với việc một số cảng biển áp dụng biện pháp chống dịch dẫn đến thời gian quay vòng tàu kéo dài hơn đã khiến giá cước vận tải biển tăng cao 3-5 lần. Trước tình hình đó, Bộ GTVT chỉ đạo nghiên cứu cơ chế phát triển đội tàu quốc tế, tăng sự chủ động cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

Tháo “nút thắt” đang bóp nghẹt logistics

Phong Nguyễn |

Nếu như ngành nông nghiệp tái cơ cấu trồng trọt, cấp mã, quy hoạch vùng trồng, nhưng không giải quyết được vấn đề bến bãi, đội tàu, năng lực hậu cần logistics phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài, thì câu chuyện ùn ứ nông sản vẫn tiếp diễn. Trong Chiến lược phát triển nông nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ và Bộ NNPTNT đã chỉ rõ: Để phát triển nông nghiệp, không thể “bỏ ngỏ” vấn đề logistics.

Lập tổ công tác kiểm tra giá cước vận tải biển

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa quyết định thành lập 2 tổ công tác thực hiện kiểm tra, rà soát các loại giá dịch vụ tại cảng biển và giá cước vận tải biển quốc tế và nội địa.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Tìm giải pháp giảm giá cước vận tải biển

Đặng Tiến |

Do dịch bệnh COVID-19, một số nước đồng loạt triển khai kiểm soát giao thương cùng với việc một số cảng biển áp dụng biện pháp chống dịch dẫn đến thời gian quay vòng tàu kéo dài hơn đã khiến giá cước vận tải biển tăng cao 3-5 lần. Trước tình hình đó, Bộ GTVT chỉ đạo nghiên cứu cơ chế phát triển đội tàu quốc tế, tăng sự chủ động cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

Tháo “nút thắt” đang bóp nghẹt logistics

Phong Nguyễn |

Nếu như ngành nông nghiệp tái cơ cấu trồng trọt, cấp mã, quy hoạch vùng trồng, nhưng không giải quyết được vấn đề bến bãi, đội tàu, năng lực hậu cần logistics phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài, thì câu chuyện ùn ứ nông sản vẫn tiếp diễn. Trong Chiến lược phát triển nông nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ và Bộ NNPTNT đã chỉ rõ: Để phát triển nông nghiệp, không thể “bỏ ngỏ” vấn đề logistics.

Lập tổ công tác kiểm tra giá cước vận tải biển

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa quyết định thành lập 2 tổ công tác thực hiện kiểm tra, rà soát các loại giá dịch vụ tại cảng biển và giá cước vận tải biển quốc tế và nội địa.