Công ty cấp nước có sản lượng lớn thứ 3 toàn quốc - Dowaco làm ăn ra sao?

Tùng Thư |

Qúy IV/2020, chi phí tài chính của Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai (Dowaco, UPCOM:DNW) đột nhiên tăng 5 lần lên 104,5 tỉ khiến lợi nhuận sau thuế âm 32,9 tỉ trong khi cùng kỳ 2019 lãi 50,6 tỉ đồng.

DNW vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng quý IV/2020 cùng văn bản giải trình.

Tuy chỉ có vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng nhưng hiện nay DNW là công ty cấp nước có sản lượng đứng thứ 3 toàn quốc (sau Sawaco và Hawacom) với sản lượng xấp xỉ 450.000 m3/ngày đêm (và đang triển khai dự án Nhơn Trạch 2 để tăng thêm 100.000m3/ngày).

Sản lượng của DNW cao hơn 11% so với Biwase là công ty có công suất đứng thứ 4 toàn quốc. Cổ đông nhà nước nắm 64% vốn của DNW là Tổng công ty Sonadezi, hai cổ đông chiến lược là CTCP Nước Môi trường Bình Dương (Biwase) nắm 17,7% và CTCP nước Thủ Dầu Một nắm 12% (hai cổ đông này có chung chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Văn Thiền).

Theo báo cáo tài chính riêng, doanh thu quý IV/2020 đạt 244,7 tỉ đồng, tăng rất nhẹ so với cùng kỳ 2019, lợi nhuận gộp đạt 93,9 tỉ, tăng 12%.

Tuy nhiên chi phí tài chính tăng 5 lần lên 104,5 tỉ khiến lợi nhuận sau thuế quý IV/2020 của DNW âm 32,9 tỉ trong khi quý IV/2019 lãi 50,6 tỉ.

Lũy kế cả năm 2020 DNW đạt doanh thu 984 tỉ đồng, tăng 4,5% so với năm 2019, lợi nhuận sau thuế cả năm 2020 đạt 150 tỉ, giảm 6,3%.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất, lũy kế cả năm 2020, DNW đạt doanh thu hợp nhất 1.116 tỉ đồng, tăng 4% so với năm 2019, lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2020 đạt 161,2 tỉ, giảm 6,2% so với 2019.

CTCP Cấp nước Đồng Nai được cổ phần hóa năm 2014, hiện có 9 chi nhánh cấp nước, 2 công ty con (CTCP cấp nước Nhơn Trạch và CTCP cấp nước Long Khánh) và 2 công ty liên kết.

Tại Đại hội cổ đông thường niên 2020 của Sonadezi - cổ đông nhà nước nắm 64% vốn của DNW, nhà đầu tư rất quan tâm đến lộ trình thoái vốn của Sonadezi tại DNW.

Theo trình bày của SNZ trong tài liệu ĐHCĐ thì việc thoái vốn tại DNW đang có vướng mắc trong hồ sơ miễn giảm tiền thuế đất và công tác quyết toán các dự án hệ thống cấp nước.

Cuối năm 2020, DNW bỗng quyết định phát hành tăng vốn điều lệ lên 1.200 tỉ đồng. Tuy nhiên, hiện chưa rõ cổ đông nhà nước có thực hiện quyền mua để giữ nguyên tỉ lệ sở hữu ở DNW hay là sẽ bán đấu giá quyền mua và giảm tỉ lệ sở hữu.

Tùng Thư
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng hệ thống cấp nước Xuân Mai: Hà Nội “chạy” trước quy hoạch, “ưu ái” cho doanh nghiệp

văn nguyễn |

Dù không nằm trong Quy hoạch cấp nước Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013 nhưng UBND TP.Hà Nội vẫn chấp thuận cho Công ty Cổ phần nước Aqua One của bà Đỗ Thị Kim Liên (được biết đến với tên gọi khác là “Shark” Liên) đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Xuân Mai, phục vụ cung cấp nước cho người dân Hà Nội. Đây cũng chính là doanh nghiệp đầu tư xây dựng Nhà máy nước mặt Sông Đuống đang vướng rất nhiều lùm xùm quanh câu chuyện phá vỡ quy hoạch của Thủ tướng và mức giá bán nước quá cao.

Liên quan đến Nhà máy nước mặt Sông Đuống: Hà Nội điều chỉnh những gì trong quy hoạch cấp nước?

Văn Nguyễn |

Trong Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch Cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Cty CP nước và môi trường Việt Nam (Viwase) lập và được UBND TP.Hà Nội trình xin HĐND TP thông qua, xuất hiện nhiều thay đổi lớn trong công suất cấp và mạng lưới cấp nước của các nhà máy nước mặt so với quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013.

Giữa Thủ đô, dân khốn đốn vì dự án cấp nước sạch vẫn “nằm trên giấy”

Hoàng Vũ - Quang Minh |

Mặc dù UBND TP. Hà Nội đã có quyết định chủ trương đầu tư, thực hiện dự án phân phối nước sạch cho 18 xã của huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và đến hết năm 2020 phải hoàn thiện, tuy nhiên trên thực tế, vẫn chưa có bất cứ đường ống nào được lắp đặt tại nhiều xã của huyện này.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Xây dựng hệ thống cấp nước Xuân Mai: Hà Nội “chạy” trước quy hoạch, “ưu ái” cho doanh nghiệp

văn nguyễn |

Dù không nằm trong Quy hoạch cấp nước Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013 nhưng UBND TP.Hà Nội vẫn chấp thuận cho Công ty Cổ phần nước Aqua One của bà Đỗ Thị Kim Liên (được biết đến với tên gọi khác là “Shark” Liên) đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Xuân Mai, phục vụ cung cấp nước cho người dân Hà Nội. Đây cũng chính là doanh nghiệp đầu tư xây dựng Nhà máy nước mặt Sông Đuống đang vướng rất nhiều lùm xùm quanh câu chuyện phá vỡ quy hoạch của Thủ tướng và mức giá bán nước quá cao.

Liên quan đến Nhà máy nước mặt Sông Đuống: Hà Nội điều chỉnh những gì trong quy hoạch cấp nước?

Văn Nguyễn |

Trong Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch Cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Cty CP nước và môi trường Việt Nam (Viwase) lập và được UBND TP.Hà Nội trình xin HĐND TP thông qua, xuất hiện nhiều thay đổi lớn trong công suất cấp và mạng lưới cấp nước của các nhà máy nước mặt so với quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013.

Giữa Thủ đô, dân khốn đốn vì dự án cấp nước sạch vẫn “nằm trên giấy”

Hoàng Vũ - Quang Minh |

Mặc dù UBND TP. Hà Nội đã có quyết định chủ trương đầu tư, thực hiện dự án phân phối nước sạch cho 18 xã của huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và đến hết năm 2020 phải hoàn thiện, tuy nhiên trên thực tế, vẫn chưa có bất cứ đường ống nào được lắp đặt tại nhiều xã của huyện này.