Chứng khoán: Xu hướng vẫn giảm điểm, có thể mua thăm dò tỉ trọng thấp

Thế Lâm |

Thị trường chứng khoán với VN-Index đã có phiên giảm điểm mạnh thứ 3 liên tiếp. Lúc này, các dự báo có quan điểm rất khác nhau, thậm chí trái chiều.

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) thiên về khả năng thị trường có thể sẽ hồi phục trong phiên ngày 13.7 và chỉ số VN-Index có thể quay về vùng 1.312-1.315 điểm. Chỉ báo tâm lý tiếp tục giảm sâu vào vùng bi quan quá mức, cho nên thị trường có thể sẽ hồi phục kỹ thuật trong những phiên tới và sớm xác lập vùng đáy ngắn hạn.

Điểm tích cực là mức P/E TTM (mức giá cổ phiếu trên lợi nhuận ròng 12 tháng) của chỉ số VN-Index đã giảm về mức 16.5x, gần với mức trung bình là 16.1x, cho thấy thị trường đang trở nên hấp dẫn trở lại trong ngắn hạn.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục được khuyên không nên bán ra ở vùng giá hiện tại và có thể xem xét mua thăm dò với tỷ trọng thấp khi mức định giá đang trở nên hấp dẫn trở lại, tuy nhiên cần hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính ở giai đoạn này.

Có quan điểm tương đồng, Công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo rằng, nhịp hồi phục cuối phiên ngày 12.7 có thể được xem là phản ứng sớm với vùng hỗ trợ 1.26x. Dù VN-Index có thể sẽ còn trải qua diễn biến rung lắc mạnh trong phiên ngày 13.7 và kiểm tra sâu xuống vùng hỗ trợ đã đề cập, nhưng cơ hội sớm xuất hiện nhịp hồi phục sau đó đang được đánh giá cao.

Nhà đầu tư được khuyến nghị có thể gia tăng vị thế trading khi chỉ số lùi xuống vùng hỗ trợ đề cập ở trên, hoặc bán cân đối lại tỉ trọng trong kịch bản chỉ số hồi phục sớm và tiến lên vùng cản gần tại quanh 1.310 điểm.

Trong khi đó, theo Công ty Chứng khoán SHS, phiên giao dịch ngày 13.7 thị trường có thể sẽ biến động giằng co và rung lắc với biên độ trong khoảng 1.260-1.300 điểm. Nhà đầu tư đã tham gia bắt đáy một phần nhỏ tỷ trọng quanh ngưỡng tâm lý 1.300 điểm phiên ngày 12.7 nên tiếp tục theo dõi và có thể gia tăng tỷ trọng nếu VN-Index điều chỉnh về quanh ngưỡng 1.260 điểm.

Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Ngân hàng BIDV, dòng tiền đầu tư suy giảm tại tất cả nhóm ngành giảm điểm mặc dù khối ngoại mua ròng trên cả 2 sàn HoSE và HNX. Áp lực bán có thể tiếp tục duy trì trong phiên ngày 13.7 nhưng mức giảm có thể chỉ giới hạn đến xung quanh ngưỡng 1.265.

Lời khuyên từ Công ty Chứng khoán MB (MBS), nhà đầu tư vẫn chưa vội bắt đáy khi chỉ số VN-Index đang có vùng hỗ trợ ở 1.257-1.267 điểm. Điều cần làm lúc này là ưu tiên quản lý rủi ro, cắt giảm margin, không bình quân giá.

Dự báo từ Công ty Chứng khoán Asean (Aseansc), áp lực giải chấp có thể khiến chỉ số VN-Index giảm điểm trong phiên giao dịch sáng 13.7 để kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.280-1.290 điểm và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.260-1.270 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó.

Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, sự xuất hiện của những phiên bán tháo mở ra cơ hội để thị trường dần ổn định trở lại trong những phiên tới.

Nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân thăm dò với tỉ trọng nhỏ trong những phiên tới, nhưng nên hướng tới những cổ phiếu có nền tảng tài chính lành mạnh và ghi nhận mức giảm thấp hơn tương đối so với chỉ số chung.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Chứng khoán: VN-Index có mức giảm lịch sử, sàn HoSE lại bị “đơ”

Thế Lâm |

Phiên giao dịch chứng khoán sáng ngày 12.7 đã xảy ra một cuộc đổ vỡ của chỉ số VN-Index. Trong phiên, có thời điểm chỉ số giảm đến 73,36 điểm.

Chứng khoán: Thị trường chịu sức ép về vùng hỗ trợ 1.300-1.330 điểm

Thế Lâm |

Đây cũng chính là dự báo của Công ty chứng khoán Phú Hưng (PHS) về tuần giao dịch mới (12-16.7).

Chứng khoán: Tuần “khốc liệt” và diễn biến nghẹt thở đối với nhà đầu tư

Thế Lâm |

Không do yếu tố bên ngoài hay yếu tố kinh tế vĩ mô tác động tiêu cực, tuần giảm điểm “khốc liệt” vừa kết thúc (5-9.7) được cho là do yếu tố nội tại trên thị trường chứng khoán.

Khánh Hoà đón đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên năm Quý Mão

Thanh Hương |

Từ Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc), du khách Trung Quốc trên chuyến bay thẳng của Vietjet đã “xông đất” sân bay quốc tế Cam Ranh (Nha Trang, Khánh Hoà) rạng sáng ngày mùng 2 Tết Nguyên đán.

Nguyễn Huy Hoàng: Gạt làn nước xanh vươn tới đỉnh cao

HOÀI VIỆT |

Năm 2022 đã khép lại và nam tuyển thủ bơi lội Nguyễn Huy Hoàng đã bước vào chu kỳ tập luyện mới của năm 2023. Không thể phủ nhận, Huy Hoàng là gương mặt thành công nhất của thể thao Việt Nam ở năm đã qua. Tuy nhiên, bản thân chàng vận động viên bơi của thể thao Quảng Bình và Đội tuyển bơi Việt Nam vẫn khá dè dặt, rằng mình vẫn phải tiếp tục nỗ lực hướng đến các đỉnh cao của năm 2023 đầy quan trọng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về ba bài học chính sách tiền tệ

Hương Nguyễn |

Năm mới 2023 với những mục tiêu, thách thức mới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Những nhịp chèo đua thuyền dậy sóng sông Cà Ty, Phan Thiết mùng 2 Tết

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty là nét văn hóa riêng biệt của người dân TP. Phan Thiết vào chiều mùng 2 Tết hằng năm. Năm nay có 9 đội đến từ các xã, phường có ngư dân đi biển ở TP.Phan Thiết. Trong tiếng reo hò cổ vũ của người dân, du khách đứng chật kín 2 bên bờ sông, các vận động viên ra sức chèo dậy sóng sông Cà Ty.

Gánh nặng vô hình của lì xì

ANH HUY |

Mỗi khi Tết đến, có lẽ không ít người cảm thấy lo lắng và đau đầu, phải tính toán liệu lương, thưởng có đủ trang trải cho lì xì. Từ đó, lì xì trở thành một gánh nặng vô hình tùy vào thu nhập từng người.

Chứng khoán: VN-Index có mức giảm lịch sử, sàn HoSE lại bị “đơ”

Thế Lâm |

Phiên giao dịch chứng khoán sáng ngày 12.7 đã xảy ra một cuộc đổ vỡ của chỉ số VN-Index. Trong phiên, có thời điểm chỉ số giảm đến 73,36 điểm.

Chứng khoán: Thị trường chịu sức ép về vùng hỗ trợ 1.300-1.330 điểm

Thế Lâm |

Đây cũng chính là dự báo của Công ty chứng khoán Phú Hưng (PHS) về tuần giao dịch mới (12-16.7).

Chứng khoán: Tuần “khốc liệt” và diễn biến nghẹt thở đối với nhà đầu tư

Thế Lâm |

Không do yếu tố bên ngoài hay yếu tố kinh tế vĩ mô tác động tiêu cực, tuần giảm điểm “khốc liệt” vừa kết thúc (5-9.7) được cho là do yếu tố nội tại trên thị trường chứng khoán.