COVID-19 tác động, CPI quý 1 tăng 5,56%, cao nhất trong 5 năm

Khánh Vũ |

CPI tăng 5,56% so với cùng kỳ năm 2019 - mức tăng bình quân quý I cao nhất trong 5 năm giai đoạn 2016 -2020. Lạm phát cơ bản tháng 3 năm 2020 giảm 0,06% so với tháng trước.

Chiều 27.3.2020, Tổng cục Thống kê công bố, do những  động như: Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do chủng virus mới gây ra (SARS-CoV-2); cuộc chiến giá dầu giành thị phần thế giới giữa tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga làm cho giá xăng dầu thế giới giảm mạnh; nguồn cung gia cầm dồi dào là các nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3.2020 giảm 0,72% so với tháng trước.

Tuy nhiên, CPI tháng 3.2020 tăng 0,34% so với tháng 12.2019, tăng 4,87% so với cùng kỳ năm trước.

“Bình quân quý I năm 2020, CPI tăng 5,56% so với cùng kỳ năm 2019 - mức tăng bình quân quý I cao nhất trong 5 năm giai đoạn 2016 -2020” – ông Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh.

Điều đáng chú ý là, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhưng so với tháng trước, CPI tháng 3.2020 giảm 0,72%.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, 7 nhóm hàng có chỉ số giá giảm, gồm: Giao thông vận tải: Giảm 4,87%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,4%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,43%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,25%; may mặc, mũ nón và giầy dép giảm 0,15%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,11%; bưu chính viễn thông giảm 0,06%.

Có 4 nhóm hàng tăng giá là: Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,16%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%; Giáo dục tăng 0,04%.

Phân tích về các nguyên nhân tăng giá tiêu dùng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho rằng, tác động chính vẫn bởi giá gạo tăng 1,39% do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhu cầu tiêu dùng và dự trữ gạo của người dân tăng.

Bên cạnh đó, giá gạo xuất khẩu tăng do nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước như Trung Quốc, Philippines, Malaysia… tăng. Ước quý I/2020 xuất khẩu gạo tăng 1,1% về lượng và tăng 7,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 0,37%, giá nước sinh hoạt tăng 1,65% do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, người dân hạn chế ra ngoài nên nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt tăng cao hơn.

Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhu cầu về một số loại vật tư y tế, thuốc phòng và chữa bệnh, lương thực, thực phẩm chế biến sẵn tăng nên giá các mặt hàng này tăng từ 0,15% - 0,39% so với tháng trước.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, giá các mặt hàng như: Xăng dầu, gas, thịt gia cầm, hoa quả tươi… giảm, đã góp phần kìm đà tăng CPI quý I/2020.

Khánh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Tháng 2.2020: Khách quốc tế giảm mạnh, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Chiều tối 3.3, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng cao nhất cùng kỳ trong 7 năm gần đây

L.V |

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1.2020 tăng 1,23% so với tháng 12.2019; tăng 6,43% so với tháng 1.2019 - mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng 1 trong 7 năm gần đây.

Chỉ số giá tiêu dùng quý I/2019 tăng thấp nhất trong 3 năm qua

Minh Hạnh |

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ KHĐT), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3.2019 giảm 0,21% so với tháng 2, trong đó 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm. Qua đó, CPI bình quân của quý I/2019 tăng 2,63% so với bình quân cùng kỳ năm 2018, đây là mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tháng 2.2020: Khách quốc tế giảm mạnh, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Chiều tối 3.3, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng cao nhất cùng kỳ trong 7 năm gần đây

L.V |

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1.2020 tăng 1,23% so với tháng 12.2019; tăng 6,43% so với tháng 1.2019 - mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng 1 trong 7 năm gần đây.

Chỉ số giá tiêu dùng quý I/2019 tăng thấp nhất trong 3 năm qua

Minh Hạnh |

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ KHĐT), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3.2019 giảm 0,21% so với tháng 2, trong đó 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm. Qua đó, CPI bình quân của quý I/2019 tăng 2,63% so với bình quân cùng kỳ năm 2018, đây là mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây.