Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Sản xuất điện thoại và dệt may của Việt Nam có thêm cơ hội

Đức Thành |

Ngành dệt may và da giày, sản xuất điện thoại được dự báo là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Thu hút thêm nguồn vốn FDI từ Samsung

Với vị trí địa – kinh tế như Việt Nam, không thể nằm ngoài vòng xoáy của cuộc chiến này. Đặc biệt là trong số các mặt hàng của Trung Quốc mà Mỹ áp thuế, có nhiều sản phẩm của chúng ta bị tác động theo.

Trong báo cáo chuyên đề về Toàn cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mà Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt nhận định, tác động cụ thể của việc Mỹ đánh thuế lên hàng Trung Quốc trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện có thể tạo cơ hội cho nhiều sản phẩm của Việt Nam, thu hút thêm nguồn vốn FDI và tạo thêm nhiều việc làm.

Việt Nam hiện đang là nơi sản xuất lớn nhất của Samsung với sản lượng khoảng 240 triệu chiếc/năm, theo sau là Trung Quốc với sản lượng 150 triệu chiếc/năm. Samsung đang có kế hoạch cắt giảm sản lượng khoảng 40 triệu sản phẩm tại Trung Quốc do giá nhân công cao kết hợp với rủi ro chiến tranh thương mại Mỹ -Trung leo thang nên Tập đoàn này càng có lý do để đẩy mạnh chuyển hướng đầu tư sang các nước khác. Trong bối cảnh này, Việt Nam có cơ hội thu hút thêm vốn đầu tư của Samsung. Theo đó, thu hút vốn FDI, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng, các khu công nghiệp sẽ được hưởng lợi, nhiều việc làm mới sẽ được tạo ra.

Dệt may có cơ hội nhưng lợi nhuận thấp hơn

Các nước có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực may mặc như Việt Nam, Bangladesh, Campuchia... sẽ được hưởng lợi khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang. Năm 2017, Mỹ là thị trường XK dệt may lớn nhất của Việt Nam với 12,2 tỷ USD (tương đương gần 50% tổng XK hàng dệt may của Việt Nam ra thế giới). Hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ hiện đang chịu mức thuế từ 8-10%.

Ngoài ra, ngành dệt may và da giày được dự báo là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại nhờ hai khía cạnh. Thứ nhất, là đồng NDT mất giá mạnh so với USD, qua đó NDT cũng mất giá so với VND giúp các doanh nghiệp nhập được vải và các nguyên phụ liệu dệt may, da giày với giá rẻ hơn. Thứ hai, là các ngành này của Việt Nam có thể lấy thêm được thị phần của Trung Quốc tại thị trường Mỹ nhờ mức giá cạnh tranh hơn cũng như thu hút được thêm vốn đầu tư FDI, từ đó giúp xuất khẩu tăng, nhiều việc làm mới được tạo ra.

Tuy vậy, quá trình hưởng lợi cũng sẽ diễn ra với quy mô vừa phải và từ từ vì đối với các Tập đoàn đa quốc gia, sản xuất tại Trung Quốc vẫn có sức hấp dẫn nhất định, nhất là đối với các phân phúc cần trình độ nhân công cao dù mức lương tại đây đang có xu hướng tăng. Đối với các doanh nghiệp dệt may, điển hình như TCM, GMC chiến tranh thương mại chắc chắn mang lại thuận lợi nhưng mức độ có thể sẽ không quá đột biến.

Lý do là các doanh nghiệp này hiện đã chạy hết công suất cũng như chưa có kế hoạch đầu tư thêm trong ngắn hạn. Nếu lấy thêm được đơn hàng từ Mỹ, các doanh nghiệp này cũng sẽ phải thuê gia công bên ngoài và chấp nhận mức biên lợi nhuận thấp hơn.

Đức Thành
TIN LIÊN QUAN

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Trung Quốc chưa tung ra “quân át chủ bài”

PV (T/H) |

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tuyên bố, Bắc Kinh đã "hết đạn" trong cuộc chiến thương mại mà chính quyền Trump vừa leo thang bằng gói thuế đánh vào 200 tỉ USD với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, theo cây viết John Crudele, còn có một vấn đề rất lớn mà vị Bộ trưởng này cần chú ý.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, CEO các hãng công nghệ lo lắng

Phan Anh |

Trước tình trạng căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn là Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang, CEO nhiều hãng công nghệ xuyên quốc gia bày tỏ quan điểm lo lắng.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Doanh nghiệp Việt tỉnh táo để không bị lôi kéo cho “mượn đường” xuất khẩu

ĐỨC THÀNH |

Căng thẳng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng rõ ràng gây ảnh hưởng lớn tới thị trường xuất - nhập khẩu Việt Nam, xét về cả về mặt tích cực và tiêu cực.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Trung Quốc chưa tung ra “quân át chủ bài”

PV (T/H) |

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tuyên bố, Bắc Kinh đã "hết đạn" trong cuộc chiến thương mại mà chính quyền Trump vừa leo thang bằng gói thuế đánh vào 200 tỉ USD với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, theo cây viết John Crudele, còn có một vấn đề rất lớn mà vị Bộ trưởng này cần chú ý.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, CEO các hãng công nghệ lo lắng

Phan Anh |

Trước tình trạng căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn là Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang, CEO nhiều hãng công nghệ xuyên quốc gia bày tỏ quan điểm lo lắng.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Doanh nghiệp Việt tỉnh táo để không bị lôi kéo cho “mượn đường” xuất khẩu

ĐỨC THÀNH |

Căng thẳng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng rõ ràng gây ảnh hưởng lớn tới thị trường xuất - nhập khẩu Việt Nam, xét về cả về mặt tích cực và tiêu cực.