Chưa xem xét điều chỉnh các mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021

Vũ Long |

Chính phủ thống nhất chưa điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 đã đề ra: GDP tăng trưởng từ 6-6,5%.

Trên cơ sở các ý kiến kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ thống nhất chưa điều chỉnh chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội, giữ nguyên các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng năm 2021 ở mức cao nhất. Quyết định của Chính phủ được thống nhất tại Nghị quyết số 75/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6.2021 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

Mặc dù đang chịu làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 với diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng cả nước vẫn tiếp tục nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”, vừa quyết liệt phòng chống dịch, vừa sản xuất, kinh doanh, linh hoạt thực hiện các chính sách phù hợp để nền kinh tế sớm vượt qua cú sốc, tăng trưởng trở lại.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ để kiến nghị giữ nguyên các mục tiêu, chỉ số tăng trưởng bởi các yếu tố lạc quan như: Kinh tế thế giới được dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc. Các tổ chức quốc tế đã liên tục nâng mức dự báo tăng trưởng năm 2021, vào khoảng 5,6 - 6%, là tốc độ phục hồi sau khủng hoảng cao nhất trong 80 năm qua;

Các đối tác thương mại, đầu tư quan trọng phục hồi nhanh, là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu; Khu vực dịch vụ, du lịch có thể tạo sức bật lớn trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát; Cân đối ngân sách nhà nước được bảo đảm, một số chỉ số như CPI, thất nghiệp cho thấy còn dư địa để thực hiện chính sách hỗ trợ…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị giữ nguyên các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ở mức cao nhất, theo đó kịch bản tăng trưởng kinh tế được xây dựng theo hướng tập trung kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ, duy trì sản xuất, kinh doanh trong quý III/2021, tạo nền tảng để đẩy mạnh tăng trưởng trong quý IV/2021 do nhu cầu thường tăng cao vào thời điểm cuối năm và đề xuất 2 kịch bản tăng trưởng:

Kịch bản 1: Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6%, quý III cần đạt mức tăng trưởng là 6,2% (thấp hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,5 điểm phần trăm), quý IV tăng 6,5% (thấp hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,2 điểm phần trăm).

Kịch bản 2: Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%, quý III phải đạt mức tăng trưởng là 7% (cao hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,3 điểm phần trăm) và quý IV tăng 7,5% (cao hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,8 điểm phần trăm).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ rõ: Để đạt được các mục tiêu nêu trên là một thách thức lớn, Chính phủ cần thực hiện nhiều quyết sách để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, trong đó, cần đẩy mạnh "phủ sóng" vaccine phòng chống COVID-19.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Mục tiêu đến năm 2025, GDP Việt Nam tăng trưởng bình quân 6,5-7%

Vũ Long |

Mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam bình quân 5 năm tới đạt khoảng 6,5 - 7%.

Dồn nội lực đạt tăng trưởng 6-6,5% dù dịch bệnh COVID-19 phức tạp

Vũ Long |

Mặc dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng Việt Nam vẫn giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.

Chiến lược tăng trưởng hiệu quả, định giá cho cổ phiếu MSN tăng mạnh

L.Trang |

Thời gian qua, định giá cổ phiếu Tập đoàn Masan ( mã MSN) liên tục được các công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư xác lập ở mức cao hơn khoảng 20% so với giá giao dịch hiện tại. Ngày 2.7.2021, ban lãnh đạo Tập đoàn Masan đã có cuộc họp trực tuyến với các nhà đầu tư xoay quanh việc MSN tăng tỷ lệ sở hữu tại The CrownX (TCX) từ 80,2% lên 84,9% và tình hình kinh doanh của VCM VinCommerce (VCM-đơn vị sở hữu chuỗi VinMart và VinMart+).

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Mục tiêu đến năm 2025, GDP Việt Nam tăng trưởng bình quân 6,5-7%

Vũ Long |

Mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam bình quân 5 năm tới đạt khoảng 6,5 - 7%.

Dồn nội lực đạt tăng trưởng 6-6,5% dù dịch bệnh COVID-19 phức tạp

Vũ Long |

Mặc dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng Việt Nam vẫn giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.

Chiến lược tăng trưởng hiệu quả, định giá cho cổ phiếu MSN tăng mạnh

L.Trang |

Thời gian qua, định giá cổ phiếu Tập đoàn Masan ( mã MSN) liên tục được các công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư xác lập ở mức cao hơn khoảng 20% so với giá giao dịch hiện tại. Ngày 2.7.2021, ban lãnh đạo Tập đoàn Masan đã có cuộc họp trực tuyến với các nhà đầu tư xoay quanh việc MSN tăng tỷ lệ sở hữu tại The CrownX (TCX) từ 80,2% lên 84,9% và tình hình kinh doanh của VCM VinCommerce (VCM-đơn vị sở hữu chuỗi VinMart và VinMart+).