“Cuộc chiến” taxi truyền thống và taxi công nghệ: Góc nhìn người trong cuộc

NHÓM PV |

Chiều 6.12, Báo Lao Động tổ chức chương trình tọa đàm trực tuyến, với chủ đề: Nhận diện “cuộc chiến” giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ.

PHẦN 3: GIAO LƯU VỚI KHÁCH MỜI

Sau hơn 2h trao đổi với rất nhiều ý kiến thẳng thắn, cởi mở, các chuyên gia tham dự tọa đàm của báo Lao Động đã phân tích rõ những vấn đề liên quan đến “cuộc chiến” của taxi công nghệ và taxi truyền thống; nhận diện đúng bản chất của vấn đề và đề xuất một số nội dung liên quan đến chính sách nhằm “cởi trói” cho dịch vụ vận tải taxi, tăng cường ứng dụng các thành tựu của cách mạng 4.0 vào thực tiễn đời sống.

17h16: Ông Khuất Việt Hùng-Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia: Ở đây khẳng định Grab, Uber là kinh doanh vận tải. Việc quyết định đi làm của cá nhân 18 tuổi, hợp đồng của nhà đầu tư là thỏa thuận thì làm. Các doanh nghiệp có cơ chế bảo vệ an ninh, tại sao giờ này Grab phải chịu trách nhiệm không chỉ cho khách hàng mà cả lái xe. Chúng ta nói rất nhiều lần cho lái xe, có SOS trong trường hợp xảy ra nháy vào kết nối trực tiếp bảo vệ không chỉ cho khách hàng mà còn lái xe.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia chia sẻ quan điểm.

 

17h05: Tài xế Hưng (tài xế công nghệ tại TP. Hồ Chí Minh) cho rằng người lao động vẫn luôn là người chịu thiệt thòi. Taxi công nghệ cũng đang “bóp cổ” chính người lao động của chúng ta. Anh em tài xế đang rất lỗ vì hầu hết mọi người đều mua xe trả góp nhưng thu nhập lại không đảm bảo.

Tài xế công nghệ phụ thuộc vào Grab, thích cho chạy thì cho chạy, không thì cắt. Bây giờ chỉ cần một số khách hàng lên mạng xã hội phản ánh xấu thôi là sẵn sàng bị cho nghỉ việc. Tôi cũng nhấn mạnh việc tài xế phải có quyền được từ chối nếu không thuận tiện để nhận chuyến. Các chuyên gia cũng nói rằng taxi công nghệ là giá thoả thuận nhưng tôi khẳng định không hề có thoả thuận ở đây. Ở đây, ai quản lý? Anh em tài xế của chúng tôi đang rất tâm tư về vấn đề này.

16h59: Tài xế Nguyễn Thế Thiện: Người tài xế vận tải lĩnh vực nào thì đối xử với khách hàng đều phụ thuộc trình độ văn hóa của của họ. Khi chúng tôi kết nối công nghệ Grab nói riêng và công nghệ vận tải hiện đại nói chung, chúng tôi thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật, chúng tôi phải viết cam kết trở thành tài xế của Grab trong đó có cả lý lịch tư pháp, nhân thân của mình, các điều kiện để có thể trở thành người cầm vô lăng,.. Nhưng ít người hiểu được có bao nhiêu phần trăm tài xế đang mang nợ.

Các cựu tài xế Grab.
Các cựu tài xế Grab.

Chúng tôi tin tưởng đổi mới công nghệ để mong có thể mang đến điều kiện tốt nhất phục vụ cho khách hàng. Chúng tôi hiện nay không thể từ chối những cuốc xe mang đến nguy hiểm cho chính bản thân chúng tôi, cho khách hàng. Bản thân tôi phải khóa tài khoản vĩnh viễn chỉ vì không nhận 3 cuốc của khách. Bộ ngành có quy định nào bảo vệ chúng tôi hay không? Người chịu thiệt thòi nhất vẫn là người lao động như chúng tôi. Grab chiết khấu 28,6% số tiền chở khách của chúng tôi nhưng lại không quan tâm đến sự an toàn của chúng tôi. Tôi mong có một chế tài để bảo vệ quyền lợi cho cả những người tài xế như chúng tôi nữa.

16h56: Luật sư Tú chia sẻ: Trong dân gian có câu “con dại cái mang”, tại Bộ luật Dân sự có quy định rất rõ là pháp nhân phải chịu trách nhiệm do người của pháp nhân gây ra. Tôi từ đầu đến cuối vẫn bảo vệ quan điểm tài xế là người lao động, công ty Grab, Uber là quản lý lao động, là công ty sử dụng lao động cho nên là pháp nhân phải chịu trách nhiệm do lao động của mình gây ra. Tại điều 8 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có nói rằng bên cung cấp dịch vụ hàng hóa phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính mạng, sức khỏe và tài sản của khách hàng.

16h52: Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia: Chúng ta phải nói cũng có những người say rượu lái xe tai nạn. Lái xe taxi không phải ai cũng là thiên thần, cũng có người này người kia. Khi xảy ra xung đột xã hội, chúng ta cần có trách nhiệm pháp lý thì ai đứng ra. Ngày 6.9, tôi có làm diễn đàn nhỏ, trong đó có 44 cho rằng rằng gọi xe bằng Uber, Grab thì tin rằng mua dịch vụ Uber, Grab phải đảm bảo an toàn và có 1 người chọn dịch vụ do lái xe cung cấp.

Chính tôi muốn thực hiện quy định pháp luật về kinh doanh vận tải. Quan hệ người bán và người mua, khi tôi mua hàng xịn hay hàng giả, nếu hàng giả phải kiện. Vì gọi Grab nên Grab đưa đến, ở đây Grab phải chịu trách nhiệm chứ không phải người tài xế. Tôi hay lấy ví dụ Grab giống như siêu thị, chứ không phải chợ truyền thống.

16h47: MC: Xin mời khách mời chia sẻ thêm về những câu chuyện xung quanh taxi công nghệ?

Bà Hồ Lệ Thu.
Bà Hồ Lệ Thu.

Bà Hồ Lệ Thu: Con gái tôi bị tài xế Grab hành hung, tôi có phản ánh lên trên vận hành Grab nhưng bên đó chỉ ghi nhận thông tin và để đó. Tôi rất là bức xúc. May mắn tôi là người của công chúng nên khi tôi post lên Facebook thì có rất nhiều người cũng lên án, phản ứng họ không an toàn khi đi tài xế công nghệ. Tôi muốn hỏi nếu có vấn đề đụng đến pháp lý và an toàn người dân sẽ thế nào? Các hãng taxi công nghệ có phải là nơi chịu trách nghiệm trực tiếp hay không? và nếu như con gái tôi hôm đó xảy ra vấn đề tôi muốn đi phản ánh thì Grab có phải chịu trách nhiệm trực tiếp hay bên nào?

Ông Tạ Long Hỷ - Chủ tịch Hiệp hội taxi TP Hồ Chí Minh chia sẻ quan điểm tại tọa đàm.

4h27: Chuyên gia Ngô Trí Long: Vấn đề này đã bàn rất nhiều lần rồi, tuy nhiên từ nãy đến giờ chỉ có duy nhất 1 ý kiến đồng thuận. Theo tôi, đây là 1 lĩnh vực mới, mô hình mới nên không thể đảo ngược xu thế. Trong mô hình kinh tế mới, thường thường nó mâu thuẫn với mô hình kinh doanh truyền thống vì nó hiệu quả hơn, tốt hơn, đây là 1 quy luật.

Bên cạnh đó, những mô hình kinh doanh mới cũng có mặt trái và đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải tạo điều kiện, chúng ta phải làm sao để hạn chế khắc phục mặt trái không tốt, đồng thời phát huy các mặt tốt. Chính phủ đã giảm bớt điều kiện kinh doanh, lấy lợi ích cộng đồng làm đầu. Trong mô hình kinh doanh này, nhà nước phải thu được thuế, nhà nước phải phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Chuyên gia Ngô Trí Long.
Chuyên gia Ngô Trí Long.

DN nếu làm ăn chân chính thì phải có lợi nhuận đó là lợi ích của doanh nghiệp. Còn người tiêu dùng phải được hưởng những thành quả mới nhất của tiến bộ khoa học kỹ thuật, người dân được hưởng lợi ích về giá theo quy luật cung cầu. Theo tôi nghĩ, trong hoạt động vận tải, cái mới ta chưa tiếp cận, chúng ta đi sau thì việc kế thừa là điều quan trọng. Nên ủng hộ, tạo điều kiện. Nên xem xét cụ thể các điều kiện kinh doanh, cái nào còn rào cản thì nên bỏ.

16h30: MC Việt Cường: Kính thưa quý vị đại biểu, đại diện các hiệp hội cũng như các nhà báo.

Từ đầu chương trình đến giờ chúng ta nghe thấy rất nhiều câu chuyện như bình đẳng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người lao động, phát triển kinh tế, áp dụng công nghệ thông tin, có những khẳng định dịch vụ Grab, Uber cung cấp trong lĩnh vực vận tải thì phải coi đó là loại hình vận tải chứ không bàn đến câu chuyện doanh nghiệp là loại hình gì, quản lý trong dự thảo Nghị định 86 mới sẽ điều hành tập trung thì quản lý như thế nào...

Chúng ta cũng bàn đến câu chuyện giá, thuế, quy hoạch và câu chuyện đóng bảo hiểm sao cho minh bạch.

 

Trong khán phòng hôm nay, chúng tôi xin mời bà Maki – Giam đốc Marketing của Tập đoàn Willer (Nhật Bản) chia sẻ về kinh nghiệm quản lý Uber tại Nhật Bản. Trân trọng kính mời bà.

Bà Maki: Nhật Bản tập đoàn chúng tôi kinh doanh tàu điện, xe buýt. Tập đoàn chúng tôi cũng làm việc với bộ GTVT ở Nhật thực hiện chính sách. Về đối tượng loại hình dịch vụ Grab về nguyên tắc kinh doanh vận tải cá nhân không được công nhận.

Nghĩa là cá nhân khi nhận tiền khách hàng vận chuyển khách hàng là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm cái đó sẽ bị phạt dưới 3 năm, phạt tiền dưới 3 triệu yên, có quy định pháp luật rõ ràng.

Ở Nhật chưa có mô hình Grab, nhưng có Uber, hình thức của họ chỉ liên kết với taxi của Nhật. Ở Nhật quy định vận tải khá nghiêm khắc, ví dụ khi tài xế lên xe có đảm bảo nồng độ cồn, đảm bảo an toàn vận tải. Quy định về an toàn giao thông rất nghiêm ngặt.

16h21: Ông Tạ Long Hỷ: Nguyên nhân là các bên dự thảo luật phải lấy ý kiến của các ban ngành, trong trường hợp này là các hãng taxi truyền thống và các các hãng taxi công nghệ. Vì các bên đang có nhiều quan điểm trái chiều, đa chiều không còn giống như thời gian đầu nên các chuyên gia luật phải mổ sẻ các vấn đề để cho mọi thứ minh bạch, rõ ràng hơn. Tiến tới chúng ta sẽ xây dựng các văn bản pháp luật tạo nền tảng kinh doanh công bằng, bình đẳng.

 

16h20: MC: Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 đã qua 6 lần chỉnh sửa với hơn 3 năm soạn thảo mà vẫn chưa hoàn thành. Theo ông như vậy có quá lâu? Nguyên nhân vì sao lại có tình trạng này?

16h08: Luật sư Trương Anh Tú: Theo tôi được biết hiện nay các hãng taxi công nghệ nhất định bảo vệ quan điểm họ là hãng công nghệ. Bởi vì những lý do cơ bản sau:

Ngoài con số 3.000 tỉ tiền bảo hiểm cho người lao động là con số khổng lồ đối với bất kỳ doanh nghiệp nào ở việt Nam. Cho nên 3.000 tỉ mà giữa việc phải nộp ngay và việc không phải nộp đây là cái lợi ích lớn nhất.

Luật sư Trương Anh Tú khẳng định taxi truyền thống và taxi công nghệ thực chất đây là cuộc chiến.

Lợi ích thứ 2 là về thuế. Taxi công nghệ được hưởng chế độ về ưu đãi thuế theo chính sách trung của nhà nước về phát triển KHCN, cho nên thuế TNDN họ chỉ đóng mức thấp 10% trong 10 – 15 năm đầu tiên khi họ bắt đầu áp dụng công nghệ.

Đây cũng là yếu tố bên truyền thống cần học hỏi điều đó để phù hợp với chính sách chung của nhà nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp truyền thống đăng ký hoạt động ở tỉnh, TP nào thì cũng phải bị hạn chế số lượng xe, nhưng còn tốc độ tăng trưởng số lượng xe của các hãng taxi công nghệ là “vô đối”, không bị hạn chế.

16h05: Ông Tạ Long Hỷ - Chủ tịch Hiệp hội taxi TP Hồ Chí Minh: Nhà nước đưa ra chính sách cho loại xe hợp đồng điện tử chặt chẽ hơn taxi truyền thống thì tự nhiên người dân sẽ sợ và bỏ các hãng taxi truyền thống để theo taxi công nghệ.

 

Đã đến lúc 2 loại hình kinh doanh này phải được hưởng chính sách khác nhau. Đó là vấn đề công bằng mà chúng tôi muốn đề cập.

16h00: Luật sư Trương Anh Tú: Riêng về vấn đề lao động, Luật Lao động đã quy định rất rõ người lao động cho DN 3 tháng trở lên, DN buộc phải đóng bảo hiểm và không có ngoại lệ nào. Vậy các tài xế làm việc cho Grab 3 tháng trở lên nhất định phải nộp bảo hiểm cho người ta. Tuy nhiên với lập luận Grab cho rằng mình là đơn vị chỉ kết nối giữa người mua và người bán thì tôi chỉ không thể nộp bảo hiểm cho họ được Nếu định danh Grab chính là người bán dịch vụ vận tải hành khách, hành khách là người mua dịch vụ của họ, họ quyết định giá, đặt cung đường, điều tài xế đến đón khách, và tài xế là người lao động thì người lao động nhất định phải được đóng bảo hiểm.

15h54: Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia: Nếu lấy mặt bằng làm theo quyết định 24. Theo quyết định này, chúng ta quy định các nguồn đóng thuế.

Việc tăng giá chúng tôi rất đồng tình, khi quản taxi, pháp luật quy định kê khai giá như taxi, xe khách tuyến cố định, còn lại xe kinh doanh hợp đồng không kê khai giá và giá này là thỏa thuận hợp đồng giữa hai bên. Vì vậy, dẫn đến câu chuyện giờ cao điểm họ tăng lên nếu đồng ý thì đi không thì thôi. Như vậy, nó khác nền tảng hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên, khác với hợp đồng với taxi truyền thống. Tuy nhiên, bản chất vận tải là hợp đồng taxi hết, nhiều hãng taxi của Hà Nội cũng có thể thỏa thuận luôn đóng đồng hồ với khách hàng.

Câu chuyện bảo hiểm luật sư Tú nói, trong hợp đồng xe dưới 9 chỗ luật cũng quy định điều kiện khắt khe doanh nghiệp đóng bảo hiểm. Bây giờ, theo luật bảo hiểm người lao động có thể tự đóng bảo hiểm, không nhất thiết phải doanh nghiệp đóng cho. Chúng ta nhìn nhận quy định pháp luật để hoàn thiện quy định pháp luật. Chúng ta phải bảo vệ quyền lợi cho người lao động 170.000 người, quy định những người này xong hồ sơ và phải có ai đó đóng bất kì nguồn nào, có thể trích từ nguồn họ được hưởng. Ở đây thỏa thuận hai bên.

Như vậy, chưa có phải yêu cầu, kinh doanh vận tải điều kiện là phải yêu cầu người lao động sau thời gian làm việc phải đóng bảo hiểm, đó phải sửa đổi quy định pháp luật để hoàn thiện. Ở đây không phải là lái xe ôtô mà còn là lái xe Grab bike. Chúng tôi có nhiều lần có công văn yêu cầu thiết kế phần gắn điện thoại đảm bảo an toàn.

 


15h55: Ông Tạ Long Hỷ - Chủ tịch Hiệp hội taxi TP Hồ Chí Minh: Loại hình như Grab, Uber đang điều hành, trước và sau chúng tôi luôn khẳng định đó là taxi. Bởi bản thân trong giấy phép kinh doanh đăng kí tại Quận 10. TP Hồ Chí Minh vẫn đăng kí là Công ty Grab taxi. Trên thực tế họ cũng đang điều hành trọn vẹn 1 quy định vận tải từ A đến Z. Điều này không cần bàn cãi. Chúng tôi đồng tình với đề nghị, kiến nghị và dự thảo của Bộ Giao thông Vận tải trong đề xuất gần đây với Chính phủ bởi tất cả những xe 9 chỗ ngồi chở xuống mà còn chở khách thì nên quay lại là taxi để chúng ta có một mặt bằng chính sách chung, tạo điều kiện cạnh tranh chung. Hãng nào có công nghệ hay, giỏi cứ bổ sung và tác động vào. Xã hội và thị trường sẽ quyết định nên sự phát triển. Chúng tôi cũng khẳng định, đúng, Grab có giá rẻ cho người tiêu dùng. Phải phân tích rẻ như thế nào, đưa ra giá rẻ thì phải rẻ hơn chứ không thể lúc vắng khách thì rẻ còn lúc đông khách, nắng mưa lại thổi lên gấp 2,3 lần giá. Giá rẻ là phải nhất quán. Chúng tôi phải nhận định giá đi taxi công nghệ rẻ thì ai sẽ được hưởng. Không phải người nào cũng sẽ sử dụng taxi công nghệ nên chỉ những người đi taxi công nghệ mới được hưởng giá rẻ. Số lượng này chỉ là thiểu số. Trong những năm qua có hãng taxi chỉ có khoảng 5.000 xe thôi nhưng phải nộp 1.200 tỉ tiền thuế trong 3 năm. Trong khi Grab tự xưng 70-80.000 xe chỉ phải nộp 9-10 tỉ đồng tiền thuế. Thất thoát này là 90 triệu dân Việt Nam phải chịu. Tôi cho rằng cái rẻ này cần phải xem lại.

15h50: MC Lê Phương: Thưa ông Tạ Long Hỷ - Chủ tịch Hiệp hội taxi TP Hồ Chí Minh. Ông suy nghĩ thế nào về những chia sẻ của ông Khuất Việt Hùng và Luật sư Trương Anh Tú?

15h47: Luật sư Trương Anh Tú: Với tư cách là người tiêu dùng tôi lo lắng đến ngày nào đó taxi truyền thống không còn tồn tại, Khi đó giá của taxi công nghệ có còn được rẻ như khi họ đang tuyên bố là lỗ để phục vụ người dân hay không? Tôi thấy kinh ngạc người Việt luôn đề phòng cái mới nhưng thời gian gần đây chúng ta đã thay đổi, ủng hộ cái mới. Tôi lo lắng rằng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ rất đau đầu để lo việc cho hơn 170.000 người lao động và đến tuổi hưu trí phải có các chế độ như bảo hiểm,... thì ai lo cho họ đây. Và con số hơn 170.000 người lao động này nếu nộp bảo hiểm theo mức thấp nhất thì con số phải lên đến 200 tỉ một tháng và gần 3.000 tỉ một năm.

Luật sư Trương Anh Tú.
Luật sư Trương Anh Tú.

15h40: Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia: Thực ra, khi xuất hiện yếu tố mới, tôi nhớ khi Uber mới vào Việt Nam, họ tuyên bố công khai là họ làm việc với lái xe cá nhân, không kinh doanh. Khi đó, tôi còn ở bộ giao thông mới nghiên cứu rất kĩ Uber ở các quốc gia khác như thế nào, hóa ra sang nước nào phải theo luật nước đó. Ví dụ như ở Mỹ, tòa xử ở từng bang một khác nhau. Theo luật pháp ở Việt Nam cá nhân không được cung cấp dịch vụ vận tải, mà là đơn vị kinh doanh vận tải có thể là hộ gia đình, hợp tác xã.

 
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia.

Khi chúng ta nhận diện được, thì thế giới cũng mới nhận diện được. Đến tháng 12.2017, lúc đó tòa Châu Âu mới phán quyết là kinh doanh vận tải. Trong khi đó, quyết định 24 cách đó không lâu, đây là mới chung cho toàn thế giới. Lúc đầu, chúng ta vẫn nói là kết nối, nhưng giới hạn chỉ được làm việc với doanh nghiệp hợp tác xã. Điều kiện kinh doanh, vận tải hợp đồng xe 9 chỗ theo quy định hiện hành quá đơn giản, dễ dàng thực sự tạo ra môi trường không được bình đẳng với taxi, trong khi bản chất của dịch vụ tương đối giống nhau. Vì vậy, chúng ta phải tổng kết, xem lại những cái gì được, chưa được để sửa đổi nghị định mới. Một số chuyên gia kinh tế vẫn khẳng định và nói kinh tế chia sẻ, kết nối với lái xe cá nhân. Tại sao phải định nghĩa đó là kinh doanh vận tải, chứ không còn đơn thuần kết nối.

15h38: Ông Tạ Long Hỷ - Chủ tịch Hiệp hội taxi TP Hồ Chí Minh: Tôi lại không mặn mà với cuộc chiến 2 -3 năm qua giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ. Thực ra cốt lõi không phải như vậy, đó là quá trình chúng tôi khiếu nại, đấu tranh để đòi hỏi sự công bằng, bình đẳng về mặt chính sách, điều kiện kinh doanh giữa 2 loại hình kinh doanh vận tải hoàn toàn giống nhau về bản chất, cùng đối tượng phục vụ nhưng có 2 chính sách khác nhau. Một bên thì quá chặt chẽ, nhiêu khê, một bên thì gần như không có điều kiện gì.

Tôi xin nhấn mạnh, cốt lõi là đấu tranh đòi hỏi sự công bằng, bình đẳng chứ không chiến đấu với Uber hay Grab. Đề nghị Nhà nước có chính sách hợp lý giữa 2 loại hình kinh doanh taxi truyền thống và taxi công nghệ để có thể cạnh tranh lành mạnh. Về công nghệ, không phải chỉ có ứng dụng vào hợp đồng điện tử mới được. Chúng tôi cũng đang học tập để ứng dụng công nghệ. Không vì chuyển sang loại hình vận tải taxi thì cản trở công nghệ 4.0. Hoàn toàn không có. Các đơn vị vẫn áp dụng 4.0, thậm chí là đi đầu để các đơn vị khác học tập. Chúng tôi không đồng tình với quan điểm ảnh hưởng công nghệ 4.0. Giữa loại hình vận tải thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ với taxi hiện nay hoàn toàn chẳng khác nhau gì cả. Nếu cách đây 3 năm có khác phần mềm kết nối loại xe nhưng bây giờ các hãng taxi có phần mềm kết nối các loại xe rồi. Vậy tại sao lại tách ra thành 2 lĩnh vực, chính sách riên mà không đưa thành chính sách chung, quản lý chung và phải cạnh tranh với nhau. Ai hay sẽ tồn tại, Nhà nước lại vất vả gì cả. Hiện tách ra 2 chính sách tạo thành xích mích, bấy lâu nay.

15h36: Luật sư Trương Anh Tú – VP Luật sư Trương Anh Tú: Tôi cho rằng thực chất đây là cuộc chiến, nếu bây giờ định danh Grab, Uber là hãng kinh doanh vận tải thì tôi không dám chắc rằng họ còn tiếp tục chơi ở Việt Nam hay không vì tất cả những lợi thế lợi ích của họ bị triệt tiêu. Tôi được biết thị phần lớn đang rơi vào tay Grab rồi cho nên chúng ta phải xác định rõ ràng đây là cuộc chiến. Nhưng nó đem lại sự lựa chọn mới trong kinh doanh vận tải và có lẽ đây cũng là cơ hội cho taxi truyền thống chuyển mình trong thời đại mới. Thông tin nghị định 86 sắp tới sửa đổi, chúng ta định danh rất rõ, anh kinh doanh tập trung, bán hàng hóa, hành khách là người mua, thì ta cần phải chơi theo luật chung theo luật “FIFA”.

3h30: Ông Khuất Việt Hùng: Không nên đặt là ưu ái mô hình xe công nghệ. Khi xuất hiện kĩ thuật số làm thay đổi nền tảng kinh doanh. Ngày đầu tiên, chúng ta gọi là kinh tế chia sẻ nhưng sau đó gọi là kinh doanh thương mại. Uber là tập đoàn tập hợp chiếm 65 tỉ đô.

 
Ông Khuất Việt Hùng chia sẻ quan điểm.

Đây là nền tảng kết nối không gọi là vận tải. Malaysia gọi là xe cho thuê cá nhân nhưng cưỡng chế thi hành như dán phù hiệu cứng. Dự thảo của Bộ GTVT đang trình xe dưới 9 chỗ kinh doanh điều hành tập trung hoặc bộ đàm hoặc kết nối gọi là taxi.

Phiên 2: GIẢI PHÁP NÀO ĐỂ QUẢN LÝ TAXI CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP, HIỆU QUẢ?

Khách mời: Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia; Luật sư Trương Anh Tú – VP Luật sư Trương Anh Tú; Tạ Long Hỷ - Chủ tịch Hiệp hội taxi TP HCM.

15h 25: Ông Nguyễn Hữu Tuất: Chúng tôi ủng hộ công nghệ. Trước hết khái niệm kinh tế chia sẻ, lúc mới ra đời xe ít thì có kinh nghiệm nhưng sau khi nhiều hơn thì không còn khái niệm này mà thành mô hình cho thuê ngắn hạn. Nhà nước phải quản lý doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người dân, cái chúng ta quan tâm hơn là làm thế nào để dịch vụ này phát triển hơn nữa mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

15h23: Tiến sỹ Vũ Hồng Trường-Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội, Giảng viên trường Đại học GTVT: Quan điểm của tôi đã là kinh doanh vận tải thì vai trò Nhà nước tạo môi trường kinh doanh bình đẳng. Tôi thấy mấy vấn đề cần phải xem xét. Đối với taxi truyền thống là ưu điểm phương tiện, người lái với Uber, Grab có cần không. Ở một số tuyến đường cấm taxi, Uber, Grab vẫn hoạt động đó là những điều phải suy nghĩ. Bên cạnh đó, đối với taxi truyền thống phải có nhận diện, đối với Uber, Grab có cần không. Vấn đề này nghĩ kĩ ra thì thấy đang ủng hộ chính Uber, Grab.

15h20: Ông Nguyễn Hữu Tuất, Giám đốc Công Ty Fasgo Việt Nam chia sẻ ý kiến về vấn đề có một số ý kiến cho rằng Grab chỉ là đơn vị cung cấp phần mềm chứ không phải kinh doanh vận tải.

Ông Nguyễn Hữu Tuất, Giám đốc Cty Fasgo Việt Nam.
Ông Nguyễn Hữu Tuất, Giám đốc Cty Fasgo Việt Nam.

Theo ông Tuất, hiện nay có 2 luồng tranh luận Grab là phần mềm hay Kinh doanh vận tải hay Grab là công ty cung cấp công cụ phần mềm. Nói là công ty cung cấp phần mềm là chưa đúng vì còn thiếu. Gọi Grab, Uber đầy đủ là công ty cung cấp công cụ phần mềm để kinh doanh các lĩnh vực vận tải. Để phân biệt khái niệm nó không đúng bản chất, chúng ta nên nhìn vào thực tế hoạt động cung cấp phần mềm này và hình thức kinh doanh này nằm trong hình thức kinh doanh vận tải trực tiếp như một đơn vị kinh doanh vận tải hay 1 thành phần môi giới trung gian vận tải ví dụ Grab taxi cung cấp dịch vụ với xe taxi, Grab Car cung cấp dịch vụ với xe ôtô cá nhân.

Ông Nguyễn Hữu Tuất - Tổng giám đốc Công ty Fasgo Việt Nam nêu quan điểm trước ý kiến của taxi truyền thống cho rằng có sự ưu ái với taxi công nghệ và ngược lại.

Trước quan điểm cho rằng dự thảo nghị định 86 có nhiều quy định ưu ái xe taxi truyền thống, ông Tuất cho rằng luật đưa ra là bình đẳng để hai bên doanh nghiệp công nghệ và taxi đều tận dụng lợi thế, Trước đây, khi taxi chiếm tỉ trọng lớn thì nhà nước quản lý doanh nghiệp trong vấn đề của taxi. Sau khi dịch vụ vận tải xe cá nhân tham gia vượt quá tỷ trọng của taxi thì nhà nước phải quay ngược lại quản lý dịch vụ của công nghệ này sao cho đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, cho người lao động khi tham gia dịch vụ và phù hợp quy hoạch của Đảng và Thành phố, phát triển giao thông công cộng,....

Ông Nguyễn Văn Quyền-Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam chia sẻ quan điểm.

15h15: Tiếp tục trao đổi, ông Nguyễn Văn Quyền-Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam chia sẻ: "Tôi thấy trong việc trển khai thực hiện thí điểm theo Quyết định 24 có sự nhầm lẫn trong việc phân loại kinh doanh vận tải. Theo quy định của luật giao thông đường bộ, loại hình kinh doanh vận tải taxi là loại hình vận tải khách, trong đó hành trình đi theo nhu cầu của hành khách. Tiền cước tính theo số km xe chạy, ứng với hình thức đang kinh doanh hiện nay của Grab thì đang đúng với tiêu chí của kinh doanh taxi.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam.

Trong Quyết định 24 tôi cho rằng có nhầm lẫn, người ta lấy hình thức kết nối giữa các bên: hành khách với bên vận tải là theo hình thức hợp đồng điện tử, trong vận tải hàng hóa cũng có hợp đồng điện tử, trong hợp đồng chính thống cũng có,nếu vận tải khách theo tuyến cố định thì vé khách mua cũng là 1 hình thức hợp đồng. Hoặc người ta ko mua vé mà gọi trực tiếp cho người vận tải thì cũng là hình thức hợp đồng bằng miệng. Tôi cho rằng nhầm lẫn dẫn đến bất bình đẳng trong việc thực hiện về điều kiện kinh doanh giữa người kinh doanh vận tải loại hình hợp đồng và loại hình taxi…., như chúng ta biết hình thức taxi nhà nước quản lý tới 13 điều kiện kinh doanh còn hình thức vận tải theo hợp đồng nhà nước chỉ quản lý có 2 điều kiện kinh doanh. Nếu chúng ta xác định Grab là kinh doanh công nghệ thì là sai vởi vì nếu là kinh doanh công nghệ là phải bán phần mềm hay là cho các DN có nhu cầu thuê phần mềm đó mới gọi là kinh doanh phần mềm. Nhưng ở đây Grab dùng phần mềm đó thay cho bộ đàm và đồng hồ tính tiền gắn trên taxi truyền thống. Cái phần mềm và công nghệ đó chỉ là công cụ kết nối và chúng ta phải xác định đúng bản chất, theo quy định của luật Giao thông đường bộ là kinh doanh taxi.

15h10: Tiến sỹ Vũ Hồng Trường-Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội, Giảng viên trường Đại học GTVT trao đổi về câu chuyện Bộ GTVT đã trình Chính phủ Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, trong đó quy định ôtô chở khách dưới 9 chỗ là taxi và các đơn vị hoạt động như Uber, Grab hiện nay là kinh doanh vận tải nhưng vẫn có một số ý kiến cho rằng Grab chỉ là đơn vị cung cấp phần mềm chứ không phải kinh doanh vận tải.

Tiến sỹ Vũ Hồng Trường-Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội
Tiến sỹ Vũ Hồng Trường-Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội.

Tiến sỹ Vũ Hồng Trường cho rằng tên gọi không quan trọng bằng nhận diện nội hàm.Chúng tôi cho rằng đối với uber, grab bất luận như thế nào là hình thức kinh doanh vận tải, vì hội tụ 2 yếu tố: kinh doanh là gì, là kinh doanh giữa kẻ mua người bán để kiếm lời và dùng các phương tiện ôtô để trở khách.

Tiến sỹ Vũ Hồng Trường -Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội chia sẻ về một số ý kiến cho rằng Grab chỉ là đơn vị cung cấp phần mềm chứ không phải kinh doanh vận tải.

Chương trình tọa đàm hôm nay sẽ có 2 phiên. Phiên thứ 1: Nhận diện “cuộc chiến” taxi truyền thống và taxi công nghệ với 3 khách mời là Tiến sỹ Vũ Hồng Trường-Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội, Giảng viên trường Đại học GTVT; Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam; Ông Nguyễn Hữu Tuất, Giám đốc Cty Fasgo Việt Nam

15h: Ông Nguyễn Ngọc Hiển – Tổng Biên tập Báo Lao Động lên tặng hoa các vị khách mời trước khi bắt đầu buổi toạ đàm trực tuyến.

 
Ông Nguyễn Ngọc Hiển – Tổng Biên tập Báo Lao Động tặng hoa các vị khách mời

Toạ đàm sẽ được tường thuật trực tuyến trên Báo Lao Động (Laodong.vn).

Tham dự chương trình tọa đàm trực tuyến hôm nay, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu các vị khách mời: Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia; Tiến sỹ Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội, Giảng viên trường Đại học GTVT; Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam; Ông Nguyễn Hữu Tuất, Giám đốc Cty Fasgo Việt Nam; Luật sư Trương Anh Tú – VP Luật sư Trương Anh Tú.

Đây sẽ là diễn đàn mở để các chuyên gia, nhà quản lý phân tích rõ những vấn đề liên quan đến “cuộc chiến” của taxi công nghệ và taxi truyền thống; nhận diện đúng bản chất của vấn đề và đề xuất một số nội dung liên quan đến chính sách nhằm “cởi trói” cho dịch vụ vận tải taxi, tăng cường ứng dụng các thành tựu của cách mạng 4.0 vào thực tiễn đời sống.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

"Mặc đồng phục” cho taxi ở Hà Nội: Áo quần không quan trọng bằng cái chất

Thành Trung |

Việc quy định “mặc đồng phục” cho taxi ở Hà Nội cũng giống như chúng ta chọn chiếc áo, tuy nhiên, áo quần không quan trọng bằng cái chất.

Taxi “khoác đồng phục”, phân vùng hoạt động: Chuyên gia lo ngại việc cát cứ, “ngăn sông, cấm chợ”

VƯƠNG TRẦN |

Nhiều chuyên gia đang bày tỏ sự băn khoăn, lo ngại về quy định phân vùng quản lý xe taxi trong dự thảo quy chế quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn Hà Nội.

Dự thảo “mặc đồng phục” cho xe taxi ở Hà Nội: Làm giống như thủ đô London nước Anh

Thành Trung |

Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội Nguyễn Công Hùng cho rằng nên đưa ra quy định cụ thể về “mặc đồng phục” - màu sơn với xe taxi của Thủ đô.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

"Mặc đồng phục” cho taxi ở Hà Nội: Áo quần không quan trọng bằng cái chất

Thành Trung |

Việc quy định “mặc đồng phục” cho taxi ở Hà Nội cũng giống như chúng ta chọn chiếc áo, tuy nhiên, áo quần không quan trọng bằng cái chất.

Taxi “khoác đồng phục”, phân vùng hoạt động: Chuyên gia lo ngại việc cát cứ, “ngăn sông, cấm chợ”

VƯƠNG TRẦN |

Nhiều chuyên gia đang bày tỏ sự băn khoăn, lo ngại về quy định phân vùng quản lý xe taxi trong dự thảo quy chế quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn Hà Nội.

Dự thảo “mặc đồng phục” cho xe taxi ở Hà Nội: Làm giống như thủ đô London nước Anh

Thành Trung |

Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội Nguyễn Công Hùng cho rằng nên đưa ra quy định cụ thể về “mặc đồng phục” - màu sơn với xe taxi của Thủ đô.