Công bố 124 doanh nghiệp được công nhận đạt thương hiệu quốc gia 2020

Cường Ngô |

Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2020. 124 doanh nghiệp với tổng số 283 sản phẩm được công nhân đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2020. Đây là những doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho thương hiệu Việt Nam.

Số lượng sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia tăng cao nhất

Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã được Chính phủ giao Bộ Công Thương quản lý, Cục Xúc tiến thương mại thực hiện, với mục đích xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia uy tín về sản phẩm hàng hóa, đa dạng, phong phú về dịch vụ, tăng cường sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh - Chủ tịch hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia lần này đã khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động của mình; duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cả về lợi nhuận và doanh thu; giữ vững thị trường nội địa và phát triển thị trường xuất khẩu.

"Tổng doanh thu năm 2019 của 124 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2020 đạt trên 1,4 triệu tỉ đồng, tổng doanh thu xuất khẩu đạt hơn 137 nghìn tỉ đồng, tổng nộp ngân sách nhà nước trên 200 nghìn tỉ đồng, tạo công ăn việc làm cho hơn 471 nghìn lao động", ông Trần Tuấn Anh dẫn số liệu.

Bộ trưởng Công Thương cho biết thêm, điểm nhấn của Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2020, đó là số lượng doanh nghiệp và số lượng sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia tăng với tỉ lệ cao nhất từ trước đến nay, tăng 27 doanh nghiệp so với năm 2018 (97 doanh nghiệp).

Bộ trưởng Công Thương phát biểu tại chương trình. Ảnh: MOIT
Bộ trưởng Công Thương phát biểu tại chương trình. Ảnh: MOIT

Số lượng các doanh nghiệp mới tham gia Chương trình có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia cũng tăng mạnh với 39 doanh nghiệp, chiếm 31,4% trên tổng số doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia. Bên cạnh đó, kết quả năm nay tiếp tục ghi nhận con số đáng tự hào, đó là 17 doanh nghiệp đã có 7 lần liên tiếp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia kể từ kỳ xét chọn đầu tiên năm 2008.

Tại lễ công bố, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho hay, số lượng các sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục tăng nhanh qua các kỳ xét chọn, điều này thể hiện rõ niềm tin ngày càng tăng của doanh nghiệp đối với các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, cũng như khẳng định chất lượng hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam ngày càng được cải thiện.

Theo Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình, các doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia không thụ động đợi sóng gió đi qua, không vì khó khăn mà dừng lại, mà vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cả về lợi nhuận và doanh thu, giữ vững thị trường nội địa và duy trì xuất khẩu.

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình.
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình.

"Vượt qua khó khăn, thử thách, các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia Việt Nam thể hiện mình không chỉ xuất sắc ở nhiệm vụ kinh doanh, phát triển kinh tế mà còn hoàn thành rất tốt trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng".

"Gánh" trên vai trách nhiệm xã hội cao hơn nữa

Là doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, Đại tá Nguyễn Văn Hạnh - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn cho biết: "Đây là lần thứ 6 liên tiếp chúng tôi đạt Giải thưởng Thương hiệu quốc gia.

Chúng tôi đang phấn đấu trở thành Tập đoàn kinh tế - quốc phòng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế biển và logistics, thực hiện sứ mệnh kết nối lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế biển, nâng tầm Thương hiệu quốc gia, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Các doanh nghiệp được vinh danh.
Các doanh nghiệp được vinh danh.
Các doanh nghiệp được vinh danh.

Lần đầu tiên có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia, ông Lê Tánh - Tổng giám đốc Công ty CP Giải pháp thanh toán Việt Nam – VNPAY cho biết, đây vừa là động lực vừa là áp lực đối với ban lãnh đạo công ty.

Trong đó, áp lực lớn nhất là phải "gánh" trên vai trách nhiệm cao hơn nữa đối với người tiêu dùng, với xã hội; làm sao xứng đáng là sản phẩm mang thương hiệu quốc gia, làm sao để dịch vụ xứng tầm với sự ghi nhận.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Gần 600 doanh nghiệp của 60 tỉnh, thành "ùa" về Hà Nội để quảng bá sản phẩm

Minh Ánh - Tạ Quang |

Với hơn 10 triệu người dân đang sinh sống, học tập, làm việc, Hà Nội đang là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn với mạng lưới phân phối phát triển đồng bộ, hiện đại. Vì vậy việc giao lưu hợp tác phân phối với các sản phẩm nông sản, thực phẩm, thuỷ sản với các địa phương khác là rất cần thiết.

Giá trị mua bán, sáp nhập doanh nghiệp giảm nặng vì dịch

Thế Lâm |

Vì ảnh hưởng dịch COVID-19, thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) giảm mạnh về giá trị. Theo dự báo, khả năng hồi phục sớm nhất chỉ có thể từ giữa năm 2021.

Doanh nghiệp than khó

Tùng Thư |

Có ý kiến cho rằng, việc quy định tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tạm nộp của 3 quý đầu năm không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập cả năm tại Nghị định 126 vô hình chung đẩy doanh nghiệp vào thế khó.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Gần 600 doanh nghiệp của 60 tỉnh, thành "ùa" về Hà Nội để quảng bá sản phẩm

Minh Ánh - Tạ Quang |

Với hơn 10 triệu người dân đang sinh sống, học tập, làm việc, Hà Nội đang là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn với mạng lưới phân phối phát triển đồng bộ, hiện đại. Vì vậy việc giao lưu hợp tác phân phối với các sản phẩm nông sản, thực phẩm, thuỷ sản với các địa phương khác là rất cần thiết.

Giá trị mua bán, sáp nhập doanh nghiệp giảm nặng vì dịch

Thế Lâm |

Vì ảnh hưởng dịch COVID-19, thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) giảm mạnh về giá trị. Theo dự báo, khả năng hồi phục sớm nhất chỉ có thể từ giữa năm 2021.

Doanh nghiệp than khó

Tùng Thư |

Có ý kiến cho rằng, việc quy định tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tạm nộp của 3 quý đầu năm không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập cả năm tại Nghị định 126 vô hình chung đẩy doanh nghiệp vào thế khó.