ĐẦU TƯ THĂM DÒ DẦU KHÍ:

Cuộc chơi lớn đầy rủi ro

Đ.Thành |

50 năm qua, đã có cả trăm công ty dầu khí quốc tế vào Việt Nam hợp tác tìm dầu khí, nhưng chỉ khoảng chục nhà đầu tư còn trụ lại trong khi nhiều “ông lớn” dầu khí thế giới phải “bỏ cuộc chơi” dù đã đầu tư không nhỏ. Thế nhưng, những con người dầu khí Việt Nam vẫn không nhụt chí và làm nên những kỳ tích như lấy dầu từ tầng đá móng.

11 năm đi tìm mỏ quý

Kể từ khi Chính phủ Việt Nam ký kết hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí đầu tiên với nhà thầu AGIP (Italia) vào năm 1978, cho đến nay, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã thay mặt Chính phủ ký kết hàng trăm hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí trên thềm lục địa nước ta với tổng lượng tiền các nhà đầu tư lên tới hàng chục tỉ USD.

8 năm sau, Việt Nam đã đón tấn dầu đầu tiên được khai thác tại mỏ Bạch Hổ - mỏ dầu lớn nhất Việt Nam nằm ở bể Cửu Long do Liên doanh Dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro) điều hành vào ngày 26.6.1986, đánh dấu cột mốc quan trọng đưa Việt Nam vào “bản đồ” các nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ thế giới. Vì chất lượng dầu thô của mỏ Bạch Hổ được đánh giá là một trong những loại dầu thô tốt nhất thế giới nên giá mua đương nhiên cũng nằm trong tốp cao nhất trên thế giới. Vì thế, những năm 90 thế kỷ trước, nhiều tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới đã đổ vào đầu tư tìm kiếm dầu tại Việt Nam. Điển hình như Tập đoàn BP - Vương quốc Anh, Total - Pháp, Shell - Hà Lan…

Hầu hết các công ty này khi vào tìm kiếm thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam đều tìm ra các cấu tạo hoặc những mỏ có dầu khí nhưng để đi đến khai thác là cả một câu chuyện khác. Trong khi thời điểm đó tài liệu dầu khí mà chúng ta có được rất ít, chủ yếu là các tài liệu do Pháp và Mỹ để lại sau chiến tranh. Phải gần 11 năm liên tục cùng với sự hỗ trợ của Liên Xô, chúng ta mới tìm ra được mỏ dầu Bạch Hổ để đưa vào khai thác.

Bởi vậy, việc các công ty dầu khí nước ngoài phải đầu tư khá lớn để tìm kiếm và thăm dò, tính giá trung bình mỗi mũi khoan thăm dò vào khoảng 20 triệu USD thì chỉ cần vài ba mũi khoan “trượt”, cả trăm triệu USD coi như “đổ sông đổ biển”.

Ngàn gian nan không nhụt chí con người dầu khí

Ngay kể cả khi đã tìm ra mỏ dầu khí rồi công việc tiếp theo cũng còn rất nhiều khó khăn khi phải dự đoán trữ lượng thì rất nhiều nhà đầu tư đã bỏ giấc mơ kiếm vàng đen tại Việt Nam nếu xác định mỏ có trữ lượng nhỏ, không có khả năng thu lợi.

Đáng buồn nhất cho nhà đầu tư và cho cả nước chủ nhà là Việt Nam khi các mỏ đang khai thác thương mại thì đùng một cái giá dầu trên thị trường giảm sâu như 3 năm gần đây. Với giá dầu khoảng 50-60 USD/thùng thì dầu khai thác lên ngay lập tức bị thu các loại thuế, phí thì nhà đầu tư chỉ có lỗ vốn.

Gần đây nhất là câu chuyện về mỏ Sông Đốc cách mũi Cà Mau khoảng 205km về phía tây nam. Mỏ được đưa vào khai thác từ ngày 24.11.2008 và được vận hành bởi Công ty Điều hành chung Trường Sơn (TS JOC). Với sự tham gia của các bên nhà thầu gồm Talisman (Canada) 30% và Petronas Carigali Overseas (Malaysia). Sau 5 năm vận hành và khai thác không mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn, TS JOC đã dừng dự án và bàn giao lại mỏ Sông Đốc cho Chính phủ Việt Nam từ cuối năm 2013.

Hiện nay, Việt Nam có trên 40 công ty dầu mỏ nước ngoài đang đầu tư vào các khâu thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn. Trong số đó, chỉ có khoảng chục công ty, tập đoàn lớn còn trụ lại ở khâu đầu (thăm dò - khai thác dầu khí) như Chevron (Mỹ), KNOC (Hàn Quốc), Gazprom (Nga), Petronas (Malaysia), PTTEP (Thái Lan), Talisman và Repsol (Tây Ban Nha), ExxonMobil (Mỹ), Total và Neon Energy (Pháp). Các công ty này phần lớn đầu tư dưới hình thức góp vốn với Việt Nam để thực hiện các hợp đồng dầu mỏ. Đặc biệt, Việt Nam còn ký kết hợp tác với Liên bang Nga để thành lập các công ty liên doanh với nhiệm vụ chính là thăm dò dầu mỏ tại Nga và Việt Nam. Với các hoạt động hợp tác này, 38 mỏ dầu khí trong tổng số hơn 100 phát hiện dầu khí đã được đưa vào khai thác.

Có thể khẳng định rằng nghề tìm kiếm và khai thác dầu khí là một ngành nghề đặc biệt khó khăn và đầy rủi ro. Nhưng trước những thất bại của các nhà đầu tư nước ngoài, những con người dầu khí vẫn nỗ lực tìm kiếm, làm nên những kỳ tích như việc khai thác dầu từ tầng đá móng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giữ vững vùng chủ quyền biển đảo càng khiến xã hội thêm trân quý những con người dầu khí chân chính đang ngày đêm bám biển đem về nguồn tài nguyên quý giá để xây dựng đất nước.

Đ.Thành
TIN LIÊN QUAN

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Gặp gỡ ông đồ ngoại quốc mong muốn lan toả văn hoá Việt

Linh Trang - Việt Anh |

Hình ảnh ông đồ già trong thơ Vũ Đình Liên, bên cạnh những chữ thư pháp uyển chuyển đã trở nên thân thuộc với người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến. Năm nay, tại Hà Nội có sự xuất hiện của những ông đồ vô cùng đặc biệt đang tất bật để trao chữ dịp đầu xuân năm mới.

Hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo sức bật cho Hà Nội phát triển

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc phát triển và đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông. Để góp phần giảm ùn tắc giao thông, thành phố tập trung đẩy mạnh phát triển một hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đa dạng, xứng tầm với vị thế trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của cả nước.

Những bệnh nhi chạy thận xuyên Tết

NGUYỄN LY - PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Tết là khoảng thời gian sum họp bên gia đình, người thân. Điều tưởng chừng đơn giản đó, nhưng lại là mong ước xa xỉ của những đứa trẻ mang trong mình căn bệnh suy thận mãn vì phải chạy thận xuyên Tết.

7 sự kiện thể thao quan trọng trong năm 2023

Thanh Vũ |

Thể thao thế giới được kỳ vọng sẽ diễn ra sôi nổi trong năm 2023, trong đó 2 sự kiện nhận nhiều sự quan tâm của người hâm mộ Việt Nam là World Cup nữ 2023 và Asian Cup 2023.

Vấn đề nóng nào được mong chờ xuất hiện trong Táo Quân 2023?

HẢI MINH |

Táo Quân 2023 được hy vọng sẽ khai thác nhiều vấn đề nóng, gây bức xúc trong xã hội trong suốt cả năm qua.

Mắm “Bò hóc” - món ăn “vua” của người Khmer Nam bộ

Lục Tùng |

Không nhiều người biết mắm bò hóc của người Khmer Nam bộ hiện diện trong nhiều món ăn vạn người mê, nhất là món bún cá.

Việt Nam cán mốc 7 triệu tài khoản chứng khoán: Làm gì để nâng cao chất lượng?

Đức Mạnh |

thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến phức tạp và chịu áp lực lớn từ biến động của thị trường quốc tế, nhưng vẫn được đánh giá là thị trường hấp dẫn so với các thị trường khác trong khu vực.