Có giảm giá điện để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân?

Ngô Cường |

Do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc thời gian qua giảm đột ngột khiến ngành Điện đối diện với bài toán thừa điện. Trong khi đó, làn sóng COVID-19 thứ 4, đang gây lo ngại vì tốc độ lây lan mạnh, nhiều nơi phong toả, thực hiện giãn cách xã hội. Chính vì vậy, nhiều người đặt câu hỏi, tại sao không giảm giá điện để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng?

Chi phí mua điện ngày càng cao

Trong một cuộc họp gần đây, ông Nguyễn Đức Ninh (Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia - A0) cho biết, do có sự bùng nổ của các dự án năng lượng tái tạo nên trong năm nay dự kiến nguồn này sẽ được huy động tăng gấp đôi với 32 tỉ kWh. Trong khi đó, các nguồn điện truyền thống như điện than, điện khí sẽ huy động thấp hơn kế hoạch là 8 tỉ kWh (giảm khoảng 8%). Vào mùa khô, nhiều nhà máy thủy điện (vốn có giá rẻ) ở miền Nam, miền Trung cũng ngừng phát hoàn toàn vào giờ cao điểm (giảm khoảng 8.000MW).

Việc phải cắt giảm một số nguồn điện vì nguồn cung đang dư thừa, ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo khiến nhiều người đặt câu hỏi tại sao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hay Bộ Công Thương không thực hiện việc giảm giá điện?

Tuy nhiên, vấn đề giảm tiền điện cho người dân hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh không phụ thuộc vào vấn đề thừa nguồn, bởi điện là một loại hàng hóa đặc biệt, có tính chất đặc thù, là mặt hàng kinh doanh có điều kiện; việc có giảm giá điện hay không cũng không thể do Bộ Công Thương hay EVN tự quyết.

Theo đại diện Ban kinh doanh EVN, trong cơ cấu giá thành điện, chi phí mua điện chiếm từ 76-80%, chi phí sản xuất điện của EVN có xu hướng giảm dần, nhưng do các nguồn giá điện rẻ như thủy điện có tỉ trọng trong xu hướng giảm để ưu tiên cho các nguồn khác, nhất là nguồn năng lượng tái tạo (có chi phí cao) như điện mặt trời, điện gió, điện khí... nên chi phí mua điện càng ngày càng tăng.

Đơn cử, giá mua điện mặt trời hiện nay đang áp dụng nhiều mức giá theo Quyết định 11 và 13, nhưng bình quân là 1.900 đồng/kWh, giá bán ra cho người tiêu thụ cuối cùng, gồm cả giá truyền tải, chi phí dịch vụ là trên 2.000 đồng/kWh.

Do vậy, mặc dù chi phí khâu truyền tải, phân phối, dịch vụ phụ trợ của EVN giảm nhưng đại diện tập đoàn này cho rằng, do cơ cấu nguồn sản xuất chiếm tỉ trọng cao nên cũng khó bù đắp để giảm chi phí nói chung, khi tỉ trọng các nguồn giá cao tăng lên.

Sẽ giảm giá điện?

Mặc dù vấn đề thừa nguồn, tiêu thụ điện năng giảm không quyết định việc có giảm giá điện ở thời điểm này hay không, song, trao đổi với Lao Động, các chuyên gia năng lượng đều cho rằng, nên giảm giá điện cho người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để hỗ trợ trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều nơi bị phong toả, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết, trong lần giảm giá tiền điện đầu tiên vào tháng 4, 5, 6.2020, tất cả các doanh nghiệp và người dân đều rất hoan nghênh. Nhìn trên diện rộng với nhiều doanh nghiệp chế biến, sản xuất những mặt hàng thiết yếu thì việc cắt giảm chi phí tiền điện đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí khá lớn, lên đến hàng tỉ đồng.

Chính vì vậy, nếu lần này thực hiện được việc giảm giá điện cho người dân, khách hàng sẽ có ý nghĩa rất lớn.

Bởi, giai đoạn hiện nay là thời điểm rất quan trọng trong quá trình phục hồi kinh tế. Hiện tại, các doanh nghiệp đều đang chạy đua để sản xuất, kinh doanh, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% như Quốc hội đã đặt ra.

Đồng quan điểm, GS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam - cho biết, chu kỳ điều chỉnh giá, từng có đề xuất 6 tháng điều chỉnh/lần, có thể giữ nguyên hoặc tăng/giảm giá, song cần phải thông báo định kỳ về việc điều chỉnh để người dân quen với việc này.

“Tôi cho rằng, trước sự càn quét của đại dịch COVID-19 như hiện nay, EVN nên đề xuất giảm giá điện cho 2 đối tượng: Thứ nhất là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; thứ hai là các cơ sở cách ly tập trung. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, mức giảm giá từ 5-10%, còn với các cơ sở cách ly tập trung, mức giảm cần cao hơn, thậm chí có thể miễn tiền điện từ 1-2 tháng cao điểm” - ông Long cho hay.

Ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam - nêu quan điểm: Thời tiết các miền đang vào mùa nắng nóng, tiền điện thường tăng cao hơn trong khi điện đang thừa, người dân sẽ đặt câu hỏi tại sao không giảm giá điện? Trong cơ chế điều tiết giá điện cần nghiên cứu trong tình hình mới khi có sự tham gia của nhiều nguồn năng lượng tái tạo, phải có tiêu chí giá vào giờ thấp điểm, cao điểm, khuyến cáo người dân sử dụng phù hợp để tránh giá tăng đột biến.

“Việc giảm giá điện vừa giúp chia sẻ khó khăn với khách hàng trong bối cảnh đại dịch COVID-19, vừa giảm thiệt hại cho các nhà đầu tư điện mặt trời và điện gió, đồng thời vẫn đảm bảo mục tiêu giữ an toàn cho hệ thống truyền tải điện quốc gia.

Trong khi đó, tại chỉ thị số 07/CT/BCT về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành, các đối tượng dự kiến được hỗ trợ miễn, giảm tiền điện sẽ thu hẹp khi chỉ tập trung miễn giảm cho cơ sở lưu trú du lịch, các khu cách ly, cơ sở khám chữa cho bệnh nhân COVID-19.

Cụ thể, bộ trưởng yêu cầu Cục Điều tiết điện lực xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ giảm giá điện cho các cơ sở lưu trú du lịch, miễn giảm tiền điện cho các cơ sở được dùng để cách ly tập trung, khám bệnh tập trung cho bệnh nhân nghi nhiễm hoặc đã nhiễm COVID-19 theo danh sách được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Ngô Cường
TIN LIÊN QUAN

Cơ sở để giảm giá điện mặt trời mái nhà đến 30%

Nhóm PV |

Ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương khẳng định, việc giá điện mặt trời áp mái giảm khoảng 30% là phù hợp với tình hình mới.

Đề xuất xây dựng giá điện bậc thang 2 thành phần, điều chỉnh theo quý

Phạm Dung - Cường Ngô |

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu xem xét xây dựng giá điện bậc thang 2 thành phần công suất và điện năng, giá điện được điều chỉnh theo quý khi chi phí nhiên liệu thay đổi.

EVNHCMC tiếp tục giảm 422 tỉ đồng giá điện, tiền điện

Nam Dương |

Khoảng 2,4 triệu khách hàng sử dụng điện ở TPHCM được tính toán để hỗ trợ giá điện, tiền điện trong 3 tháng (10, 11, 12.2020) với tổng số tiền dự kiến trên 422 tỷ đồng.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Cơ sở để giảm giá điện mặt trời mái nhà đến 30%

Nhóm PV |

Ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương khẳng định, việc giá điện mặt trời áp mái giảm khoảng 30% là phù hợp với tình hình mới.

Đề xuất xây dựng giá điện bậc thang 2 thành phần, điều chỉnh theo quý

Phạm Dung - Cường Ngô |

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu xem xét xây dựng giá điện bậc thang 2 thành phần công suất và điện năng, giá điện được điều chỉnh theo quý khi chi phí nhiên liệu thay đổi.

EVNHCMC tiếp tục giảm 422 tỉ đồng giá điện, tiền điện

Nam Dương |

Khoảng 2,4 triệu khách hàng sử dụng điện ở TPHCM được tính toán để hỗ trợ giá điện, tiền điện trong 3 tháng (10, 11, 12.2020) với tổng số tiền dự kiến trên 422 tỷ đồng.