Chứng khoán: 1 phiên hồi phục chưa vững chắc, thận trọng tránh mua đuổi

Thế Lâm |

Phiên giao dịch ngày 3.8, dù thị trường hồi phục mạnh với việc VN-Index tăng đến 16,26 điểm (tương ứng 2,04%) và thanh khoản cũng tăng mạnh đạt hơn 4.750 tỉ đồng, nhưng được đánh giá là vẫn chưa đủ vững chắc làm thay đổi xu hướng giảm hiện tại.

1 phiên hồi phục mạnh còn gây nghi ngờ

Phiên hồi phục mạnh ngày 3.8 có độ rộng thị trường lớn với 339 mã cổ phiếu tăng điểm và chỉ có 64 mã cổ phiếu giảm điểm trên sàn HoSE. Tuy nhiên, theo Công ty chứng khoán MB (MBS), về mặt kĩ thuật một phiên tăng điểm hôm nay chưa làm thay đổi được xu hướng chính của thị trường, trong khi các yếu tố tạo rủi ro vẫn chủ đạo là tác động liên quan đến bệnh dịch.

Theo MBS, chừng nào mức đáy của VNI-Index (quanh ngưỡng 780 điểm) hay VN30 vẫn trụ vững thì có thể kì vọng thị trường tích lũy và đi lên.

Phiên hồi phục hơn 16 điểm này cũng gợi lại tâm lí e ngại về một phiên bẫy tăng giá (bull trap) ngày 30.7. Tại phiên hôm đó, VN-Index tăng hơn 10 điểm, tuy nhiên thanh khoản sụt giảm mạnh, trong đó đặc biệt là khối ngoại giảm đến 95% giá trị mua ròng so với phiên liền trước.

Phiên hôm nay khác ở thanh khoản, tổng giá trị giao dịch trên sàn HoSE tăng mạnh. Tuy nhiên, theo dự báo của Công ty chứng khoán BIDV, chỉ số VN-Index vẫn đang ở trong khu vực biến động mạnh và áp lực bán có thể xuất hiện trở lại bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi chỉ số kiểm tra vùng kháng cự từ 815-825 điểm.

Nhận định trên cũng trùng hợp với khuyến nghị từ chuyên viên tư vấn của MBS, cho rằng nhà đầu tư nên chốt lời dần hoặc đóng dần các vị thế ngắn hạn khi VN-Index hồi phục về quanh ngưỡng 820 điểm, rồi chờ đợi giải ngân lần hai đối với các cổ phiếu tiềm năng.

Tránh trạng thái quá “bốc” mà mua đuổi

Công ty chứng khoán KIS Việt Nam (KIS) giữ quan điểm thận trọng vào thời điểm này của thị trường. Theo KIS, nhà đầu tư nên đứng ngoài quan sát những tín hiệu tiếp theo, đặc biệt vùng 820-830 điểm là vùng kháng cự mạnh trong ngắn hạn.

Trong khi đó, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng VN-Index được dự báo sẽ tiếp tục có diễn biến tăng điểm để tiến đến thử thách vùng kháng cự 820-830 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Tuy nhiên, thị trường có thể sẽ sớm chịu áp lực rung lắc, điều chỉnh trở lại khi tiếp cận vùng kháng cự trên. Song nhà đầu tư vẫn có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh để mở các vị thế mua trading ngắn hạn. Chiến lược đầu tư được BVSC khuyến nghị là duy trì tỉ trọng danh mục ở mức 25-45% cổ phiếu.

Với khuyến nghị của Công ty chứng khoán Đông Á (DASC), tỉ lệ cổ phiếu nắm giữ có thể duy trì ở mức 60%. DASC cho rằng chỉ số VN-Index sẽ khó giảm sâu trong thời điểm hiện tại sau khi một lượng hàng đã thoát khỏi thị trường sau các phiên có thanh khoản lớn. Chỉ số sẽ tiếp tục giằng co và hồi phục dần trở lại.

Tuy nhiên, nhà đầu tư tránh mua đuổi, đó là khuyến nghị được đưa ra từ Công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI). TVSI dự báo chỉ số có thể duy trì diễn biến tăng điểm trong phiên ngày 4.8 và tâm lí hưng phấn có thể giúp VN-Index vượt lên trên vùng kháng cự 800-820 điểm. Tuy nhiên, một kịch bản hồi phục mạnh mẽ chưa được đánh giá cao ở thời điểm hiện tại.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Thị trường chứng khoán: Cứ giảm sâu mua vào, tăng mạnh bán ra sẽ thắng?

Thế Lâm |

VN-Index đang ở ngưỡng dưới của 800 điểm và thanh khoản thấp chính là yếu tố khiến các dự báo cho tuần giao dịch mới (3-7.8.2020) cũng như phiên đầu tuần ngày 3.8 có những nhận định trái chiều.

Vì sao chứng khoán không bị bán tháo liên tiếp khi COVID-19 tái bùng phát?

Thế Lâm |

Khi thông tin tái bùng phát COVID-19 tại Đà Nẵng ập đến, thị trường chứng khoán đã có 3 phiên giảm mạnh vào các ngày 24, 27 và 29.7. Tuy nhiên, tình trạng tháo chạy chỉ diễn ra mạnh mẽ nhất trong phiên giao dịch ngày 24.7 vì thông tin COVID-19 đến đột ngột, và cũng vì phản ứng nhất thời của nhà đầu tư.

Thị trường chứng khoán: Vì sao dòng tiền tháng 7 gặp khó hơn trước?

Thế Lâm |

Thị trường chứng khoán đã kết thúc tháng 7 giảm điểm. Theo đó, VN-Index tháng 7 mất đi 26,72 điểm tương ứng 3,23%. Mức này tính ra vẫn thấp hơn số điểm bị mất vào tháng 6 trước đó, 39,36 điểm tương ứng với 4,5%. Song quan trọng là thanh khoản thị trường vẫn chưa cho thấy sự trở lại một cách ổn định.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Thị trường chứng khoán: Cứ giảm sâu mua vào, tăng mạnh bán ra sẽ thắng?

Thế Lâm |

VN-Index đang ở ngưỡng dưới của 800 điểm và thanh khoản thấp chính là yếu tố khiến các dự báo cho tuần giao dịch mới (3-7.8.2020) cũng như phiên đầu tuần ngày 3.8 có những nhận định trái chiều.

Vì sao chứng khoán không bị bán tháo liên tiếp khi COVID-19 tái bùng phát?

Thế Lâm |

Khi thông tin tái bùng phát COVID-19 tại Đà Nẵng ập đến, thị trường chứng khoán đã có 3 phiên giảm mạnh vào các ngày 24, 27 và 29.7. Tuy nhiên, tình trạng tháo chạy chỉ diễn ra mạnh mẽ nhất trong phiên giao dịch ngày 24.7 vì thông tin COVID-19 đến đột ngột, và cũng vì phản ứng nhất thời của nhà đầu tư.

Thị trường chứng khoán: Vì sao dòng tiền tháng 7 gặp khó hơn trước?

Thế Lâm |

Thị trường chứng khoán đã kết thúc tháng 7 giảm điểm. Theo đó, VN-Index tháng 7 mất đi 26,72 điểm tương ứng 3,23%. Mức này tính ra vẫn thấp hơn số điểm bị mất vào tháng 6 trước đó, 39,36 điểm tương ứng với 4,5%. Song quan trọng là thanh khoản thị trường vẫn chưa cho thấy sự trở lại một cách ổn định.