Chợ nông sản trên Quốc lộ 14 ế ấm vì COVID-19

Bảo Lâm |

Chợ nông sản trên quốc lộ 14, đoạn qua huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông là nơi giải quyết đầu ra cho hơn 2.600ha cây ăn trái và các loại nông sản trong vùng. Thế nhưng, thời gian qua, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên hàng hóa ở đây thường xuyên rơi vào tình trạng ế ẩm.

"Mở cửa cả ngày chẳng có khách nào"

Dọc Quốc lộ 14 đoạn qua thôn Thuận Đức, xã Đức Mạnh có 6 cửa hàng lớn chuyên buôn bán trái cây, nông sản nằm liền kề nhau. Các cửa hàng này trưng bày một lượng lớn hàng hóa như: Bơ, sầu riêng, mít, xoài... Hàng nhiều, nhưng khách đến mua rất ít, thậm chí cả ngày không có bất cứ bóng dáng của ai. Chủ cửa hàng cũng vì thế mà lơ là việc kinh doanh, buôn bán.

Nhiều loại mặt hàng trái cây đạt tiêu chuẩn VietGap, tiêu chuẩn hữu cơ... ở huyện Đắk Mil đang rơi vào cảnh ế ẩm. Ảnh: Bảo Lâm
Nhiều loại mặt hàng trái cây đạt tiêu chuẩn VietGap, tiêu chuẩn hữu cơ... bày bán trên quốc lọ 14 đang rơi vào cảnh ế ẩm. Ảnh: Bảo Lâm

Khi chúng tôi vào tham quan các mặt hàng đang được bày ở đây, nhưng không gian vắng lặng, không có ai trông coi. Chúng tôi phải gọi liên tục một lúc, chủ cửa hàng là chị Lê Thị Thủy mới lật đật từ phía sau nhà bước ra.

Chị Thủy cho biết, dịp này việc buôn bán ế ẩm, cả ngày chỉ được vài khách vào hỏi mua hàng. Do đó, chị tranh thủ dọn dẹp, chăm sóc cây trồng ở sau vườn.

Theo chị Thủy, các mặt hàng của gia đình chị thường kinh doanh bao gồm: Sầu riêng, bơ, xoài, khoai lang… Đây đều là những mặt hàng do gia đình và người dân trong vùng sản xuất ra. Những năm trước, cửa hàng của chị luôn tấp nập khách mua hàng. Có những ngày chị tiêu thụ 3 - 4 tấn hoa quả các loại.

Thế nhưng, từ khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các chuyến xe du lịch, xe khách lưu thông trên quốc lộ 14 đi TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận không còn. Lúc này, việc buôn bán của cửa hàng trở nên khó khăn hơn, nhất là trái cây mua về không tiêu thụ được. "Có ngày mở cửa 24/24 giờ, nhưng chẳng thấy khách nào vào mua hàng” - chị Thủy buồn bã.

Do thường xuyên vắng khách nên chủ cửa hàng chỉ biết ngồi lướt điện thoại để giết thời gian. Ảnh: Bảo Lâm
Do thường xuyên vắng khách nên chủ cửa hàng chỉ biết ngồi lướt điện thoại để giết thời gian. Ảnh: Bảo Lâm

Tại xã Đắk R’la cũng có liên tiếp 5 cửa hàng trái cây nằm liền kề nhau, buôn bán nông sản với đa dạng chủng loại. Nhiều loại trái cây, mặt hàng nông sản được trưng bày đẹp mắt, phủ đầy các sạp hàng để phục vụ khách qua đường, nhưng không có người mua. Tình cảnh này khiến một số gia đình phải đóng cửa hàng, tìm công việc khác để có thu nhập.

Nỗ lực tháo gỡ khó khăn

Theo UBND huyện Đắk Mil, hiện nay, trên địa bàn huyện có 2.600ha cây ăn trái, chủ yếu là sầu riêng, bơ, xoài, mít... Những năm gần đây, nhằm hướng đến việc sản xuất bền vững, nhiều hộ dân đã chủ động áp dụng tiến bộ khoa học, canh tác theo hướng hữu cơ, VietGAP.

Thậm chí nhiều người còn không trông coi sạp hàng để đi làm việc khác. Ảnh: Bảo Lâm
Thậm chí, nhiều người còn không trông coi sạp hàng để đi làm việc khác. Ảnh: Bảo Lâm

Chất lượng các mặt hàng nông sản của huyện cũng vì thế được cải thiện, nâng cao. Khâu tiêu thụ nông sản cũng được diễn ra suôn sẻ, kể cả bán lẻ và xuất khẩu.

Đặc biệt, người dân một số xã như Đức Mạnh, Đắk N'drót, Đắk Gằn, Đắk R'la... đã hình thành được "kênh" tiêu thụ nông sản dọc quốc lộ 14. Họ lập nên những cửa hàng kinh doanh nông sản hai bên đường để phục vụ khách vãng lai. Nhiều năm qua, người dân buôn bán ở đây làm ăn khấm khá vì lượng hàng hóa tiêu thụ khá cao. COVID-19 diễn biến phức tạp, nên sức tiêu thụ nông sản qua "kênh" này đã giảm mạnh, giá cả cũng giảm sâu.

Theo ông Lê Văn Hoàng - Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Mil, các mặt hàng trái cây của địa phương đang gặp khó về đầu ra và giá cả giảm mạnh. Địa bàn huyện đang tồn đọng một lượng lớn hàng nông sản, nhất là sản phẩm xoài. Huyện Đắk Mil đã báo cáo với UBND tỉnh về vấn đề này. Đồng thời, huyện nỗ lực tìm kiếm các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân địa phương.

Bảo Lâm
TIN LIÊN QUAN

Chánh toà Đắk Nông nói về việc xử lý vụ lập khống 57 bộ hồ sơ

BẢO TRUNG |

Liên quan đến vụ việc tạo lập khống 57 bộ hồ sơ vụ án tại TAND huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông), đã có 3 cán bộ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức "Khiển trách". Tuy nhiên, người "đạo diễn" vụ việc này là bà Bùi Thị Dung - nguyên Thẩm phán TAND huyện Đắk Song đến nay vẫn chưa bị xử lý dưới bất kỳ hình thức nào.

Hiệu trưởng ở Đắk Nông lên tiếng vụ "giam" học bạ của học sinh tiểu học

BẢO TRUNG |

Liên quan đến thông tin "giam" học bạ của em Y H.Bkrông vì không đóng tiền quỹ khiến cháu không thể chuyển cấp, phải nghỉ học giữa chừng và các đơn thư tố cáo của nhiều giáo viên trong trường, ông Nguyễn Ngọc Hải - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Huy Tập (xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) - người trong cuộc, vừa lên tiếng phản hồi.

Chính quyền địa phương thông tin vụ phục hồi rừng thông bị phá tại Đắk Nông

BẢO TRUNG |

Liên quan đến bài viết "Gian nan phục hồi rừng thông bị tàn phá" mà báo Lao Động đã phản ánh, mới đây, UBND huyện Đắk GLong (tỉnh Đắk Nông) đã lên tiếng phản hồi về vụ việc này.

Châu Âu mở cửa, cơ hội cho nông sản Việt Nam

Phong Nguyễn |

Bước sang quý II/2021, khi dịch COVID-19 không quá căng thẳng như trước đó, Châu Âu (EU) dần nới lỏng các biện pháp phòng dịch, mở cửa thông thương thuận tiện hơn. Nền kinh tế các quốc gia thuộc EU khởi sắc là một trong những nhân tố hỗ trợ hàng hóa Việt Nam (đặc biệt là nông, thủy sản) xuất khẩu (XK) sang thị trường này bật tăng trở lại.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Chánh toà Đắk Nông nói về việc xử lý vụ lập khống 57 bộ hồ sơ

BẢO TRUNG |

Liên quan đến vụ việc tạo lập khống 57 bộ hồ sơ vụ án tại TAND huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông), đã có 3 cán bộ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức "Khiển trách". Tuy nhiên, người "đạo diễn" vụ việc này là bà Bùi Thị Dung - nguyên Thẩm phán TAND huyện Đắk Song đến nay vẫn chưa bị xử lý dưới bất kỳ hình thức nào.

Hiệu trưởng ở Đắk Nông lên tiếng vụ "giam" học bạ của học sinh tiểu học

BẢO TRUNG |

Liên quan đến thông tin "giam" học bạ của em Y H.Bkrông vì không đóng tiền quỹ khiến cháu không thể chuyển cấp, phải nghỉ học giữa chừng và các đơn thư tố cáo của nhiều giáo viên trong trường, ông Nguyễn Ngọc Hải - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Huy Tập (xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) - người trong cuộc, vừa lên tiếng phản hồi.

Chính quyền địa phương thông tin vụ phục hồi rừng thông bị phá tại Đắk Nông

BẢO TRUNG |

Liên quan đến bài viết "Gian nan phục hồi rừng thông bị tàn phá" mà báo Lao Động đã phản ánh, mới đây, UBND huyện Đắk GLong (tỉnh Đắk Nông) đã lên tiếng phản hồi về vụ việc này.

Châu Âu mở cửa, cơ hội cho nông sản Việt Nam

Phong Nguyễn |

Bước sang quý II/2021, khi dịch COVID-19 không quá căng thẳng như trước đó, Châu Âu (EU) dần nới lỏng các biện pháp phòng dịch, mở cửa thông thương thuận tiện hơn. Nền kinh tế các quốc gia thuộc EU khởi sắc là một trong những nhân tố hỗ trợ hàng hóa Việt Nam (đặc biệt là nông, thủy sản) xuất khẩu (XK) sang thị trường này bật tăng trở lại.