Cũng có khi “vỡ mặt” chỉ vì “bão truyền thông”…

Linh Anh |

“Mua danh ba vạn - bán danh ba đồng” - câu nói rất đúng đối với việc xây dựng, bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Họ có thể mất hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu USD để gây dựng, quảng bá (PR) thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Thế nhưng, thương hiệu ấy sẵn sàng “chết lâm sàng” nếu dính scandal… 

Doanh nghiệp: Thủ phạm hay nạn nhân?

Ngành hàng dễ tổn thương nhất hiện nay là hàng tiêu dùng và càng dễ tổn thương hơn nếu dính vào hai yếu tố sức khỏe (thông qua con đường thực phẩm) và trẻ em.

Trong rất nhiều vụ việc, sự dối trá, thiếu lương tâm trong quá trình sản xuất khiến thương hiệu của doanh nghiệp bị tàn lụi. Đó là điều tất nhiên khi họ là thủ phạm.

Nhưng cũng rất nhiều trường hợp, doanh nghiệp là nạn nhân và việc khắc khục không hề dễ dàng và cần thời gian dài.

N - lãnh đạo bộ phận marketing của một thương hiệu khá lớn trong ngành thực phẩm, đồ uống gặp tôi ở Hà Nội trong bộ dạng phờ phạc, mệt mỏi. Anh kể rằng mình đang phải đi “xử lý khủng hoảng” một vụ việc diễn ra nửa năm trước, liên quan đến doanh nghiệp của mình.

Câu chuyện rất đơn giản: Doanh nghiệp ấy được tham gia vào chương trình sữa học đường tại một tỉnh phía Nam. Chương trình ấy có giá trị lên đến hàng ngàn tỉ thực hiện việc cung cấp sữa cho các trường trong tỉnh. Khi tham gia chương trình, phụ huynh chỉ phải đóng 35% kinh phí, còn lại và doanh nghiệp và địa phương hỗ trợ hết.

Mọi chuyện diễn ra tốt đẹp cho đến một ngày, hơn 70 học sinh ở một trường nọ phải nhập viện cấp cứu do “nghi ngộ độc” từ sữa với các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi. Ngay lập tức các em được đưa đi viện và trở về nhà sau một thời gian ngắn được theo dõi. Doanh nghiệp cũng có trách nhiệm chủ động vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân, hỗ trợ tiền viện phí.

Thế nhưng, bất chấp kết luận của bệnh viện và các chuyên gia y tế rằng: Học sinh nhập viện là do hôm đầu tiên dùng loại sữa mới, cơ thể chưa thích nghi, dẫn đến hội chứng kích thích dạ dày đường ruột với sữa tươi và các mẫu sữa đều đạt đúng tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm đúng quy định thì khá nhiều cơ quan truyền thông đã lợi dụng sự lo lắng thái quá cuả phụ huynh học sinh, xúi giục kiện tụng và đăng bài và khẳng định đó là một  “vụ ngộ độc sữa”.

“Việc xử lý khủng hoảng truyền thông rất mệt mỏi - N nói”.

Doanh nghiệp được cơ quan chức năng minh oan, nhưng đôi khi với truyền thông và sự phát triển của mạng xã hội như hiện nay thì “được vạ - má đã sưng”. Cho đến khi tôi đi họp phụ huynh đầu năm cho con, một phụ huynh cách cả ngàn cây số đã không ngần ngại nhắc đến vụ việc nọ và cho rằng họ không yên tâm với các chương trình bổ sung dinh dưỡng cho học sinh hiện nay thì tôi thấy câu chuyện xóa bỏ tiếng xấu đối với doanh nghiệp kia còn dài dài và lắm gian truân.

Bão cạnh tranh và truyền thông đen

Câu chuyện phía trên chỉ là một ví dụ trong vô vàn những câu chuyện đã và đang diễn ra.

Điều này dựa trên một thực tế là cũng đã có những doanh nghiệp gian trá, cũng đã có những vụ việc bị phát giác và nó tạo ra một nỗi sợ hãi trong cộng đồng, từ đó dẫn đến mất lòng tin. Đôi khi từ một số vụ việc nhỏ lẻ, người nông dân bị đóng “vai ác”, kiểu nhà có hai ruộng sau, một ruộng nhà ăn, một ruộng mang ra chợ.

Cách đây không lâu là vụ cà phê - pin. Rồi đến lượt hồ tiêu bị ảnh hưởng. Sự khủng hoảng của một ngành mà Việt Nam đang đứng số 1 về xuất khẩu hoàn toàn có thể xuất phát từ sự man trá, thiếu minh bạch của một hộ gia đình.

Song, câu chuyện không chỉ dừng lại ở đó. Trong cuộc cạnh tranh hôm nay, không ít doanh nghiệp dùng truyền thông như một công cụ để hạ gục đối thủ.

Nhiều thương nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống chia sẻ rằng, thỉnh thoảng họ được nhân viên thị trường báo cáo là đang có một “đợt truyền thông” đánh vào ngành hàng mà họ đang tham gia. Tuy không nêu đích danh, nhưng những đợt truyền thông này tạo ra những “cơn hoang mang” trong dư luận.

Như cuộc khủng hoảng nước mắm, nhiều chuyên gia cho rằng phía sau nó là cả một chiến dịch bài bản quy mô, có sự tham gia của truyền thông, của KOLs (Key Opinion Leader - người có tiếng tăm) để nhắm vào một vài hãng nước mắm có thị phần lớn trên thị trường. Một số chuyên gia marketing khẳng định đó là kiểu truyền thông “vô lương tâm” - chữ dùng của một lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông.

Về vấn đề này, ông Lê Quốc Minh - Phó Tổng Giám đốc TTXVN cho rằng: Một doanh nghiệp làm ăn tốt luôn luôn có sự cạnh tranh. Bên cạnh sự cạnh tranh lành mạnh là không lành mạnh. Bất kỳ doanh nghiệp nào, dù thành công ở mức lớn hay nhỏ đều có khả năng bị cạnh tranh lành mạnh lẫn không lành mạnh, và cũng không thể tránh khỏi những người dùng những thủ đoạn rất bẩn thỉu và tin giả là một trong những biện pháp vừa rẻ vừa dễ, trong nhiều trường hợp còn che giấu được nguồn phát tán, sẽ bị lợi dụng.

Ngày càng nhiều người biết cách tận dụng công cụ hiện đại, những nền tảng mạng xã hội để phát tán thông tin giả. Số lượng tin giả đối với doanh nghiệp, kinh doanh cũng tăng lên tỉ lệ thuận với tin giả trong các lĩnh vực khác nói chung.

Các cách thức phát tán tin giả với doanh nghiệp phổ biến như, đối thủ cạnh tranh sử dụng tin giả để tấn công phía bên kia, dùng những cách thức để bôi xấu về những sự cố đã từng xảy ra trong quá khứ và khi một sự cố vừa xảy ra thì họ sẽ tìm mọi cách để họ nhân rộng sự việc lên.

Hay những tin giả hoàn toàn liên quan đến vấn đề kinh doanh, vấn đề quan hệ cá nhân của những cán bộ cấp cao, vấn đề bằng cấp, đầu tư mờ ám, liên quan đến nguồn tiền bất hợp pháp… có rất nhiều cách thức để làm ảnh hưởng đến một doanh nghiệp, đối thủ. Hoặc cũng có những người không phải cạnh tranh, thích "cuội" cho vui hoặc gây rối loạn, đã tạo ra câu chuyện bịa bạc để gây ảnh hưởng cho công ty dù… chẳng để làm gì”

Bão từ phía chính cơ quan quản lý

Trở lại câu chuyện nước mắm, khởi đầu là một hội mang danh bảo vệ người tiêu dùng đứng ra “công bố kết quả nghiên cứu khoa học” một cách (dường như là chính thức). Không khác gì cái bẫy giăng ra và với những thông tin đầy đủ yếu tố báo giá, các cơ quan thông tin coi nó như một nguồn chính thống để đăng tải, trong đó hầu hết là không có ý đồ vụ lợi. Họ - một cách vô tình rơi vào cơn bão truyền thông.

Một thông tin đưa ra quanh vụ “nước mắm” này, chỉ trong vòng 2 tuần trong tháng 10.2016, trên các trang mạng xã hội có trên 44.000 bài viết, 95.000 lượt chia sẻ, 108.000 thảo luận, trên 63.000 bình luận, danh sách 67 loại nước mắm vượt ngưỡng asen được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội bởi các nghệ sĩ, diễn viên, người dùng.

Vụ việc đã gây ra cho hơn 30 doanh nghiệp nước mắm lâm vào khủng hoảng truyền thông, lao đao trong một thời gian dài. Đã có 50 tờ báo lớn nhỏ bị xử phạt, trở thành kỷ lục xử phạt báo chí từ trước đến nay.

Đáng ngạc nhiên là “nguồn phát ngôn” lại hầu như không bị chế tài kỷ luật gì

Trong bối cảnh hoạt động thương mại cạnh tranh ngày càng gay gắt, không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn giữa doanh nghiệp nội địa với nước ngoài, bên cạnh việc tìm ra những biện pháp đi đúng quỹ đạo, hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật, các ngành chức năng phải luôn ý thức cao về việc tháo gỡ vướng mắc, giúp doanh nghiệp vượt lên khó khăn, tăng sức cạnh tranh.

- Doanh nghiệp là xương sống của nền kinh tế nước nhà. Xương sống lành lặn, cứng cáp thì “cơ thể kinh tế” mới mạnh mẽ, vững vàng. Nếu cứ để doanh nghiệp phải tốn kém công sức, trí tuệ, tiền bạc chống chọi với cơn bão truyền thông thì chỉ làm suy yếu nội lực của nền kinh tế.

- Người tiêu dùng với tâm lý mong manh và niềm tin dễ đổ vỡ hôm nay dễ dàng quay lưng với sản phẩm nếu tiếp nhận thông tin bất lợi. Và đây cũng là điều kiện thuận lợi cho truyền thông đen với chiêu trò của không ít tòa báo cùng sự tiếp tay của một số cá nhân khoác trên mình tấm áo của cơ quan chức năng.

Linh Anh
TIN LIÊN QUAN

Truyền thông “bẩn” bủa vây doanh nghiệp: Hình thức tuyên án không có tội trạng!

Lê Phương (thực hiện) |

Thời gian qua, không ít vụ việc “xương máu” về thực trạng khi các cơ quan chức năng thanh, kiểm tra doanh nghiệp (DN), dù mới có một số nội dung ban đầu về các hiện tượng có dấu hiệu sai phạm nhưng một số cơ quan truyền thông, báo chí đã loan tin “nhiệt tình”, khiến doanh nghiệp “liểng xiểng”.

Longform: Xử lí khủng hoảng truyền thông kiểu Con Cưng: Loay hoay và bối rối

Văn Thắng - Phạm Dung |

Việc Con Cưng “âm thầm” gỡ thông báo treo thưởng 1 tỷ cho khách hàng phát hiện ra sản phẩm không chính hãng trên website lại một lần nữa khiến cho doanh nghiệp này rơi vào khủng hoảng niềm tin của người tiêu dùng. 

Bát nháo thị trường thuốc đông y (Kỳ 1): Truyền thông “bẩn” tiếp tay cho “thần y” dỏm

NHÓM PHÓNG VIÊN LAO ĐỘNG |

Thời kỳ bùng nổ Internet, không khó để bắt gặp đâu đó những bài viết toàn lời hoa mỹ về các thầy thuốc y học cổ truyền với năng lực siêu phàm.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Truyền thông “bẩn” bủa vây doanh nghiệp: Hình thức tuyên án không có tội trạng!

Lê Phương (thực hiện) |

Thời gian qua, không ít vụ việc “xương máu” về thực trạng khi các cơ quan chức năng thanh, kiểm tra doanh nghiệp (DN), dù mới có một số nội dung ban đầu về các hiện tượng có dấu hiệu sai phạm nhưng một số cơ quan truyền thông, báo chí đã loan tin “nhiệt tình”, khiến doanh nghiệp “liểng xiểng”.

Longform: Xử lí khủng hoảng truyền thông kiểu Con Cưng: Loay hoay và bối rối

Văn Thắng - Phạm Dung |

Việc Con Cưng “âm thầm” gỡ thông báo treo thưởng 1 tỷ cho khách hàng phát hiện ra sản phẩm không chính hãng trên website lại một lần nữa khiến cho doanh nghiệp này rơi vào khủng hoảng niềm tin của người tiêu dùng. 

Bát nháo thị trường thuốc đông y (Kỳ 1): Truyền thông “bẩn” tiếp tay cho “thần y” dỏm

NHÓM PHÓNG VIÊN LAO ĐỘNG |

Thời kỳ bùng nổ Internet, không khó để bắt gặp đâu đó những bài viết toàn lời hoa mỹ về các thầy thuốc y học cổ truyền với năng lực siêu phàm.