Cụm công nghiệp Đồng Tâm: Bất ngờ với tài chính doanh nghiệp đăng ký đầu tư

Nhóm Phóng viên |

Hầu hết các doanh nghiệp đã được UBND tỉnh Hòa  Bình cấp quyết định chủ trương đầu tư tại Cụm công nghiệp (CCN) Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy đều không ghi nhận doanh thu trong nhiều năm, không có tài sản cố định.

Bộ Công Thương không xác minh thực tế vẫn phê duyệt hồ sơ?

Lần giở theo những thông tin ít ỏi mà các sở, ngành của tỉnh Hòa Bình cung cấp, phóng viên phát hiện nhiều bất ngờ về tiềm lực của các doanh nghiệp có dự án đã được UBND tỉnh Hòa Bình chấp thuận đầu tư tại Cụm công nghiệp (CCN) Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy,

Theo trả lời của chính quyền huyện Lạc Thủy, đến ngày 8.12.2021, có 5 dự án đã được UBND tỉnh Hòa Bình quyết định chủ trương đầu tư.

Trong đó, có 4 dự án đã được UBND tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư trong các năm 2012, 2016, 2017, 2018 - trước khi mở rộng CCN Đồng Tâm từ hơn 22ha lên gần 74ha. Bao gồm: Công ty TNHH MTV Phú Thiện Phát Hòa Bình; Công ty TNHH Gỗ ván ép Hoài Nam Hòa Bình; Công ty cổ phần nhựa Thái Hưng II; Công ty TNHH Thời trang K&G.

Tất cả đều là các dự án sản xuất, có tổng mức đầu tư hàng chục tỉ đồng, thời hạn là 50 năm kể từ khi ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. Kỳ vọng các dự án trên hoạt động đúng tiến độ sẽ mang lại công ăn việc làm cho người dân. Đồng thời, việc các đơn vị trên đi vào sản xuất cũng là căn cứ để dự án này được mở rộng từ hơn 22ha lên gần 74ha, theo quy định của pháp luật.

Cơ quan chức năng tỉnh Hoà Bình cho rằng, dự án CCN Đồng Tâm có tỉ lệ lấp đầy hơn 83% nhưng thực tế hiện trạng ở đây chưa thành hình.
Cơ quan chức năng tỉnh Hoà Bình cho rằng, dự án CCN Đồng Tâm có tỉ lệ lấp đầy hơn 83% nhưng thực tế hiện trạng ở đây chưa thành hình.

Trả lời câu hỏi của PV Báo Lao Động về việc CCN Đồng Tâm có đáp ứng được điều kiện mở rộng, mà cụ thể là tỉ lệ lấp đầy và cơ sở hạ tầng, theo quy định tại Nghị định 68/2017/NĐ-CP về Quản lý, phát triển CCN hay không? Bà Nguyễn Thị Hoa - Phụ trách phòng Công nghiệp thuộc Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) cho biết: "Chúng tôi chỉ căn cứ vào hồ sơ của tỉnh cung cấp, chứ không có điều kiện đi xem xét thực tế được. Điều kiện lấp đầy mình xét ở giai đoạn 1, theo báo cáo của tỉnh lấp đầy đến 83% và có 4 doanh nghiệp rồi".

Một dự án nữa đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư theo cơ quan chức năng huyện Lạc Thủy, là dự án nhà máy sản xuất vật tư ngành mộc, ngành cơ khí do Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Tân Thành Công làm chủ đầu tư.

Không phát sinh doanh thu, không tài sản cố định…

Đầu tiên là Công ty TNHH MTV Phú Thiện Phát Hòa Bình với dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột kết dính hóa vô cơ HRB, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư sớm nhất (2012) tại CCN Đồng Tâm.

Tại thời điểm kết thúc năm tài chính 2019 và 2020, vốn điều lệ của Công ty Phú Thiện Phát giữ ở mức 4,24 tỉ đồng; vốn chủ sở hữu lần lượt ở mức 3,48 tỉ và 3,52 tỉ đồng. Tổng tài sản tại ngày 31.12.2020 là 3,73 tỉ đồng. Đáng nói, tài sản cố định chỉ xấp xỉ 957 triệu đồng.

Các năm 2016, 2017, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ lần lượt 2,87 tỉ đồng và 2,74 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2018 và 2019 thì doanh nghiệp Phú Thiện Phát Hòa Bình không ghi nhận doanh thu.

Công ty TNHH Gỗ ván ép Hoài Nam Hòa Bình được chấp thuận đầu tư năm 2016, quy mô dự án hơn 31.440,4m2, tổng mức đầu tư 50 tỉ đồng. Theo quyết định chủ trương đầu tư thì dự án này phải đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 1.2018.

Thế nhưng, suốt từ năm 2016 đến năm 2020, Công ty Hoài Nam Hoà Bình không hề ghi nhận doanh thu từ bán hàng cung cấp dịch vụ. Mỗi năm chỉ phát sinh vài triệu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2020, Công ty Hoài Nam Hòa Bình bất ngờ tăng vốn điều lệ từ hơn 1,6 tỉ đồng lên 40 tỉ đồng.

Tuy nhiên, trên bảng cân đối kế toán, tài sản cố định của Công ty Hoài Nam Hòa Bình bằng 0. Đây là một điều khá phi lý đối với các doanh nghiệp sản xuất.

Kịch bản tương tự cũng xảy ra với các doanh nghiệp còn lại. Công ty TNHH Thời trang K&G có vốn điều lệ 15,01 tỉ đồng (tại ngày 31.12.2020). Suốt từ năm 2017 đến năm 2020, Công ty K&G cũng không ghi nhận 1 đồng doanh thu nào. Tài sản cố định của doanh nghiệp bằng 0.

Công ty cổ phần nhựa Thái Hưng II được thành lập tháng 4 năm 2017 với vốn điều lệ 20 tỉ đồng, đến tháng 8.2017 được chấp thuận đầu tư dự án nhà máy bao bì nhựa Thái Hưng, tổng mức đầu tư 27 tỉ đồng.

Theo quyết định chủ trương đầu tư thì đến tháng 7.2019, dự án phải đi vào hoạt động. Thế nhưng kể từ khi thành lập đến hết năm 2020, Công ty Thái Hưng II cũng không có doanh thu. Tài sản cố định cũng bằng 0.

Nhóm Phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Nghịch lý Cụm công nghiệp Đồng Tâm: Giải phóng 58% đã lấp đầy 83% mặt bằng

Nhóm Phóng viên |

Từ một dự án “rùa bò” chưa có doanh nghiệp nào hoạt động trên thực tế, nhưng bất ngờ, dự án Cụm công nghiệp (CCN) Đồng Tâm sau khi “thay ngựa giữa dòng” lại phình to hơn 3 lần.

Hòa Bình: Dự án Cụm công nghiệp Đồng Tâm 17 năm vẫn chưa thành hình

Nhóm Phóng viên |

Từ năm 2005, UBND tỉnh Hòa Bình đã khởi động triển khai dự án Cụm công nghiệp (CCN) Đồng Tâm, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, 17 năm qua, dự án này gần như chưa hoạt động gì nhiều, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất.

Bêu tên nhiều chủ đầu tư nợ hàng trăm tỉ đồng tiền đất

CAO NGUYÊN |

Hàng loạt chủ đầu tư các dự án nhà ở, khu đô thị đến nay vẫn chưa thực hiện theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP), nộp số tiền bổ sung vào tài khoản tạm giữ của TTCP do điều chỉnh quy hoạch, sai phạm về thực hiện nghĩa vụ tài chính...

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Nghịch lý Cụm công nghiệp Đồng Tâm: Giải phóng 58% đã lấp đầy 83% mặt bằng

Nhóm Phóng viên |

Từ một dự án “rùa bò” chưa có doanh nghiệp nào hoạt động trên thực tế, nhưng bất ngờ, dự án Cụm công nghiệp (CCN) Đồng Tâm sau khi “thay ngựa giữa dòng” lại phình to hơn 3 lần.

Hòa Bình: Dự án Cụm công nghiệp Đồng Tâm 17 năm vẫn chưa thành hình

Nhóm Phóng viên |

Từ năm 2005, UBND tỉnh Hòa Bình đã khởi động triển khai dự án Cụm công nghiệp (CCN) Đồng Tâm, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, 17 năm qua, dự án này gần như chưa hoạt động gì nhiều, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất.

Bêu tên nhiều chủ đầu tư nợ hàng trăm tỉ đồng tiền đất

CAO NGUYÊN |

Hàng loạt chủ đầu tư các dự án nhà ở, khu đô thị đến nay vẫn chưa thực hiện theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP), nộp số tiền bổ sung vào tài khoản tạm giữ của TTCP do điều chỉnh quy hoạch, sai phạm về thực hiện nghĩa vụ tài chính...