Công bố danh sách tỉ phú thế giới năm 2021: Những doanh nhân góp phần tạo nên Việt Nam giàu mạnh

Lan Hương |

Tạp chí Forbes (Mỹ) vừa công bố danh sách tỉ phú thế giới năm 2021. Trong đó, Việt Nam lần đầu tiên có tới 6 đại diện, nhiều hơn 2 đại diện so với năm 2020. Đây là năm Việt Nam có nhiều đại diện nhất trong danh sách.

Nước không thể giàu mạnh nếu cộng đồng doanh nghiệp yếu kém

Những tỉ phú được Forbes “điểm danh” năm nay đều là những gương mặt quen trên thương trường. Năm nay, ông Trần Đình Long và ông Nguyễn Đăng Quang trở lại “đường đua” Top tỉ phú thế giới Forbes sau một năm bị rớt khỏi danh sách.

Một năm qua, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hoà Phát và MSN của Tập đoàn Masan tăng vọt kéo theo khối tài sản và túi tiền của 2 ông ngày càng dầy hơn, giúp 2 tỉ phú trở lại danh sách đầy ngoạn mục.

Trong số 6 tỉ phú Việt Nam, nhóm “đại gia” từ Đông Âu về nước chiếm ưu thế khi góp mặt tới 4 người gồm ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh.

Ông Phạm Nhật Vượng, 52 tuổi, Chủ tịch Vingroup tiếp tục là người giàu nhất tại Việt Nam với khối tài sản theo tính toán của Forbes là 8,5 tỉ USD (tính đến thời điểm 8.4.2021). Tuy nhiên, nếu tính theo giá trị cổ phiếu mà doanh nhân này nắm giữ, tài sản sẽ lên tới hơn 10 tỉ USD.

Việt Nam còn thiếu tỉ phú đưa thương hiệu Việt ra thế giới

Để trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam phải liên tục duy trì tăng trưởng cao trong hơn 20 năm tới, thu nhập bình quân đầu người cần vượt qua mức 12.000USD. Đây là mục tiêu thách thức vì khi thu nhập ngày càng cao, việc đạt thêm phần trăm tăng trưởng sẽ càng khó khăn hơn, nhưng Việt Nam có nguồn lực, có cơ sở để biến khát vọng thành hiện thực. Quan trọng là trụ cột của đất nước - cộng đồng DN phải được định hướng phát triển ở tầm cao mới, không chỉ đơn thuần là tìm kiếm lợi nhuận mà phải sáng tạo giá trị cho xã hội, hướng đến phát triển bền vững, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của đất nước.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - chuyên gia kinh tế nhận định: “Tôi trân trọng những đóng góp của các doanh nhân được Forbes vinh danh. Tuy nhiên, con số 6 tỉ phú còn quá nhỏ bé so với 100 triệu dân Việt Nam. Hiện nay mới chỉ có 9,2 doanh nghiệp/ 1 triệu dân. Thì con số như vậy còn quá thấp so với Singapore, Hongkong, Malaysia. Tôi hy vọng trong thời gian tới con số tỉ phú Việt Nam có mặt trong danh sách Forbes sẽ nâng lên hơn nữa thì mới tương xứng với dân số 100 triệu của Việt Nam".

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Phạm Xuân Hoè - chuyên gia kinh tế - cho biết: "Tôi có góc nhìn hơi khác. Việt Nam còn đang khuyết thiếu những tỉ phú và doanh nghiệp Việt mang sản phẩm Việt Nam ra thị trường quốc tế. Trong khi các doanh nghiệp FDI thì lại đang tận dụng mọi ưu thế để đem nông sản Việt Nam bán thế giới. Một chiếc lá tía tô người Nhật trồng ở Lâm Đồng bán giá 700 đồng.

Chúng ta cần nhìn lại sản phẩm thương hiệu Việt Nam. Thông điệp mà Chính phủ đưa ra rất đúng, nếu bắt nguồn từ doanh nghiệp thì đất nước mạnh lên, thu nhập GDP tăng lên, thuế tăng, cuộc sống người dân tăng lên. Những tỉ phú xuất hiện, tuy nhiên cần nhìn 2 góc độ. Những người tỉ phú Việt Nam thì hầu hết đều bắt đầu từ Bất động sản, được hưởng lợi lớn từ chênh lệch giá đất, tích tụ vốn của người đó chưa đúng với cạnh tranh nguyên lý thị trường, tạo sự bất bình đẳng. Nếu Việt Nam có tỉ phú tạo ra sản phẩm nông nghiệp mang thương hiệu đất nước ra cạnh tranh bán trên thị trường quốc tế, chủ đạo chiếm lĩnh thị trường thế giới thì mới tạo công ăn việc làm bền vững, GDP bền vững".

Theo Forbes, ông Phạm Nhật Vượng là người giàu thứ 344 trên thế giới, cao hơn thứ hạng trong năm trước.

Đứng thứ 2 là CEO Vietjet, bà Nguyễn Thị Phương Thảo với khối tài sản 2,8 tỉ USD.

Xếp ở vị trí thứ 3 là Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long với khối tài sản 2,2 tỉ USD.

Ba tỉ phú còn lại của Việt Nam là Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh (1,6 tỉ USD), Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương (1,6 tỉ USD) và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang (1,2 tỉ USD).

Trong số các tỉ phú trong danh sách năm nay, chỉ duy nhất tỉ phú Trần Bá Dương là chưa đưa doanh nghiệp chủ chốt của mình lên sàn. Tuy vậy, ông Dương hiện là Chủ tịch và trực tiếp nắm quyền kiểm soát đối với HAGL Agrico.

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Nói đến tập đoàn VinGroup, người Việt Nam khá quen thuộc với hệ sinh thái Vin như ở nhà Vinhomes, đi siêu thị VinMart, khám bệnh Vinmec, học ở VinSchool, đi nghỉ dưỡng VinPearl, đi xe VinFast…

Và ông chủ của Tập đoàn VinGroup là tỉ phú Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam theo Forbes.

Trên sàn chứng khoán, mã cổ phiếu VIC (Tập đoàn Vingroup), VHM (Công ty cổ phần Vinhomes), VRE (Công ty cổ phần Vincom Retail) đều nằm trong rổ VN30. Đây là rổ những mã cổ phiếu có tính thanh khoản cao, vốn hoá cao nhất thị trường.

Ông Phạm Nhật Vượng từng học ở Nga và bắt đầu kinh doanh mì ăn liền ở Ukraine vào những năm 1990 trước khi về nước.

Hiện nay Vingroup đang tập trung sản xuất ôtô Vinfast, phát triển bất động sản Vinhomes và sản xuất điện thoại thông minh Vinsmart và các thiết bị khác.

Theo thông tin trên Forbes, tháng 12.2020, ông Phạm Nhật Vượng và vợ lập Quỹ VinFuture và trao Giải thưởng VinFuture trị giá 4,5 triệu đôla cho đổi mới khoa học và công nghệ.

Tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo - Bông hồng quyền lực duy nhất trong danh sách tỉ phú Việt Nam

"Trên thương trường, không có chỗ cho sự yếu đuối. Đã làm kinh doanh phải chấp nhận sự sòng phẳng. Các đối thủ cạnh tranh không bao giờ buông tha cho bạn vì bạn là phụ nữ" - CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo từng nói.

Không chỉ là bà chủ hãng hàng không giá rẻ, ít người biết bà Nguyễn Thị Phương Thảo từng tham gia sáng lập và điều hành hai ngân hàng VIB và Techcombank. Bà Thảo cũng tham gia vào lĩnh vực bất động sản.

“Ông vua ngành thép” Trần Đình Long - tỉ phú USD từng bị mỉa mai "biết gì về thép mà làm"

Khi biết ông Trần Đình Long quyết định làm thép, một trùm buôn thép thời đó mỉa mai "biết gì về thép mà làm". Thời điểm đó, thủ phủ ngành Thép ở Việt Nam đặt tại Thái Nguyên,

Bỏ qua lời chê bai, năm 1996, ông Trần Đình Long và một người bạn bắt đầu sản xuất ống thép từ nhà máy Hoà Phát đầu tiên ở Hưng Yên. Bốn năm sau, thép xây dựng xuất hiện trong danh mục sản phẩm mới của doanh nghiệp. Rồi công ty có thêm nhà máy mới ở Bình Dương, Đà Nẵng, Long An, khu liên hợp tại Hải Dương và đặc biệt là khu liên hợp Dung Quất.

Dù là một kẻ tay mơ nhưng cú rẽ ngang sang thép đã mang về thắng lợi lớn, không chỉ đóng góp 80% doanh thu, đưa Hòa Phát thành “ông trùm” ngành Thép Việt mà còn đưa Chủ tịch Trần Đình Long vào danh sách tỉ phú USD do Forbes bình chọn.

Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Tập đoàn Thaco - kỹ sư "vét mỡ bò" thành tỉ phú USD

Vị tỉ phú USD thứ 3 của Việt Nam là ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Tập đoàn ôtô Trường Hải (Thaco) với giá trị tài sản được ghi nhận là 1,7 tỉ USD, xếp hạng 1.349 trên thế giới. Ông Trần Bá Dương (SN 1960) nằm trong số ít những đại gia Việt giàu lên nhờ đầu tư ngành công nghiệp nặng mà không phải là từ đất đai.

Ông Trần Bá Dương là người sáng lập và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải. Ngoài ra ông còn được biết đến tới tư cách Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh - doanh nghiệp đang đầu tư những dự án hàng tỉ đôla vào khu đô thị mới Thủ Thiêm. Thời gian gần đây ông Trần Bá Dương được mệnh danh là người giải cứu các đại gia Việt, khi chi ra cả tỉ đô là để đầu tư vào Công ty nông nghiệp của Bầu Đức và công ty Hùng Vương của "Vua cá tra" Dương Ngọc Minh.

Ông Nguyễn Đăng Quang - tỉ phú mì gói, tương ớt, xì dầu

Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Tập đoàn Masan - nổi tiếng với triết lý Keep Going. “Người dạy người Nga cách ăn mỳ gói” là tên mà người ta gọi ông chủ của Tập đoàn Masan

Khi bị hỏi vì sao học Tiến sĩ về vật lý hạt nhân nhưng lại đi buôn mỳ gói?", ông Quang trả lời “Hơn hai mươi năm trước, tình hình kinh tế Việt Nam còn khó khăn, nhu cầu "no bụng" người Việt Nam là rất cấp thiết, cách tốt nhất và nhanh nhất mà họ có được là một gói mỳ. Đến một ngày, Masan phát hiện ra không chỉ riêng gì người Việt Nam mà còn 140 triệu người dân Nga cũng cần gói mỳ để giải quyết cơn đói lòng".

Và với tư duy đơn giản đó, Bloomberg đặt biệt danh cho ông chủ Masan Nguyễn Đăng Quang là "ông trùm" hàng tiêu dùng Việt Nam và nhấn mạnh con đường trở thành tỉ phú của vị doanh nhân này dựa trên mục tiêu đưa nước mắm và các đồ gia vị "bắt buộc phải có" vào trong căn bếp của mọi hộ gia đình Việt. Hiện ông Quang vẫn giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc của Tập đoàn Masan. Ngoài ra, ông còn là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của Techcombank, Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo.

Ông Hồ Hùng Anh - tỉ phú USD đầu tiên của ngành ngân hàng

Ông Hồ Hùng Anh là doanh nhân tự thân, làm giàu từ ngành hàng tiêu dùng và ngân hàng. Tương tự như các đại gia từ Đông Âu khác như ông Phạm Nhật Vượng hay ông Nguyễn Đăng Quang, vị Chủ tịch HĐQT của ngân hàng Techcombank khá kín tiếng và rất ít khi xuất hiện trước giới truyền thông.

Ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh được xem là cặp bài trùng tham gia xây dựng 2 đế chế Masan và Techcombank. Tháng 4.2018, ông Hồ Hùng Anh rút khỏi Masan để tập trung vào Techcombank theo những quy định riêng của ngành Ngân hàng, còn ông Nguyễn Đăng Quang tiếp tục vận hành Masan.

Dưới thời ông Hùng Anh, Techcombank theo đuổi chiến lược khách hàng là trung tâm, cung cấp giải pháp tài chính toàn diện không chỉ cho khách hàng mà còn cả nhà cung cấp, nhà phân phối, người dùng cuối và nhân viên của khách hàng. Hệ sinh thái của nhà băng này thuộc diện tầm cỡ với những khách hàng lớn như Masan, Vietnam Airlines hay Vingroup.

Lan Hương
TIN LIÊN QUAN

Thêm 1 tỉ phú đôla là thêm một tin vui cho đất nước

Thế Lâm |

Lần đầu tiên, Việt Nam có đến 6 tỉ phú đôla góp mặt trong danh sách hàng nghìn tỉ phú thế giới của Forbes. Cần khẳng định ngay rằng, đó là một tin vui.

Em trai tỉ phú Hồ Hùng Anh được đề cử tham gia HĐQT Techcombank

Hương Nguyễn |

Em trai tỉ phúHồ Hùng Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank là ông Hồ Anh Ngọc dự kiến tham gia HĐQT nhiệm kỳ 2019-2024.

Làn sóng tài năng Việt trở về hứa hẹn những tỉ phú USD mới

Thế Lâm |

Trong một status mới đây đăng trên trang cá nhân, tiến sĩ Huỳnh Thế Du (Đại học Fulbright) cho biết, đang có làn sóng trở về Việt Nam của các tài năng và lao động có kỹ năng chất lượng cao người Việt. Những tên tuổi người Việt rất đáng chú ý ở Silicon Valley (Mỹ) và những nơi khác trở về Việt Nam đầu tư có thể tạo ra những doanh nghiệp tỉ USD (kỳ lân - Unicorn) và những tỉ phú USD mới…

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Thêm 1 tỉ phú đôla là thêm một tin vui cho đất nước

Thế Lâm |

Lần đầu tiên, Việt Nam có đến 6 tỉ phú đôla góp mặt trong danh sách hàng nghìn tỉ phú thế giới của Forbes. Cần khẳng định ngay rằng, đó là một tin vui.

Em trai tỉ phú Hồ Hùng Anh được đề cử tham gia HĐQT Techcombank

Hương Nguyễn |

Em trai tỉ phúHồ Hùng Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank là ông Hồ Anh Ngọc dự kiến tham gia HĐQT nhiệm kỳ 2019-2024.

Làn sóng tài năng Việt trở về hứa hẹn những tỉ phú USD mới

Thế Lâm |

Trong một status mới đây đăng trên trang cá nhân, tiến sĩ Huỳnh Thế Du (Đại học Fulbright) cho biết, đang có làn sóng trở về Việt Nam của các tài năng và lao động có kỹ năng chất lượng cao người Việt. Những tên tuổi người Việt rất đáng chú ý ở Silicon Valley (Mỹ) và những nơi khác trở về Việt Nam đầu tư có thể tạo ra những doanh nghiệp tỉ USD (kỳ lân - Unicorn) và những tỉ phú USD mới…