Chủ động nguồn hàng để xuất khẩu bật tăng sau dịch COVID-19

Khánh Vũ |

Mặc dù dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu tại nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu nông sản, thực phẩm sẽ tăng sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Xuất khẩu sang Trung Quốc đang "ấm" dần

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), đến thời điểm này, Trung Quốc đang kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, khả năng trao đổi nông sản với quốc gia này sẽ phục hồi lại vào tháng 4.2020.

“Nhu cầu nhập khẩu nông sản sẽ tăng cao, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm” – Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Hiện nay, ngoài các biện pháp cải cách về thủ tục hành chính, Trung Quốc cũng giảm thuế 80 mặt hàng thực phẩm (trong tổng số trên 800 mặt hàng) để thúc đẩy nhập khẩu đáp ứng nhu cầu trong nước.

Để đón bắt cơ hội này, Bộ NNPTNT đã khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nguồn hàng, tăng cường chế biến sâu, tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như gạo, hoa quả, thủy sản (đặc biệt là mặt hàng tôm và cá tra), đồ hộp chế biến… để có thể sẵn sàng xuất khẩu ngay khi dịch bệnh được kiểm soát, không chỉ đối với thị trường Trung Quốc, mà còn các thị trường Châu Âu (EU), Mỹ... khi các quốc gia này có nhu cầu nhập khẩu nông, lâm, thủy sản.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), xuất khẩu thủy sản hiện nay đang gặp một số khó khăn do dịch bệnh COVID-19.

Tuy nhiên, theo dự đoán của một số doanh nghiệp cá tra, sang tháng 4, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc có thể phục hồi 50%, đến tháng 5 hồi phục 70% và đến tháng 6 có thể hồi phục hoàn toàn 100%. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ việc bắt tay vào ổn định sản xuất cần được thực hiện.

Đối với thị trường EU, xuất khẩu cá tra và tôm sẽ khởi sắc sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực.

Theo bà Nguyễn Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), với EVFTA, hàng hóa Việt Nam có thể cạnh tranh về giá. Tuy nhiên, giữa lúc dịch COVID-19 đang hoành hành, có thể nhu cầu thị trường bị giảm sút. Nhưng khi dịch bệnh đi qua thì nhu cầu có thể tăng lên nhiều, nhất là vào thời điểm EVFTA có hiệu lực thì sẽ là “cú hích” cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu trở lại.

Ngoài ra, các ưu đãi của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương EVFTA được kỳ vọng sẽ có những tác động thúc đẩy sản xuất trong nước.

2 nhóm nông sản chủ lực cho xuất khẩu

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, có 2 nhóm hàng quan trọng nhất hiện nay cần quan tâm là nhóm hàng lương thực và thực phẩm. Đối với dịch COVID-19, không chỉ trong nước mà cả toàn cầu, nhu cầu lương thực, thực phẩm luôn là thiết yếu, vì vậy phải đảm bảo trong mọi hoàn cảnh cung cấp đủ lương thực thực phẩm cho người dân.

Theo kế hoạch của Bộ NNPTNT năm 2020, sản lượng lúa đạt 43,5 triệu tấn tấn, trong đó ngoài gần 30 triệu tấn phục vụ nhu cầu trong nước, lượng lúa còn dư để xuất khẩu khoảng 13,5 triệu tấn, tương đương 6,5-6,7 triệu tấn gạo.

Lượng gạo xuất khẩu dự kiến trong tháng 4 và tháng 5 vào khoảng 800.000 tấn. Trước mắt, trong tháng 4, cho phép xuất khẩu 400.000 tấn.

Vào tuần cuối cùng tháng 4, căn cứ diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các bộ, ngành, Thủ tướng chính phủ sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo tháng 5.

Theo dự báo của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), sản lượng lúa của thế giới năm 2020 có thể giảm khoảng 2,7 triệu tấn, nhu cầu tăng 3,7 triệu tấn; trong khi dịch Covid-19 có thể tác động đến sản xuất, xuất khẩu của một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ nên dự báo nhu cầu nhập khẩu lúa gạo sẽ tăng trong thời gian tới.

Khánh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Bất chấp dịch bệnh, xuất khẩu của tỉnh Long An vẫn tăng trưởng khá

Kỳ Quan |

Mặc dù dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, nhưng từ nỗ lực của chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp, trong quý I.2020 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Long An vẫn tăng trưởng khá.

Đề xuất tiếp tục xuất khẩu gạo: Lượng gạo dự trữ trong nước dồi dào

Phạm Dung - Cường Ngô |

Liên quan đến đề xuất của Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan về việc tiếp tục xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp khẳng định, nguồn cung gạo trong nước dồi dào, không chỉ đủ dự trữ trong nước mà còn dư để xuất khẩu.

Đủ nhu cầu tiêu dùng, năm 2020 Việt Nam dư 13,5 triệu tấn lúa cho xuất khẩu

Khánh Vũ |

Dự kiến kế hoạch sản xuất lúa đạt 43,5 triệu tấn lúa, trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ lúa trong nước chưa đến 30 triệu tấn. Chúng ta còn dư cho xuất khẩu trên 13,5 triệu tấn.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Bất chấp dịch bệnh, xuất khẩu của tỉnh Long An vẫn tăng trưởng khá

Kỳ Quan |

Mặc dù dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, nhưng từ nỗ lực của chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp, trong quý I.2020 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Long An vẫn tăng trưởng khá.

Đề xuất tiếp tục xuất khẩu gạo: Lượng gạo dự trữ trong nước dồi dào

Phạm Dung - Cường Ngô |

Liên quan đến đề xuất của Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan về việc tiếp tục xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp khẳng định, nguồn cung gạo trong nước dồi dào, không chỉ đủ dự trữ trong nước mà còn dư để xuất khẩu.

Đủ nhu cầu tiêu dùng, năm 2020 Việt Nam dư 13,5 triệu tấn lúa cho xuất khẩu

Khánh Vũ |

Dự kiến kế hoạch sản xuất lúa đạt 43,5 triệu tấn lúa, trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ lúa trong nước chưa đến 30 triệu tấn. Chúng ta còn dư cho xuất khẩu trên 13,5 triệu tấn.