Cung ứng đủ thực phẩm ngay cả khi SARS-CoV-2 diễn biến phức tạp

Khánh Vũ |

Lượng hàng hóa ở các đầu mối cung ứng hết sức phong phú, sẽ không có hiện tượng khan hàng, sốt giá dù dịch SARS-CoV-2 (COVID-19) có thể diễn biến phức tạp.

Theo báo cáo của các doanh nghiệp, do chủ động ngay từ đầu, nên đến thời điểm sáng 9.3, lượng hàng hóa dự trữ và đưa về siêu thị để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân đã tăng 40-50%.

Trưa 9.3.2020, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Nguyễn Kim Dung – Giám đốc Co.op Mart Hà Nội nhấn mạnh: Hiện nay, tại hệ thống Co.op Mart Hà Nội luôn chủ động nguồn hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm trị giá 100 tỉ đồng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

“Ngoài việc cung ứng thêm khoảng 50% lượng hàng hóa, Co.op Mart còn hệ thống kho lưu trữ để nguồn hàng luôn đầy đủ. Các kho hàng của Co.op Mart tại miền Nam và miền Tây luôn sẵn sàng chủ động hỗ trợ Co.op Mart Hà Nội để nguồn hàng luôn phong phú, đầy đủ” – bà Nguyễn Kim Dung nói.

Theo ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), ngoài Co.op Mart, Big C, hệ thống siêu thị Lotte mart, MM Megamarket cũng đã chuẩn bị nguồn cung hàng hóa thực phẩm thiết yếu để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Nguồn cung thực phẩm tại các chợ dồi dào
Nguồn cung thực phẩm tại các chợ dồi dào. Ảnh: Kh.V

"Do các doanh nghiệp đã ký kết với các nhà sản xuất ở Đà Lạt và các tỉnh phía Nam nên nguồn cung dồi dào, đảm bảo giá cả ổn định" - ông Trần Duy Đông cho biết.

Đẩy mạnh hình thức bán hàng điện tử

Không chỉ bán hàng trực tiếp tại chỗ, hình thức thương mại điện tử cũng là giải pháp tối ưu trong mùa dịch bệnh.

Đại diện Co.op Mart cho biết, đơn vị đã đẩy mạnh kênh bán hàng qua trang web hoặc số điện thoại để phục nhu cầu của nhân dân, góp phần hạn chế sự di chuyển của mọi người, góp phần giảm bớt sự lây nhiễm của SARS-CoV-2.

Nhiều siêu thị nhận bán hàng qua mạng để giảm bớt sự đi lại của người dân, tăng cường phòng, chống dịch SARS-CoV-2. Ảnh: Kh.V
Nhiều siêu thị nhận bán hàng qua mạng để giảm bớt sự đi lại của người dân. Ảnh: Kh.V

Theo Sở Công Thương Hà Nội, trên các ứng dụng bán hàng online, hiện nay lượng đặt hàng qua sàn thương mại thực phẩm online (ubofood.com) tăng đột biến.

“Sở Công Thương đã đề nghị  các đơn vị phân phối chủ động chuẩn bị nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội, không để quầy kệ trống hàng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công tác kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo nguồn cung hàng hóa để người dân yên tâm, không hoang mang, tích trữ hàng hóa, bình ổn thị trường”- bà Trần Phương Lan – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nhấn mạnh.

Hàng hóa, nhịp kinh doanh ổn định

Sáng 9.3, ghi nhận tại nhiều chợ dân sinh trên địa bàn quận, huyện của Hà Nội, giá hàng hóa đã ổn định trở lại sau đợt tăng nhẹ ngày 7.3.

Cụ thể, giá thịt lợn từ 140.000-160.000 đồng/kg; thịt bò: 200.000-270.000 đồng/kg; cá trắm: 70.000 đồng/kg; rau cải: 20.000 đồng/kg; rau muống: 8.000 đồng/bó; bí xanh: 20.000 đồng/kg; gạo tẻ: 130.000 đồng/yến.

Tại các chợ, lượng hàng hóa dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đặc biệt, các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, thủy sản, rau xanh, trái cây... về chợ nhiều, giá ổn định. 

Bà Nguyễn Thị Hằng, kinh doanh thực phẩm tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: Từ sáng 9.3, nhịp kinh doanh tại chợ đã trở lại bình thường.

"Không có trường hợp mua hàng với số lượng lớn để dự trữ. Nhìn chung, người dân đã yên tâm khi nguồn cung thực phẩm dồi dào" - bà Nguyễn Thị Hằng nói.

Khánh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Chưa cần thiết phải dự trữ thực phẩm

Lê Thanh Phong |

Sau thông tin về ca đầu tiên dương tính với virus SARS-CoV-2 (COVID-19) ở Hà Nội, một số người dân đổ xô đi mua lương thực, thực phẩm tích trữ. 

Siêu thị cam kết đảm bảo nguồn cung, dân không cần đổ xô đi mua thực phẩm

Hương Nguyễn |

“Đồng hành cùng chính quyền và người dân thành phố Hà Nội đẩy lùi dịch bệnh, khách hàng không cần phải lo lắng, ồ ạt đi mua đồ dự trữ, hay di chuyển khỏi nơi cư trú. Những điều này hoàn toàn không cần thiết và chỉ khiến công tác kiểm soát dịch COVID-19 thêm khó khăn”, bà Dương Thị Thanh Tâm - Phó Tổng giám đốc Vincommecre cho biết.

Lượng hàng hoa quả, thực phẩm tại siêu thị: Tăng từ 30-300% so với năm trước

Phong Nguyễn |

Một số khách hàng phản ánh về hiện tượng hết hàng sớm tại siêu thị Vinmart và các cửa hàng tiện ích khác, tuy nhiên đây chỉ là hiện tượng cục bộ, chiếm số lượng rất nhỏ. Hiện tại, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại đã chuẩn bị lượng hàng tăng từ 30-300% (tùy loại) so với cùng kỳ năm trước để đáp ứng tiêu dùng, kể cả khi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona diễn biến xấu đi.

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Tây Ninh sẽ xin xây dựng cảng hàng không và cơ chế đặc thù để phát triển

Huân Cao - Duy Tú |

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh được xem là tỉnh đi sau trong thu hút đầu tư so với TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... Trong năm mới 2023 và những năm tiếp theo, Tây Ninh hứa hẹn sẽ có những đột phá mới trong thu hút đầu tư để "hòa nhịp" cùng với các tỉnh. Nhân dịp năm mới 2023, PV Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Võ Đức Trong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh xoay quanh vấn đề này.

Chưa cần thiết phải dự trữ thực phẩm

Lê Thanh Phong |

Sau thông tin về ca đầu tiên dương tính với virus SARS-CoV-2 (COVID-19) ở Hà Nội, một số người dân đổ xô đi mua lương thực, thực phẩm tích trữ. 

Siêu thị cam kết đảm bảo nguồn cung, dân không cần đổ xô đi mua thực phẩm

Hương Nguyễn |

“Đồng hành cùng chính quyền và người dân thành phố Hà Nội đẩy lùi dịch bệnh, khách hàng không cần phải lo lắng, ồ ạt đi mua đồ dự trữ, hay di chuyển khỏi nơi cư trú. Những điều này hoàn toàn không cần thiết và chỉ khiến công tác kiểm soát dịch COVID-19 thêm khó khăn”, bà Dương Thị Thanh Tâm - Phó Tổng giám đốc Vincommecre cho biết.

Lượng hàng hoa quả, thực phẩm tại siêu thị: Tăng từ 30-300% so với năm trước

Phong Nguyễn |

Một số khách hàng phản ánh về hiện tượng hết hàng sớm tại siêu thị Vinmart và các cửa hàng tiện ích khác, tuy nhiên đây chỉ là hiện tượng cục bộ, chiếm số lượng rất nhỏ. Hiện tại, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại đã chuẩn bị lượng hàng tăng từ 30-300% (tùy loại) so với cùng kỳ năm trước để đáp ứng tiêu dùng, kể cả khi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona diễn biến xấu đi.