Để doanh nghiệp bật dậy sau dịch COVID-19:

Cơ hội để Việt Nam cung cấp hậu cần cho thế giới

Văn Nguyễn - Khánh Vũ |

Dù cũng chịu nhiều tác động tiêu cực do dịch COVID-19, doanh nghiệp trong một số lĩnh vực ngành nghề hiện vẫn cố gắng duy trì, chuyển hướng sản xuất kinh doanh và thậm chí “guồng” công suất, chạy đua với thời gian để đảm bảo các mục tiêu sản xuất kinh doanh, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn đón đầu phục vụ xuất khẩu khi nhu cầu sau dịch sẽ bật tăng.

Bán lẻ, dệt may thích nghi và thay đổi

Theo đánh giá của TS Cấn Văn Lực và nhóm chuyên gia của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, trong 15 nhóm ngành kinh tế đang chịu tác động trực tiếp của dịch COVID-19 và cũng là các ngành Kinh tế quan trọng của Việt Nam, một số nhóm ngành đang chịu các tác động ở mức độ thấp hơn và cũng có nhóm ngành chịu tác động hai chiều.

Trong số này, bán lẻ cũng là lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp, chủ yếu do tổng cầu giảm. Tuy nhiên, có điểm tích cực là thay vì đi mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, người tiêu dùng có xu hướng gia tăng sử dụng thương mại điện tử do ưu điểm không phải đến nơi đông người, hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng, tiện lợi.

Cơ cấu tiêu dùng cũng có sự thay đổi theo hướng gia tăng tỉ trọng mua sắm hàng hóa thiết yếu (thực phẩm, lương thực), dược phẩm (thuốc, sản phẩm chăm sóc sức khỏe), các dịch vụ giải trí tại nhà (truyền hình số, game online…). Nhờ sự dịch chuyển nhu cầu và thói quen mua sắm, tổng doanh thu của các doanh nghiệp bán lẻ đến hết quý I/2020 vẫn tăng nhẹ 4,7% (tăng 1,6% nếu loại trừ yếu tố giá, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,3% trong quý I/2020).

Theo bà Dương Thị Thanh Tâm - Phó Tổng Giám đốc Vincommecre - ngoài việc đảm bảo đủ nguồn hàng cho hệ thống hơn 4.000 cửa hàng VinMart và VinMart+ trên toàn quốc, đơn vị này cũng đẩy mạnh các kênh bán hàng online qua rất nhiều kênh khác nhau. Ở thời điểm hiện nay, chuỗi bán lẻ này đang bán hàng trực tuyến qua 3 kênh gồm mua bán trực tiếp trên website, mua hàng trên ứng dụng di động và đặt hàng qua điện thoại hay còn gọi là đi chợ hộ.

Bên cạnh đó theo nhóm chuyên gia của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, với nhiều lĩnh vực sản xuất của Việt Nam hiện chỉ tập trung vào phân khúc gia công xuất khẩu như dệt may hay da giày, dịch bệnh COVID-19 hiện gây nhiều khó khăn trong hoạt động ngoại thương, làm sụt giảm nhu cầu tiêu thụ đầu ra. Thực tế này khiến các đối tác đã và sẽ còn giãn, hoãn, hủy các đơn đặt hàng, gây sụt giảm kim ngạch xuất khẩu và sản lượng.

Cụ thể, chỉ riêng trong tháng 3.2020, nhiều doanh nghiệp của Mỹ, EU đã tuyên bố tạm ngừng nhận các đơn hàng dệt may, đồ gỗ từ Việt Nam trong 3-4 tuần. Các doanh nghiệp Hàn Quốc dù không có tuyên bố chính thức nhưng cũng đã chủ động tạm ngừng các đơn hàng của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trước thực tế này, nhiều doanh nghiệp trong nước dù đang vật lộn với khó khăn vẫn xoay xở tìm hướng đi mới nhằm cầm cự với khó khăn trước mắt, giữ chân người lao động để có thể sẵn sàng vực dậy khi những tác động của dịch bệnh qua đi.

Theo ông Nguyễn Hữu Thành - Giám đốc Công ty Eurolink - chuyên cung cấp các mặt hàng may mặc và đồ da cao cấp, tình hình sản xuất kinh doanh trong quý I/2020 gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt nguyên liệu. Các kế hoạch của nhà máy tham gia các chương trình triển lãm phục vụ cho việc phát triển giai đoạn 2020 - 2025, các hội chợ kết nối giao thương vì cũng bị ảnh hưởng. Để khắc phục khó khăn, cùng với việc điều chỉnh kế hoạch để phù hợp hơn với tình hình thực tế và sản xuất theo các đơn hàng sẵn có, doanh nghiệp này ngay từ tháng 2.2020 cũng bắt đầu chuyển sang may khẩu trang nhằm hỗ trợ một phần khó khăn hiện tại của ngành Y tế.

Cơ hội làm hậu cần cho cả thế giới

Với sản xuất nông nghiệp, theo ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA), quan điểm của VIDA ngay từ đầu khi dịch COVID-19 xảy ra là: Không để ai mất việc trong dịp này. Theo ông, nhiều quốc gia đang rất khó khăn trong cuộc chiến chống COVID-19, trong khi Việt Nam đang làm rất tốt, điều này tạo ra lợi thế cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất, cung ứng nông sản. Do vậy, Việt Nam có thể trở thành nhà cung cấp hậu cần cho cả thị trường thế giới, đồng thời đây cũng là thời điểm để các DN nông nghiệp chớp lấy thời cơ để vươn lên.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT NaFoods - cũng khẳng định: NaFoods quyết tâm giữ vững nhịp độ sản xuất, sát cánh với bà con nông dân và tìm phương án khích lệ những cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ. Điều này thể hiện ở kết quả kinh doanh trong quý I/2020, khi kết quả kinh doanh của NaFoods tăng đến 40% so với cùng kỳ năm trước, dù dịch bệnh COVID-19 càng về cuối quý càng diễn biến phức tạp.

Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - ông Nguyễn Quốc Toản - cũng chỉ rõ, dù dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, nhưng cần chú ý đến thời điểm phục hồi. Theo đó, các DN phải chủ động nguồn hàng sản xuất theo đúng kế hoạch, có lộ trình, để khi các dịch bệnh qua đi, chúng ta đã có đủ nguồn hàng không chỉ đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và còn dư để xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng. Trong đó, khả năng thị trường Trung Quốc có thể phục hồi vào tháng 5.2020, thị trường Mỹ và Châu Âu, Mỹ vào khoảng tháng 7-8.2020.

Ngành Chăn nuôi lợn cũng đang tăng tốc “lội ngược dòng” bởi nhu cầu nguồn cung thịt lợn cho xã hội đang được đặt ra một cách bức thiết. Sở dĩ có sự thiếu hụt nguồn cung như vậy, theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, là do dịch tả lợn Châu Phi xảy ra năm 2019 khiến tổng đàn lợn thiệt hại 20% về số lượng và 9,3% về khối lượng, khiến giá thịt lợn trên thị trường tăng cao.

Tiếp đến, thịt gà chế biến được cấp phép xuất khẩu sang Nga sẽ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường tiềm năng các nước trong Liên minh kinh tế Á - Âu bao gồm Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan.

Cần khuyến khích để doanh nghiệp tự cứu mình

“Trong điều kiện dịch bệnh đang được kiểm soát tương đối tốt như hiện nay, mặc dù không được chủ quan, nhưng chúng tôi đề nghị, trừ một số ngành/lĩnh vực rất hạn chế phải tạm thời đóng cửa, cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất lưu thông tiến hành bình thường với điều kiện tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh để doanh nghiệp có thể tự cứu mình, duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và bớt đi gánh nặng trợ cấp của nhà nước trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn rất eo hẹp như hiện nay” - Chủ tịchVCCI - TS Vũ Tiến Lộc nói. Khánh Vũ ghi

Trong lúc khó khăn, thêm được chút nào hay chút đó

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Trí Kiên - Giám đốc Công ty TNHH May túi xách Minh Tiến (Miti) chia sẻ, dù đã nhanh chân tìm được phương án đối phó dịch COVID-19 và sản phẩm làm ra bán rất tốt nhưng ngành hàng mới này vẫn không thể giúp doanh nghiệp của ông bù đắp được doanh thu đã mất. Tuy nhiên, ông Kiên cho rằng, trong thời điểm này, thêm được chút nào hay chút đó.  Cao Nguyên ghi


Văn Nguyễn - Khánh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp “miễn nhiễm” với dịch phải là những đầu tàu kéo nền kinh tế

Khánh Vũ - Văn Nguyễn |

Diễn biến thực tế và con số báo cáo từ các đơn vị cho thấy, nhiều lĩnh vực ngành nghề vẫn đang duy trì được mức tăng trưởng tích cực bất chấp tác động xấu của dịch bệnh COVID-19. Tìm cách thích ứng với bối cảnh dịch bệnh là cách thức mà nhiều doanh nghiệp đang triển khai nhằm có thể duy trì được hiệu quả sản xuất hiện tại để có thể bật dậy mạnh hơn khi dịch bệnh qua đi.

Tổ chức Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp nhằm tái khởi động nền kinh tế

Ái Vân |

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 156/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về việc tổ chức Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế ứng phó với dịch COVID-19.

Doanh nghiệp gặp khó, không thể chấp nhận "virus trì trệ"

Theo Chinhphu.vn |

Lắng nghe các ý kiến trước thềm Hội nghị toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp sắp được tổ chức, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhắc lại ý kiến của Thủ tướng yêu cầu "không thể chấp nhận con virus trì trệ".

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Tân huấn luyện viên tuyển Việt Nam và sứ mệnh kế thừa di sản của ông Park

AN NGUYÊN |

Sau khi chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo, VFF sẽ tiến hành công bố tân thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam. Áp lực và sứ mệnh đặt lên vai người kế nhiệm ông Park rất lớn, vừa đảm bảo duy trì thành công, vừa hướng đến một hoài bão lớn đó là giấc mơ World Cup.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

Doanh nghiệp “miễn nhiễm” với dịch phải là những đầu tàu kéo nền kinh tế

Khánh Vũ - Văn Nguyễn |

Diễn biến thực tế và con số báo cáo từ các đơn vị cho thấy, nhiều lĩnh vực ngành nghề vẫn đang duy trì được mức tăng trưởng tích cực bất chấp tác động xấu của dịch bệnh COVID-19. Tìm cách thích ứng với bối cảnh dịch bệnh là cách thức mà nhiều doanh nghiệp đang triển khai nhằm có thể duy trì được hiệu quả sản xuất hiện tại để có thể bật dậy mạnh hơn khi dịch bệnh qua đi.

Tổ chức Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp nhằm tái khởi động nền kinh tế

Ái Vân |

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 156/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về việc tổ chức Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế ứng phó với dịch COVID-19.

Doanh nghiệp gặp khó, không thể chấp nhận "virus trì trệ"

Theo Chinhphu.vn |

Lắng nghe các ý kiến trước thềm Hội nghị toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp sắp được tổ chức, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhắc lại ý kiến của Thủ tướng yêu cầu "không thể chấp nhận con virus trì trệ".