Chứng khoán: “Khẩu phần” lệnh giao dịch tác động thế nào đến thị trường?

Thế Lâm |

Dòng tiền mạnh đã thúc đẩy thị trường chứng khoán liên tục đi lên về cả điểm số và thanh khoản. Tuy nhiên, tình trạng nghẽn giao dịch đến hẹn lại lên dẫn đến hệ lụy.

Từ quá tải hệ thống đến “khẩu phần” lệnh giao dịch

Tình trạng nghẽn giao dịch trên sàn HoSE xuất hiện từ một số phiên trong nửa cuối tháng 12.2020 và càng về sau, khi thanh khoản trên sàn này ngày càng tăng mạnh về những phiên cuối năm 2020 và đầu năm 2021, “căn bệnh” này càng trở nên trầm trọng.

Cụ thể, các phiên giao dịch trên sàn HoSE khi bước qua ngưỡng 13.000 tỉ đồng thanh khoản và vào vùng 14.000 tỉ đồng thì tình trạng sàn HoSE chậm nhận lệnh, trả kết quả chậm lại diễn ra. Trầm trọng hơn là hiện tượng bảng điện tử nhảy loạn nhịp, sàn HoSE tiếp nhận lệnh từ sàn thành viên một cách nhỏ giọt hoặc không nhận…

Sau khi sàn HoSE quyết định nâng lô giao dịch cổ phiếu tối thiểu lên 100 thay vì 10 như trước đó, số lượng lệnh giao dịch được cho là giảm được khoảng 20% sẽ giúp giảm tình trạng quá tải.

Thế nhưng trên thực tế 2 phiên giao dịch ngày 18-19.2 trong tuần giao dịch đầu tiên sau dịp nghỉ Tết Tân Sửu, “căn bệnh” cũ vẫn tái diễn cho dù thanh khoản của 2 phiên này trên dưới 15.000 tỉ đồng chưa phải là mức kỉ lục so với nhiều phiên trong tháng 12.2020.

Theo một thông tin từ HoSE được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, công suất thiết kế hệ thống giao dịch của sàn HoSE khoảng 900.000 lệnh/ngày. Trong đó, mỗi công ty chứng khoán thành viên được phân bổ đều nhau 3.000 lệnh dự trữ mỗi ngày, phần còn lại được phân bổ dựa trên số lượng lệnh bình quân của từng công ty chứng khoán thành viên trong quá trình giao dịch.

Trường hợp sàn HoSE hoạt động hết công suất, hệ thống quá tải không thể xử lí được thêm, các lệnh vào sau đó sẽ bị tồn đọng.

Càng lâu giải quyết càng thêm hệ lụy

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hệ thống giao dịch mới của HoSE sẽ được thử nghiệm từ quí 1/2021 và sớm nhất phải đến cuối năm nay mới có thể chính thức đưa vào vận hành.

Dù biết rằng, trong bối cảnh dịch COVID-19 gây khó khăn nhất định cho các nhà thầu và triển khai công nghệ. Tuy nhiên cần khẳng định rằng, đó không phải là vấn đề không thể khắc phục để thúc đẩy sớm hơn.

Một thị trường chứng khoán có giá trị vốn hóa chiếm hơn 70% GDP quốc gia, vài chục phiên trở lại đây có mức thanh khoản mỗi phiên đều trên 10.000 tỉ đồng, và đang là kênh đầu tư sôi động nhất trong bối cảnh hầu hết các kênh đầu tư khác trên thị trường ngưng trệ do gặp khó khăn trong bối cảnh COVID-19. Đó càng là những yếu tố để càng phải thúc đẩy nhanh hơn việc trang bị và đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành tại sàn HoSE.

Khi “căn bệnh” nghẽn giao dịch tiếp tục kéo dài, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sự gia tăng của dòng tiền. Vấn đề khi ấy thị trường chẳng những không phản ánh đúng thanh khoản và cung cầu, mà còn khiến tâm lí nhà đầu tư cụt hứng có thể ảnh hưởng đến giao dịch.

Từ phiên giao dịch ngày 24.12.2020 cho thấy, khi tình trạng nghẽn giao dịch diễn ra nặng nề, khiến không ít nhà đầu tư hốt hoảng khi thấy lệnh bị treo không khớp được, từ đó càng đẩy mạnh lệnh bán ra giá thấp khiến thị trường lao dốc.

Cán bộ kinh doanh tại một sàn giao dịch còn cho biết, một số nhà đầu tư chọn phương án an toàn là chỉ giao dịch trong phiên sáng để tránh tình trạng nghẽn giao dịch. Tuy nhiên, phương án này hóa ra lại thiếu an toàn và dễ gặp rủi ro vì phiên sáng có thể mua cao hay bán thấp, nhưng đến phiên chiều thị trường đảo chiều ngược lại khiến cho giao dịch lúc sáng hóa ra bị lỗ, có khi thiệt hại lên đến 4-5% chỉ trong 1 phiên.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Chứng khoán cần thêm động lực để bứt phá lên đỉnh 1.200 điểm

Thế Lâm |

Thị trường chứng khoán vừa kết thúc tuần giao dịch với 3 phiên từ ngày 17-19.2. Trong đó, 2 phiên đầu VN-Index tăng điểm mạnh, còn phiên cuối tuần 19.2 giảm nhẹ.

Chứng khoán: Vì sao dòng tiền giao dịch sôi động ngay sau Tết?

Thế Lâm |

Thị trường chứng khoán mở cửa giao dịch trở lại ngày 17.2 nhằm mùng 6 Tết Tân Sửu. Ngay lập tức, dòng tiền ào ạt vào thị trường vượt ngoài các dự báo trước đó.

Chứng khoán: Rung lắc, điều chỉnh trong phiên là cơ hội gom mua cổ phiếu

Thế Lâm |

2 phiên giao dịch chứng khoán tăng liên tiếp đầu năm Tân Sửu mang về cho VN-Index gần 60 điểm. Đà tăng thị trường được dự báo tiếp diễn, các nhịp rung lắc là cơ hội mua vào.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Chứng khoán cần thêm động lực để bứt phá lên đỉnh 1.200 điểm

Thế Lâm |

Thị trường chứng khoán vừa kết thúc tuần giao dịch với 3 phiên từ ngày 17-19.2. Trong đó, 2 phiên đầu VN-Index tăng điểm mạnh, còn phiên cuối tuần 19.2 giảm nhẹ.

Chứng khoán: Vì sao dòng tiền giao dịch sôi động ngay sau Tết?

Thế Lâm |

Thị trường chứng khoán mở cửa giao dịch trở lại ngày 17.2 nhằm mùng 6 Tết Tân Sửu. Ngay lập tức, dòng tiền ào ạt vào thị trường vượt ngoài các dự báo trước đó.

Chứng khoán: Rung lắc, điều chỉnh trong phiên là cơ hội gom mua cổ phiếu

Thế Lâm |

2 phiên giao dịch chứng khoán tăng liên tiếp đầu năm Tân Sửu mang về cho VN-Index gần 60 điểm. Đà tăng thị trường được dự báo tiếp diễn, các nhịp rung lắc là cơ hội mua vào.