Chuyện khó tin tại nhà máy rác trăm tỷ giữa Hà Nội

TRẦN TUẤN |

Lời thừa nhận của vị giám đốc với PV Báo Lao Động có thể sẽ khiến hàng trăm hộ dân sống gần nhà máy rác Phương Đình và các cơ quan có trách nhiệm … giật mình.

Sống "liền kề" nhà máy rác

Nhiều hộ dân ở xã Thọ Xuân (Đan Phượng, Hà Nội) phản ánh đến Báo Lao Động, họ thường xuyên phải hứng chịu khói và mùi rác của Nhà máy xử lý và chế biến rác Phương Đình.

Chị H. (cụm 1, xã Thọ Xuân) cho biết, ban đầu khi nhà máy xây dựng và đi vào hoạt động (năm 2016) được giới thiệu có quy trình khép kín và sẽ không ảnh hưởng gì đến cư dân xung quanh, nhưng từ khi hoạt động, nhà máy xả khói suốt ngày, đặc biệt vào sáng sớm và chiều tối, khói thường đậm đặc hơn.

“Những lần nhà máy xả khói, mùi khét cùng mùi rác nồng nặc vô cùng khó thở. Nhiều hôm ăn cơm phải đóng kín cửa, che bạt bên ngoài vì mùi hắc kinh hoàng”, chị H. nói và cho biết bản thân lo lắng gia đình mình sẽ sinh bệnh nếu sống lâu trong môi trường như vậy.

 
 Công nghệ xử lý rác dùng chất đốt bằng các khối gỗ tại nhà máy rác Phương Đình.
Trước đó, vào năm 2016, tình trạng tương tự cũng đã diễn ra thời gian dài khiến người dân xã Thọ Xuân buộc phải kiến nghị lên các cấp chính quyền. Đại diện người dân cho biết, khu vực nhà máy rác thải  nằm quá gần khu dân cư (cách khoảng 200m) như vậy là rất bất thường. Đồng thời việc nhà máy nhiều lần phải tạm dừng để sửa chữa cũng khiến người dân đặt ra nghi vấn về tính hiệu quả của nguồn vốn vay ưu đãi khi xây dựng nhà máy từ Quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội.

“Một nhà máy có vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng, trong đó nguồn vốn vay ưu đãi lên tới 70% tổng mức đầu tư, được giới thiệu là công nghệ hiện đại, tại sao lại liên tục hỏng hóc và dừng hoạt động. Có hay không việc lợi dụng chính sách hỗ trợ về môi trường để trục lợi?”, đại diện người dân bức xúc.

Lời thừa nhận

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Lê Phùng Hưng, Giám đốc nhà máy máy xử lý và chế biến rác Phương Đình cho biết, nhà máy chính thức đi vào hoạt động vào năm 2016, trên diện tích khoảng 4,7 ha do Công ty CP Đầu tư Thành Quang (Cty Thành Quang) xây dựng.

Vị giám đốc thừa nhận, khoảng cách giữa nhà máy rác Phương Đình và khu dân cư gần nhất hiện tại chỉ khoảng 200m trong khi theo quy định tối thiểu phải là 500m.

“Tại thời điểm khởi công, khu đất xây dựng nhà máy rác được UBND TP.Hà Nội bàn giao cho Cty Thành Quang từ một dự án khác nên chúng tôi cũng không còn lựa chọn nào khác”, ông Hưng thông tin.

Về việc người dân đặt ra nghi vấn tính hiệu quả của nguồn vốn vay ưu đãi khi xây dựng nhà máy từ Quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội, ông Lê Phùng Hưng cho biết bản thân cũng không nắm rõ số tiền đầu tư nhà máy là bao nhiêu, trong đó bao nhiêu phần trăm là vốn vay ưu đãi.

“Vấn đề này, các anh phải làm việc với Cty (Cty Thành Quang) thì mới nắm rõ được”, ông Hưng cho biết.

 
Bên trong nhà máy trăm tỷ đang sửa chữa còn khá bộn bề, dự kiến sẽ hoạt động trở lại vào đầu tháng 11.2018. 

Liên quan đến việc nhà máy không ít lần phải dừng lại để bảo trì, sửa chữa trong khi mới chỉ đi vào hoạt động được 2 năm, vị giám đốc cho biết, nhà máy Phương Đình được đầu tư và xây dựng theo công nghệ đốt lò đứng mắt xích Martin kiểu đẩy ngược khứ hồi do Đức sản xuất và được Trung Quốc nghiên cứu, cải tiến, đổi mới.

“Do tính chất đặc thù của nguồn rác thải sinh hoạt ở Việt Nam, trong rác thải có chứa quá nhiều nước khiến rác có độ ẩm cao, ướt dẫn tới tình trạng tắc nghẽn. Đồng thời, cũng do phía đơn vị thu gom rác, khi thu gom lẫn nhiều vật liệu xây dựng, nhiều khi đang đốt có những mảng bêtông to hoặc cả viên gạch, dẫn tới ảnh hưởng lò đốt, gây tắc nghẽn…”, ông Hưng lý giải về việc nhà máy không ít lần phải tạm dừng sản xuất để bảo trì, sửa chữa.

Được biết, nhà máy rác Phương Đình đã tạm dừng thu gom, xử lý rác từ tháng 3.2018 và dự kiến tới đầu tháng 11.2018 mới hoạt động trở lại.

Về việc người dân phản ánh không khí ô nhiễm và tiếng ồn quá lớn, ông Hưng cung cấp cho PV một biên bản kết quả quan trắc môi trường do Viện Khoa học và công nghệ môi trường (thuộc trường Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện vào 29.6.2017.

“Tại thời điểm kiểm tra tất cả các chỉ số môi trường về nguồn nước, không khí và cả tiếng ồn… đều ở ngưỡng cho phép”, Giám đốc nhà máy rác Phương Đình khẳng định.

Vậy, công nghệ xử lý rác của nhà máy này do đơn vị nào thẩm định, và vì sao nhiều lần gặp trục trặc? Báo Lao Động sẽ tiếp tục phản ánh.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, PGS.TS Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa 13, Chủ tịch Hội hóa học Hà Nội cho biết, việc nhà máy rác nằm sát khu dân cư (<500m) là sai quy định của pháp luật và chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.

“Có thể thời điểm xây dựng nhà máy rác nhà đầu tư và người phê duyệt dự án chưa nhận thức đầy đủ sự nguy hại của việc gây ô nhiễm môi trường nên mới xảy ra tình trạng này. Hiện tại, cơ quan chức năng cần đưa ra phương án khắc phục về lâu dài (quy hoạch vùng xử lý rác hoặc di chuyển các hộ dân ra xa khu vực nhà máy rác) chứ không phải là các giải pháp tình thế”, PGS.TS Bùi Thị An đưa ra kiến nghị.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Hà Tĩnh: Di dời, tái định cư các hộ dân chịu ảnh hưởng từ nhà máy xử lý rác

ANH ĐỨC |

Trong thời gian thực hiện di dời, tái định cư, UBND tỉnh Hà Tĩnh giao huyện Kỳ Anh chỉ đạo giữ nguyên hiện trạng đất đai, nhà cửa và các công trình xây dựng, nghiêm cấm thay thế, xây dựng, cơi nới, bổ sung thêm bất kỳ hạng mục nào; kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

Vụ người dân ngăn chặn xe vào nhà máy xử lý rác: Đóng cửa, di dời nhà máy vẫn bị “phản ứng”

Trần Hóa |

Sáng 23.8, ông Nguyễn Tăng Bính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với hàng trăm người dân xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ) liên quan đến việc người dân ngăn chặn không cho xe chở rác vào nhà máy kéo dài gần 1 tháng nay.

Hà Tĩnh: Người dân ngừng tụ tập phản đối trước cổng nhà máy xử lý rác

ANH ĐỨC |

Sau khi chính quyền có cam kết với người dân ở thôn Nam Xuân Sơn, xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh ( Hà Tĩnh) là trong vòng 20 ngày sẽ giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, người dân đã chấp nhận tháo gỡ phông bạt, các vật cản và không còn chặn trước cổng nhà máy nữa.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hà Tĩnh: Di dời, tái định cư các hộ dân chịu ảnh hưởng từ nhà máy xử lý rác

ANH ĐỨC |

Trong thời gian thực hiện di dời, tái định cư, UBND tỉnh Hà Tĩnh giao huyện Kỳ Anh chỉ đạo giữ nguyên hiện trạng đất đai, nhà cửa và các công trình xây dựng, nghiêm cấm thay thế, xây dựng, cơi nới, bổ sung thêm bất kỳ hạng mục nào; kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

Vụ người dân ngăn chặn xe vào nhà máy xử lý rác: Đóng cửa, di dời nhà máy vẫn bị “phản ứng”

Trần Hóa |

Sáng 23.8, ông Nguyễn Tăng Bính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với hàng trăm người dân xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ) liên quan đến việc người dân ngăn chặn không cho xe chở rác vào nhà máy kéo dài gần 1 tháng nay.

Hà Tĩnh: Người dân ngừng tụ tập phản đối trước cổng nhà máy xử lý rác

ANH ĐỨC |

Sau khi chính quyền có cam kết với người dân ở thôn Nam Xuân Sơn, xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh ( Hà Tĩnh) là trong vòng 20 ngày sẽ giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, người dân đã chấp nhận tháo gỡ phông bạt, các vật cản và không còn chặn trước cổng nhà máy nữa.