Công ty Cấp nước Hải Phòng: Hiệu quả kinh doanh thua kém nhiều "đàn em"

Tùng Thư |

Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng (Mã chứng khoán: HPW) có vốn điều lệ 742 tỉ đồng, phần vốn nhà nước chiếm 80,6% do UBND TP.Hải Phòng quản lý. Là doanh nghiệp cấp nước có sản lượng lớn thứ 2 ở miền Bắc (chỉ đứng sau Công ty nước sạch Hà Nội Hawacom) và là doanh nghiệp cấp nước lớn nhất ở miền Bắc đã cổ phần hóa, nhưng hiệu quả kinh doanh của HPW lại thua xa nhiều “đàn em”.

Tổng quan: Sở hữu nhiều lợi thế

Được cổ phần hóa năm 2015, HPW có địa bàn kinh doanh trải dài trên toàn bộ thành phố Hải Phòng với tổng số 331.000 hộ khách hàng, lượng nước sản xuất 80,36 triệu m3. Với sản lượng này, HPW là doanh nghiệp có quy mô lớn thứ 2 trong số các doanh nghiệp cấp nước ở miền Bắc (chỉ đứng sau Công ty nước sạch Hà Nội Hawacom) và là doanh nghiệp cấp nước lớn nhất ở miền Bắc đã cổ phần hóa.

Thực tế, HPW có rất nhiều ưu thế, có thể kể tới như: được hưởng các khoản viện trợ không hoàn lại và tài trợ ưu đãi của Nhật Bản để học tập kinh nghiệm, nâng cao chất lượng nhân lực, đầu tư nâng cấp hệ thống cấp nước…; không chịu áp lực cạnh tranh giữa các công ty cấp nước trên cùng một địa bàn; kinh doanh trên địa bàn có nhiều ưu thế về dân số và tăng trưởng nên tiềm năng rất lớn.

Tại thời điểm cổ phần hóa vào năm 2015, HPW đang quản lý và sử dụng 36 lô đất lớn với tổng diện tích 212.531 m2 ở nhiều vị trí vàng tại Hải Phòng, ví dụ như: 2205,5 m2 ở 54 Đinh Tiên Hoàng, Q. Hồng Bàng; 86.427,5 m2 ở 249 Tôn Đức Thắng - Q. Lê Chân; 2688,7 m2 ở khu đô thị Cựu Viên - Q. Kiến An; 30.045m2 ở xã Thái Sơn, huyện An Lão, 12.668,8 m2 ở Phường Vạn Sơn - Quận Đồ Sơn, 658m2 ở 426 Lê Duẩn - Q. Kiến An…

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2021, tại ngày 31.3.2021, HPW có Đầu tư tài chính ngắn hạn 47,5 tỉ đồng, Tiền và tương đương tiền 407,5 tỉ đồng (tăng 15% so với đầu năm), trong đó Tiền mặt 187 tỉ và Các khoản tương đương tiền 220,5 tỉ đồng.

Điều khó hiểu khiến giới đầu tư thắc mắc là ngành nghề kinh doanh nước sạch vốn khá ổn định và ít có nhu cầu vốn lưu động, nhưng HPW vẫn duy trì lượng tiền mặt và tương đương tiền lớn khá lớn.

Doanh thu quý I/2021 của HPW đạt 235,5 tỉ đồng, xấp xỉ quý I/2020, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng đều xấp xỉ cùng kỳ 2020. Vì thế, lợi nhuận sau thuế quý I của HPW đạt 14,5 tỉ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo tài liệu Đại hội cổ đông, năm 2020 HPW có sản lượng nước tiêu thụ 72,54 triệu m3 (tăng 5,1% so với 2019), tỉ lệ thất thoát nước 10,3%, giá nước bình quân đạt 12.099 đ/m3, doanh thu hợp nhất 996 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 89,3 tỉ, chia cổ tức 8%.

Năm 2021, HPW đặt kế hoạch nâng số khách hàng lên 342.000 hộ, tỉ lệ thất thoát nước nhỏ hơn 11,8%, sản xuất 83,8 triệu m3 nước, sản lượng nước tiêu thụ 74,76 triệu m3, doanh thu 948,7 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 84,6 tỉ đồng.

Hệ suất sinh lời thấp

Sau khi cổ phần hóa, doanh thu của HPW đã tăng từ 689 tỉ năm 2016 lên tới 996 tỉ đồng năm 2020. Tuy nhiên lợi nhuận của công ty vẫn còn khá khiêm tốn, tỉ suất lợi nhuận/doanh thu của HPW không cải thiện trong 4 năm qua.

So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành cấp nước thì tỉ suất lợi nhuận/doanh thu và lợi nhuận/vốn điều lệ của HPW thuộc loại rất thấp. Đơn cử như Công ty Cổ phần Cấp nước Long Khánh (Mã chứng khoán: LKW) có EPS (tỉ suất lợi nhuận trên cổ phần) năm 2020 đạt 5.520 đồng (gấp 4 lần HPW) và có tỉ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu đạt 28,75% (gấp 3 lần HPW).

Hay như Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (Mã chứng khoán:VCW) có doanh thu chỉ bằng nửa HPW nhưng lợi nhuận lớn gấp đôi HPW, nói cách khác tỉ lệ lợi nhuận/doanh thu của VCW cao gấp 4 lần HPW.

Một ví dụ khác là Công ty Cổ phần Cấp nước Bà Rịa-Vũng Tàu có doanh thu nhỏ hơn HPW khá nhiều nhưng lợi nhuận lại lớn gần gấp 3 lần HPW.

Đánh giá của giới đầu tư chỉ ra thực trạng chỉ số tài chính của HPW chưa phản ánh đúng tiềm năng và lợi thế của công ty, đòi hỏi cần phải có cải thiện về năng lực quản trị, hợp lý hóa chi phí, năng suất lao động...

Nếu các tỉ suất sinh lời của HPW được cải thiện, Cổ đông Nhà nước (UBND TP Hải Phòng) sẽ được hưởng lợi lớn nhất do đang sở hữu 80,6% cổ phần tại đây. Ngược lại, với lợi nhuận khiêm tốn, tỉ suất sinh lời thấp so với nhiều doanh nghiệp cùng ngành như hiện nay, thì Cổ đông Nhà nước chịu thiệt thòi trước tiên.

Đại diện cho UBND TP Hải Phòng quản lý vốn tại HPW gồm 4 người là:

Ông Trần Việt Cường - Chủ tịch HĐQT của HPW, nắm giữ hơn 26 triệu cổ phiếu HPW tương ứng 35,08% vốn điều lệ.

Ông Đặng Hữu Dũng - Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, nắm giữ hơn 15 triệu cổ phiếu HPW, tương ứng 20,25% vốn điều lệ.

Ông Trần Văn Dương - Thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc, nắm giữ hơn 15 triệu cổ phiếu HPW, tương ứng 20,25% vốn điều lệ.

Ông Nguyễn Đăng Ninh - Thành viên HĐQT, Kế toán trưởng, nắm giữ hơn 7 triệu cổ phiếu HPW, tương ứng 10,25% vốn điều lệ.


Tùng Thư
TIN LIÊN QUAN

Công ty cấp nước có sản lượng lớn thứ 3 toàn quốc - Dowaco làm ăn ra sao?

Tùng Thư |

Qúy IV/2020, chi phí tài chính của Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai (Dowaco, UPCOM:DNW) đột nhiên tăng 5 lần lên 104,5 tỉ khiến lợi nhuận sau thuế âm 32,9 tỉ trong khi cùng kỳ 2019 lãi 50,6 tỉ đồng.

Xây dựng hệ thống cấp nước Xuân Mai: Hà Nội “chạy” trước quy hoạch, “ưu ái” cho doanh nghiệp

văn nguyễn |

Dù không nằm trong Quy hoạch cấp nước Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013 nhưng UBND TP.Hà Nội vẫn chấp thuận cho Công ty Cổ phần nước Aqua One của bà Đỗ Thị Kim Liên (được biết đến với tên gọi khác là “Shark” Liên) đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Xuân Mai, phục vụ cung cấp nước cho người dân Hà Nội. Đây cũng chính là doanh nghiệp đầu tư xây dựng Nhà máy nước mặt Sông Đuống đang vướng rất nhiều lùm xùm quanh câu chuyện phá vỡ quy hoạch của Thủ tướng và mức giá bán nước quá cao.

Liên quan đến Nhà máy nước mặt Sông Đuống: Hà Nội điều chỉnh những gì trong quy hoạch cấp nước?

Văn Nguyễn |

Trong Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch Cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Cty CP nước và môi trường Việt Nam (Viwase) lập và được UBND TP.Hà Nội trình xin HĐND TP thông qua, xuất hiện nhiều thay đổi lớn trong công suất cấp và mạng lưới cấp nước của các nhà máy nước mặt so với quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013.

Bỏ hoang trên 20ha đất "vàng" tại trung tâm thành phố Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Khu đất rộng hơn 20ha nằm tại trung tâm thành phố Ninh Bình (thuộc phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình), được phân lô, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ năm 2009 nhưng đến nay vẫn nằm bỏ hoang gây lãng phí.

Chiêu lừa đảo chiếm đoạt tiền nhằm vào tài khoản quảng cáo Facebook

Mạnh Cường |

Vì một chút lơ là, chị Nguyễn Thị Hoài (Nam Định) đã bị kẻ gian lừa mất hơn 3 triệu đồng. Đáng nói, đây là một chiêu lừa mới của kẻ gian, thường nhắm đến các tài khoản quảng cáo Facebook.

Không có căn cứ giải quyết vụ công ty nợ bảo hiểm xã hội tại Bắc Ninh

Bảo Hân |

Về nợ bảo hiểm xã hội của người lao động, hiện nay, do pháp luật của Việt Nam chưa có quy định và hướng dẫn giải quyết đối với trường hợp doanh nghiệp có người đại diện pháp luật của doanh nghiệp bỏ trốn, nên các cơ quan chức năng không có căn cứ để giải quyết.

Chuỗi cung ứng đa quốc gia đe dọa vị thế nhà sản xuất của Trung Quốc

Thanh Hà |

Các công ty toàn cầu đang để mắt đến chuỗi cung ứng ở Châu Á gọi là Altasia - nhóm được coi là có nhiều tiềm năng để thay thế sản xuất ở Trung Quốc.

Lứa cầu thủ trẻ trưởng thành dưới bàn tay của ông Philippe Troussier

AN NGUYÊN |

Lứa cầu thủ tham dự SEA Games 32 tới đây cũng chính là những "viên ngọc thô" mà huấn luyện viên Philippe Troussier từng mài giũa ở các đội tuyển trẻ.

Công ty cấp nước có sản lượng lớn thứ 3 toàn quốc - Dowaco làm ăn ra sao?

Tùng Thư |

Qúy IV/2020, chi phí tài chính của Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai (Dowaco, UPCOM:DNW) đột nhiên tăng 5 lần lên 104,5 tỉ khiến lợi nhuận sau thuế âm 32,9 tỉ trong khi cùng kỳ 2019 lãi 50,6 tỉ đồng.

Xây dựng hệ thống cấp nước Xuân Mai: Hà Nội “chạy” trước quy hoạch, “ưu ái” cho doanh nghiệp

văn nguyễn |

Dù không nằm trong Quy hoạch cấp nước Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013 nhưng UBND TP.Hà Nội vẫn chấp thuận cho Công ty Cổ phần nước Aqua One của bà Đỗ Thị Kim Liên (được biết đến với tên gọi khác là “Shark” Liên) đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Xuân Mai, phục vụ cung cấp nước cho người dân Hà Nội. Đây cũng chính là doanh nghiệp đầu tư xây dựng Nhà máy nước mặt Sông Đuống đang vướng rất nhiều lùm xùm quanh câu chuyện phá vỡ quy hoạch của Thủ tướng và mức giá bán nước quá cao.

Liên quan đến Nhà máy nước mặt Sông Đuống: Hà Nội điều chỉnh những gì trong quy hoạch cấp nước?

Văn Nguyễn |

Trong Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch Cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Cty CP nước và môi trường Việt Nam (Viwase) lập và được UBND TP.Hà Nội trình xin HĐND TP thông qua, xuất hiện nhiều thay đổi lớn trong công suất cấp và mạng lưới cấp nước của các nhà máy nước mặt so với quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013.