Chủ động nguồn hàng cuối năm, Hapro "chào Tết" nhiều đặc sản hấp dẫn

Bích Liên |

Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã chuẩn bị nguồn hàng phong phú, chất lượng.

Chi 1.000 tỉ đồng để chủ động nguồn hàng dự trữ

Là đơn vị hoạt động đa ngành trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, dịp cuối năm và các ngày lễ, Tết là thời điểm sôi động nhất trong năm của mảng kinh doanh nội địa, là cơ hội để tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã sớm xây dựng kế hoạch triển khai chương trình kinh doanh phục vụ lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 một cách đồng bộ, tiếp tục góp phần đẩy mạnh phát triển các hoạt động kinh doanh thương mại nội địa bên cạnh việc thúc đẩy phát triển mảng kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty.

Nhằm tận dụng tốt cơ hội kinh doanh, ngay từ những tháng đầu năm 2021, Hapro đã tập trung xây dựng chương trình kinh doanh phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Hapro tiếp tục triển khai một số hoạt động kinh doanh đã được duy trì thực hiện qua nhiều năm và một số hoạt động kinh doanh trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn bởi tác động của đại dịch COVID-19.

Trao đổi với PV Lao Động, đại diện Hapro cho biết: Để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán, ngoài 13 nhóm mặt hàng đăng ký theo chương trình bình ổn thị trường như: Gạo, thịt lợn, thịt gà, trứng, thủy hải sản, dầu ăn, rau củ, thực phẩm chế biến, sữa, bánh mứt kẹo, đường, gia vị (mắm, mì chính, muối), rượu bia – nước giải khát…, Tổng Công ty còn dự trữ thêm các nhóm mặt hàng, bao gồm hàng khô (măng, miến, mộc nhĩ...); các loại quả - hạt khô phục vụ Tết,các mặt hàng khác như đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm... Tổng lượng hàng hóa dự trữ ước đạt xấp xỉ 1.000 tỉ đồng, trong đó đã bao gồm lượng hàng hóa các đơn vị tham gia chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn TP.Hà Nội.

Ngoài nguồn hàng phong phú, Hapro còn áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi, kích cầu hấp dẫn. Ảnh: Mai Liên
Ngoài nguồn hàng phong phú, Hapro còn áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi, kích cầu hấp dẫn. Ảnh: Mai Liên

Đến thời điểm này, các đơn vị trực thuộc và công ty thành viên chuẩn bị các nguồn hàng hóa để kinh doanh Tết 2022 với các sản phẩm mang thương hiệu Hapro do các công ty, đơn vị trong Tổng Công ty trực tiếp sản xuất đã có uy tín trên thị trường: Gạo Hapro Đồng Tháp; hạt điều rang Hapro; các sản phẩm rượu vang Thăng Long; bộ sản phẩm xúc xích, chân giò hun khói, thịt ba chỉ xông khói, thị gà hun khói; bộ sản phẩm giò lụa, giò bò, giò gà...;

Các sản phẩm do các đơn vị trực thuộc và Công ty thành viên Tổng Công ty kinh doanh, đặc trưng là bộ sản phẩm kinh doanh theo chương trình khai thác đặc sản vùng miền tại các tỉnh như: Bưởi Diễn, miến dong, bún khô, mỳ gạo, mộc nhĩ, nấm hương của Sơn La; một số sản phẩm của Yên Bái, Hà Giang…

Các mặt hàng do đơn vị trực thuộc và Công ty thành viên làm nhà phân phối, đại lý cấp 1 hoặc khai thác theo thời vụ từ các nhà sản xuất có uy tín. Các dịch vụ ăn uống của Công ty CP Thủy Tạ; Công ty CP Ẩm thực Hapro Bốn Mùa; các mặt hàng để làm quà biếu, quà tặng dịp Tết và đóng giỏ quà tặng, hộp quà tặng... Các mặt hàng do Công ty TNHH Bán lẻ BRG nhập khẩu và phân phối: Thịt heo, thịt bò, trái cây,...

Tổ chức kinh doanh tuân thủ quy định chống dịch COVID-19 an toàn

Xác định thời gian cao điểm, Tổng Công ty  tổ chức bán hàng Tết trong hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty, trong đó, tập trung cao điểm trong thời gian: Từ 28.12.2021–31.1.2022 (25.11.2021–29.12.2021 âm lịch); tổ chức bán buôn, phát luồng các mặt hàng do các công ty, đơn vị trong Tổng công ty trực tiếp sản xuất và phân phối, khai thác; tổ chức bán hàng Online: Kinh doanh qua các kênh như website, Facebook, Zalo, Viber..; xây dựng chính sách giao hàng tại nhà, tận nơi;  tổ chức bán hàng B2B (bán buôn); tổ chức các điểm bán hàng lưu động phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của nhân dân tạo các khu công nghiệp, các huyện ngoại thành Hà Nội...

Nhằm kích cầu nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang đến gần – đây là dịp nhu cầu mua sắm, tiêu dùng hàng hóa của người dân càng tăng cao, Hapro đã phối hợp với Công ty TNHH bán lẻ BRG (BRG Retail) xây dựng kế hoạch marketing với những chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng kèm sản phẩm, chính sách giao hàng tại nhà… Bên cạnh hình thức mua bán trực tiếp tại điểm bán, chuỗi cửa hàng Haprofood/BRGMart, Hapro Mart và hệ thống siêu thị BRGMart còn tập trung đẩy mạnh hình thức mua sắm trực tuyến qua App BRG Shopping, fanpage, hotline, thẻ khách hàng thân thiết BRG Elite… nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.

Tết năm nay, doanh nghiệp cũng tập trung nguồn hàng kinh doanh qua các giỏ quà, túi quà và hộp quà Tết với hình thức phong phú và đang dạng hơn; tập trung vào các sản phẩm do các đơn vị của Hapro kinh doanh và sản xuất. Các chương trình xúc tiến bán hàng, khuyến mại tặng quà, kèm sản phẩm, giảm giá, miễn phí vận chuyển... trên toàn hệ thống kinh doanh bán lẻ của Tổng Công ty cũng được đẩy mạnh.

Thời gian mở cửa bán hàng dịp Tết Nguyên đán

Tùy theo ngành nghề kinh doanh, các cửa hàng, địa điểm kinh doanh của Tổng công ty sẽ mở cửa phục vụ muộn nhất đến 18h00 ngày 29 Tết và mở cửa trở lại từ mùng 3 Tết (từ 07h00 đến 22h00). Riêng Nhà hàng Thủy Tạ phục vụ khách hàng đến 24h00 ngày 29 Tết và mở cửa trở lại từ 01h00 – 10h00 sáng mùng 1 Tết. Hệ thống siêu thị HaproMart tại huyện Gia Lâm, Hà Nội mở cửa trở lại phục vụ người tiêu dùng từ ngày 4 Tết (từ 09h00 – 17h00).

Để đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch COVID-19, Tổng công ty triển khai, quán triệt đảm bảo các đơn vị, các địa điểm kinh doanh xây dựng phương án phòng chống dịch thực hiện đúng các nội dung chỉ thị, chỉ đạo của Trung ương, UBND TP.Hà Nội. Đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách đến mua sắm tại các điểm bán theo quy định. Các công ty, đơn vị, các điểm kinh doanh xây dựng phương án bố trí nhân sự phù hợp trong mọi tình huống xảy ra, đảm bảo liên tục hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại của đơn vị.

Bích Liên
TIN LIÊN QUAN

Chủ động nguồn hàng, an toàn phòng dịch phục vụ người dân sắm Tết

Phong Nguyễn |

Các tỉnh, thành phố trên cả nước đã lên kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng các phương án dự trữ, bảo đảm lượng hàng hóa hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ người dân mua sắm Tết. Tuy nhiên, do bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn phức tạp, việc tổ chức bán hàng Tết cũng được tính toán linh hoạt, chủ động để đảm bảo an toàn.

Tập trung tìm kiếm nguồn hàng và đáp ứng yêu cầu thị trường

Đặng Tiến |

Đón đầu khả năng sớm khơi thông hoạt động sản xuất kinh doanh sau dịch, nhiều doanh nghiệp (DN) đang tập trung tìm kiếm nguồn hàng và phát triển thị trường, đồng thời giữ chân khách hàng. Dù nhìn nhận nhu cầu tuyển dụng lao động sẽ tăng cao khi dịch bệnh qua đi, nhưng một số doanh nghiệp cho rằng, trước mắt lao động chưa phải là vấn đề nóng, mà nóng nhất là phải từng bước ổn định lại sản xuất kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu của thị trường và từ đây mới có thể tạo việc làm cho người lao động.

Bí thư Đồng Nai: Nguồn hàng chuyển hết cho dân, không giữ lại dù 1 hạt gạo

HÀ ANH CHIẾN |

Để chăm lo cho người dân trong thời gian giãn cách xã hội, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai yêu cầu chuyển ngay tất cả nguồn hàng về cho dân, không được giữ lại một xu, một hạt gạo nào. “Người dân đang cần, không giữ lại, đưa ngay về cho dân, giữ trong nhà dân để người dân vượt qua khó khăn hơn là giữ lại kho” – ông Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Chủ động nguồn hàng, an toàn phòng dịch phục vụ người dân sắm Tết

Phong Nguyễn |

Các tỉnh, thành phố trên cả nước đã lên kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng các phương án dự trữ, bảo đảm lượng hàng hóa hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ người dân mua sắm Tết. Tuy nhiên, do bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn phức tạp, việc tổ chức bán hàng Tết cũng được tính toán linh hoạt, chủ động để đảm bảo an toàn.

Tập trung tìm kiếm nguồn hàng và đáp ứng yêu cầu thị trường

Đặng Tiến |

Đón đầu khả năng sớm khơi thông hoạt động sản xuất kinh doanh sau dịch, nhiều doanh nghiệp (DN) đang tập trung tìm kiếm nguồn hàng và phát triển thị trường, đồng thời giữ chân khách hàng. Dù nhìn nhận nhu cầu tuyển dụng lao động sẽ tăng cao khi dịch bệnh qua đi, nhưng một số doanh nghiệp cho rằng, trước mắt lao động chưa phải là vấn đề nóng, mà nóng nhất là phải từng bước ổn định lại sản xuất kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu của thị trường và từ đây mới có thể tạo việc làm cho người lao động.

Bí thư Đồng Nai: Nguồn hàng chuyển hết cho dân, không giữ lại dù 1 hạt gạo

HÀ ANH CHIẾN |

Để chăm lo cho người dân trong thời gian giãn cách xã hội, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai yêu cầu chuyển ngay tất cả nguồn hàng về cho dân, không được giữ lại một xu, một hạt gạo nào. “Người dân đang cần, không giữ lại, đưa ngay về cho dân, giữ trong nhà dân để người dân vượt qua khó khăn hơn là giữ lại kho” – ông Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh.