Chứng khoán: Xu hướng chưa rõ ràng, nên thận trọng và chờ đợi?

Thế Lâm |

Với phiên ngược dòng từ giảm hơn 25 điểm nhưng cuối phiên kéo về sát mốc tham chiếu, chỉ số chứng khoán VN-Index kết tuần giao dịch ngày 26.3 vừa qua chưa rõ xu hướng. Từ đó, các dự báo cũng theo nhiều hướng khác nhau.

Theo Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN), thị trường có thể sẽ hồi phục trong phiên giao dịch đầu tuần và chỉ số VN-Index có thể biến động trong vùng 1.155 - 1.180 điểm trong các phiên giao dịch đầu tuần. Thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy cho nên có thể chưa thể xuất hiện các nhịp giảm mạnh, nhưng rủi ro ngắn hạn vẫn còn cao.

Tuy nhiên, YSVN cho rằng chỉ báo tâm lí tiếp tục giảm mạnh cho thấy chiến lược ngắn hạn vẫn là tiếp tục quan sát. Nhà đầu tư ngắn hạn được khuyến nghị nên đưa tỉ trọng cổ phiếu về mức cân bằng và hạn chế mua mới hoặc không nên gia tăng thêm tỉ trọng cổ phiếu.

Trong khi đó, theo Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tuần giao dịch mới (29.3-2.4) VN-Index có thể diễn biến điều chỉnh vào đầu tuần trước khi hồi phục trở lại về cuối tuần. Vùng 1.150 - 1.155 điểm vẫn là vùng hỗ trợ quan trọng và có tính quyết định đối với xu thế của thị trường ở thời điểm hiện tại. Nếu vùng điểm này vẫn được giữ vững, VN-Index có thể quay lại thử thách vùng kháng cự gần quanh 1.175 điểm.

BVSC khuyến nghị chiến lược đầu tư duy trì tỉ trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục ở mức 30-40%. Những nhà đầu tư đang có vị thế tiền mặt lớn có thể xem xét giải ngân trở lại một phần các vị thế ngắn hạn trong các phiên thị trường sụt giảm mạnh.

Có quan điểm khá tương đồng, Công ty chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng VN-Index vẫn có khả năng duy trì nhịp điều chỉnh cho dù chỉ số đã giữ được ngưỡng 1.160 điểm khi kết phiên giao dịch cuối tuần trước ngày 26.3, tuy nhiên tốc độ hồi phục nhanh như vậy cho thấy nhờ hoạt động bắt đáy của các nhà đầu tư. Trong khi đó, dòng tiền đầu tư gần như không đổi so với phiên trước khi thị trường có 7/19 ngành tăng điểm.

Trong dự báo của Công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), nhiều khả năng VN-Index sẽ còn trải qua diễn biến rung lắc mạnh trong phiên kế tiếp ngày 29.3 và cơ hội hồi phục thành công vẫn chưa được đánh giá cao, chừng nào chỉ số chưa vượt được vùng cản quanh 1.175-1.180 điểm.

Đối với nhà đầu tư trung hạn, KBSV khuyến nghị tiếp tục nắm giữ vị thế và có thể trải lệnh mua trở lại một phần vị thế đã bán trading khi VN-Index quay xuống vùng hỗ trợ 1.120-1.130 điểm.

Với dự báo ngược lại, Công ty chứng khoán Asean (Aseansc) cho rằng phiên giao dịch đầu tuần mới ngày 29.3 VN-Index có thể có quán tính tăng điểm để kiểm định vùng kháng cự 1.170 – 1.180 điểm. Nếu VN-Index vượt qua được vùng kháng cự này, thị trường có thể quay trở lại xu hướng tăng trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, Aseansc lại khuyến nghị nhà đầu tư chỉ duy trì tỉ trọng danh mục 10% cổ phiếu và 90% là tiền mặt.

Trong diễn biến khó lường của thị trường hiện nay, Công ty chứng khoán Phú Hưng (PHS) khuyến cáo nhà đầu tư tránh bị lôi kéo mua đuổi trong các phiên hồi phục kĩ thuật mà nên chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn về mặt xu hướng trước khi tham gia trở lại thị trường.

Còn theo Công ty chứng khoán KIS Việt Nam, rủi ro giảm điểm trong ngắn hạn vẫn còn do áp lực đối với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Nhà đầu tư nên thận trọng và chờ đợi cho đến khi các tín hiệu xu hướng thị trường được xác nhận.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Chứng khoán: Nhịp điều chỉnh đang cho thấy thị trường khỏe như thế nào

Thế Lâm |

Thị trường chứng khoán tuần giao dịch vừa qua (22-26.3) với 3 phiên giảm đã lấy mất của chỉ số VN-Index gần 32 điểm. Nhịp điều chỉnh này dù không bất ngờ, nhưng mức giảm điểm mạnh đột ngột.

Chứng khoán: Vì sao không giữ nổi đà tăng trước ngưỡng 1.200 điểm?

Thế Lâm |

Thị trường chứng khoán đã chứng kiến 2 tuần giao dịch với xu hướng hoàn toàn trái ngược. Tuần giao dịch trước từ ngày 15-19.3, VN-Index đi lên và vượt mốc 1.200 điểm. Còn tuần giao dịch vừa qua (22-26.3), VN-Index giảm mạnh.

Chứng khoán trong vùng khó lường, đứng ngoài hay tiếp tục bắt đáy?

Thế Lâm |

Phiên tăng nhẹ trở lại ngày 25.3 không nói lên được gì nhiều. Thị trường chứng khoán với VN-Index được dự báo tiếp tục giằng co trong vùng 1.160-1.180 điểm, và chưa thoát hẳn xu hướng điều chỉnh.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Chứng khoán: Nhịp điều chỉnh đang cho thấy thị trường khỏe như thế nào

Thế Lâm |

Thị trường chứng khoán tuần giao dịch vừa qua (22-26.3) với 3 phiên giảm đã lấy mất của chỉ số VN-Index gần 32 điểm. Nhịp điều chỉnh này dù không bất ngờ, nhưng mức giảm điểm mạnh đột ngột.

Chứng khoán: Vì sao không giữ nổi đà tăng trước ngưỡng 1.200 điểm?

Thế Lâm |

Thị trường chứng khoán đã chứng kiến 2 tuần giao dịch với xu hướng hoàn toàn trái ngược. Tuần giao dịch trước từ ngày 15-19.3, VN-Index đi lên và vượt mốc 1.200 điểm. Còn tuần giao dịch vừa qua (22-26.3), VN-Index giảm mạnh.

Chứng khoán trong vùng khó lường, đứng ngoài hay tiếp tục bắt đáy?

Thế Lâm |

Phiên tăng nhẹ trở lại ngày 25.3 không nói lên được gì nhiều. Thị trường chứng khoán với VN-Index được dự báo tiếp tục giằng co trong vùng 1.160-1.180 điểm, và chưa thoát hẳn xu hướng điều chỉnh.