Chuyên gia lý giải về tên gọi của Hiệp định CPTPP

Nguyên - Hùng - Trung |

Theo chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân, Hiệp định CPTPP được gọi là toàn diện và tiến bộ vì ngoài các vấn đề thương mại, hiệp định này còn bàn tới nhiều lĩnh vực khác, trong đó có nhiều ưu tiên cho nhóm yếu thế.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV, trong phần thảo luận tại tổ sáng nay (2.11), về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TPCHM) nhận định, khi tham gia vào tổ chức này, Việt Nam vừa có nhiều cơ hội nhưng cũng đối diện với nhiều thách thức.

Theo ông Ngân, CPTPP hiện có 11 quốc gia và dựa trên nền tảng trước đó là Hiệp định TPP có 12 quốc gia.

Sau khi Mỹ rút lui, 11 quốc gia còn lại thống nhất vẫn duy trì và lập ra một hiệp định mới với tên gọi là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Theo vị đại biểu TPHCM, kỳ vọng của Việt Nam khi vào TPP rất lớn vì GDP của TPP lên tới hơn 30.000 tỷ USD, nhưng khi Mỹ rút đi, GDP của TPP chỉ còn 11.000 tỷ USD.

Lý giải về chữ “toàn diện” trong tên gọi của Hiệp định CPTPP, ông Ngân cho biết, đây là một hiệp định FTA thế hệ mới.

Ngoài bàn về thương mại, hiệp định này còn bàn về nhiều vấn đề phi thương mại như vấn đề lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, phòng chống tham nhũng, doanh nghiệp nhà nước, …. “Nói chung, CPTPP bàn toàn diện về các mặt kinh tế, xã hội, nên nó có tên là Hiệp định đối tác toàn diện”, ông Ngân nói.

Còn vì sao tên gọi của CPTPP lại có chữ “tiến bộ”, ông Ngân lý giải, CPTPP vẫn cũng tôn trọng các điều khoản của Hiệp định TPP trước đó.

“Trong đó, hiệp định này bàn sâu về người lao động, doanh nghiệp nhỏ và vừa”, ông Ngân nói và nhấn mạnh, hiệp định này bảo vệ những người yếu thế trong các hoạt động về thương mại, tài chính, đầu tư.

Vị đại biểu TPHCM cho biết thêm, với Hiệp định CPTPP, các thành phần kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ được tham gia trong các hoạt động mua sắm của Chính phủ.

Như vậy, theo ông Ngân, Hiệp định CPTPP quan tâm tới tất cả các thành phần kinh tế, xã hội.

“Mọi người dân trong 11 quốc gia này đều có cơ hội được tiếp cận tới tài chính, thương mại toàn cầu. Đó là sự tiến bộ”, ông Ngân nhấn mạnh.

Hiệp định CPTPP có 11 nước tham gia gồm, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Những nước này nằm ở bờ Đông và Tây của Thái Bình Dương.

CPTPP có hiệu lực từ ngày 30.12 sau khi Australia trở thành nước thứ 6 phê chuẩn hiệp định này, sau New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico và Singapore.

CPTPP gồm 11 nước với tổng giá trị GDP khoảng 10.000 tỉ USD, khoảng 13% GDP toàn cầu.

Cũng trong sáng nay, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đọc tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). 

Nguyên - Hùng - Trung
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP

Nguyên - Hùng - Trung |

“Hiệp định CPTPP khi đi vào triển khai sẽ góp phần tăng cường sự đan xen lợi ích, làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa ta với các nước thành viên CPTPP, đặc biệt là các nước thành viên có quan hệ đối tác chiến lược với ta”, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Đếm ngược 60 ngày hiệp định CPTPP có hiệu lực

Hải Anh |

Australia đã trở thành nước thứ 6 phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). 

Tín hiệu lạc quan để CPTPP chính thức có hiệu lực trong năm nay

HẢI ANH |

Thông báo chính thức về phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP hay TPP-11) của Canada hoàn tất hôm 27.10. Australia dự kiến phê chuẩn hiệp định trong tuần này.

U22 Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 32

TAM NGUYÊN |

U22 Việt Nam nên đón nhận quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi SEA Games 32 theo cách nào?

QL1 qua Phú Yên: Sửa chữa không triệt để, lưu thông bất an

Hoài Luân |

Dù đã được đơn vị thi công khắc phục trước Tết, thế nhưng đến nay, nhiều đoạn trên tuyến QL1 qua Phú Yên vẫn chưa được sửa chữa triệt để, khiến cho người tham gia giao thông cảm thấy lo lắng, bất an, đặc biệt là xe máy.

Hình tượng “Nhà hát Đó” ở Nha Trang gây tranh luận

Hữu Long |

Trên một số phương tiện truyền thông giới thiệu nhà hát mới xây ở Nha Trang có tên “Đó” như một biểu tượng về du lịch, văn hóa mới của địa phương. Nhiều tranh luận đã nổ ra ngay sau khi về ý nghĩa thực sự của nhà hát này.

Quyền Linh: Khán giả khiếu nại vì tưởng tôi PR cho hơn 100 sản phẩm giả mạo

ĐÔNG DU |

Trả lời phỏng vấn Lao Động, nghệ sĩ Quyền Linh nói suốt hơn 1 năm qua, anh bị hàng trăm người lợi dụng cắt ghép hình ảnh để PR cho sản 100 sản phẩm của họ nhằm trục lợi.

Hội nghị An ninh Munich: Ông Zelensky kêu gọi hỗ trợ Ukraina nhanh hơn

Thanh Hà |

Tại Hội nghị An ninh Munich, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky kêu gọi các đồng minh hỗ trợ nhanh hơn.

Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP

Nguyên - Hùng - Trung |

“Hiệp định CPTPP khi đi vào triển khai sẽ góp phần tăng cường sự đan xen lợi ích, làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa ta với các nước thành viên CPTPP, đặc biệt là các nước thành viên có quan hệ đối tác chiến lược với ta”, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Đếm ngược 60 ngày hiệp định CPTPP có hiệu lực

Hải Anh |

Australia đã trở thành nước thứ 6 phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). 

Tín hiệu lạc quan để CPTPP chính thức có hiệu lực trong năm nay

HẢI ANH |

Thông báo chính thức về phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP hay TPP-11) của Canada hoàn tất hôm 27.10. Australia dự kiến phê chuẩn hiệp định trong tuần này.