Chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng: Ngăn chặn và bịt ngay các kẽ hở

Cao Nguyên |

Tổng cục thuế yêu cầu các cục thuế rà soát doanh nghiệp (DN) kinh doanh hàng hóa có rủi ro cao như linh kiện, gỗ, hàng nông lâm thủy hải sản…, đặc biệt liên quan hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT). Bởi lẽ, thời gian qua có tình trạng một số doanh nghiệp cấu kết với doanh nghiệp “ma” để chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng.

Bóc trần thủ đoạn chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng

Mới đây, Tổng cục Thuế đã gửi công văn yêu cầu Cục thuế Tây Ninh, Long An, Đồng Nai và TPHCM thực hiện một số nội dung quản lý rủi ro về hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với Công ty CP thương mại Sài Gòn Tây Nam, Công ty TNHH quốc tế Hoàng Nam Anh và các công ty có liên quan. Đồng thời, yêu cầu 4 Cục thuế nêu trên báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 25.11.2020. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có báo cáo của Cục thuế tỉnh Đồng Nai.

Về nội dung hoàn thuế GTGT đối với mặt hàng linh kiện điện tử, Tổng cục Thuế nhận được được báo cáo của Tổng cục Hải quan gửi Bộ Tài chính về kết quả đấu tranh với hành vi chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của một số doanh nghiệp tại địa bàn khu vực phía Nam. Tại báo cáo nêu kết quả điều tra xác định Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức (ThuDuc House) và Công ty CP thương mại Sài Gòn Tây Nam đã có hành vi chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT.

Theo xác minh của Tổng cục Hải quan, Thuduc House đăng ký kinh doanh tại phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM. Từ 17.2.2017 đến 2.8.2019, DN này mở 501 tờ khai xuất khẩu, trị giá tính thuế 5.286 tỉ đồng. Mặt hàng xuất khẩu chính của Thuduc House gồm: Linh kiện điện tử (Bộ máy tính mini, bộ nhớ IC, bộ nhớ RAM, thẻ nhớ, bộ vi xử lý Chip, CPU…), xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong.

Qua rà soát của Hải quan cho thấy, tháng 11.2012, Thuduc House thành lập công ty con là Cty CP Thuduc House Wood Trading, đồng thời mua các mặt hàng linh kiện điện tử từ công ty này để xuất khẩu. Cty CP Thuduc House Wood Trading chỉ ký hợp đồng mua các mặt hàng linh kiện điện tử từ 1 DN là Cty TNHH An Lành Phát (mã số thuế 0314846682). Hàng hóa bán cho Thuduc House Wood Trading được An Lành Phát mua từ 4 công ty trong nước.

Các hàng hóa này được công ty xuất khẩu cho các đối tác nước ngoài, không trải qua bất kỳ công đoạn sản xuất nào. Sau khi hoàn tất thủ tục xuất khẩu, Thuduc House làm thủ tục hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế TPHCM. Từ tháng 2.2018 đến tháng 8.2019, DN này được hoàn thuế GTGT 17 lần với số tiền gần 261 tỉ đồng.

Trong khi đó, đối với Cty CP thương mại Sài Gòn Tây Nam (đăng ký kinh doanh tại xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, Tây Ninh). Theo xác minh của hải quan, từ 26.3.2018 đến 29.5.2020, DN này mở 141 tờ khai xuất khẩu, trị giá tính thuế 1.645 tỉ đồng. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là linh kiện điện tử, xuất xứ từ Trung Quốc, Malaysia.

Sài Gòn Tây Nam có ký hợp đồng mua các mặt hàng linh kiện điện tử từ 4 công ty trong nước, xuất khẩu cho các đối tác nước ngoài, không trải qua bất kỳ công đoạn sản xuất nào. Sau khi hoàn tất thủ tục xuất khẩu, Sài Gòn Tây Nam làm thủ tục hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh với số tiền 75,5 tỉ đồng.

Trong văn bản do ông Vũ Chí Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) gửi một số Cục thuế địa phương thể hiện rõ: Trên cơ sở số liệu của Tổng cục Hải quan và tài liệu thu giữ của các đối tượng, doanh nghiệp có liên quan, Tổng cục Thuế xác định có hơn 70 doanh nghiệp liên quan đến vụ án, trong đó có một số doanh nghiệp ma (không có thật), một số doanh nghiệp do đối tượng thuê hoặc mua lại... để thực hiện hành vi phạm tội.

Còn nhiều kẽ hở

Tổng cục Thuế cho biết, ngày 30.12.2020, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) và C03 - Bộ Công an đã họp và thống nhất với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố vụ án về các tội: Tội buôn lậu (Điều 188); tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189); tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341).

Theo Tổng cục Hải quan, đây là vụ án lớn, có tính chất phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến nhiều DN. Thủ đoạn chính là thành lập công ty con trong nước, mua bán hàng hóa với giá thấp, sau đó nâng giá lên hàng trăm lần, làm giả hồ sơ để xuất khẩu, làm thủ tục hoàn thuế để chiếm đoạt số tiền hàng trăm tỉ đồng, gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước.

“Vụ án liên quan đến 70 DN, thời gian hoạt động kéo dài từ 2017 đến nay với nhiều đối tượng tham gia, có sự câu kết, chỉ đạo chặt chẽ giữa đối tượng chủ mưu cầm đầu và các đối tượng giúp sức, lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế chính sách để buôn lậu, chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT” - Tổng cục Hải quan cho hay.

Trao đổi với Lao Động, chuyên gia về thuế, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, để xảy ra tình trạng như trên là còn nhiều kẽ hở. Cụ thể, trong quá trình kiểm tra thì đâu đó vẫn còn có một vài cán bộ trong ngành của thuế, hải quan móc nối với DN để làm chuyện hoàn thuế không công minh. Ngoài ra, liên quan đến hoạt động này, việc quản lý các DN có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng chưa được làm tốt. Việc nhập về và xuất đi, tiêu thụ trong nước còn nhiều kẽ hở.

Từ đó, theo ông Thịnh, để làm được việc này thì phải làm từ gốc. Các DN thành lập phải có các cơ sở rõ ràng, không mập mờ. Việc kiểm tra giám sát phải thực tế, thường xuyên. Không những thế cần phải có việc kiểm tra giám sát chuyên ngành đối với việc thực hiện hoàn thuế.

Trước việc này, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các cục thuế địa phương rà soát, thu hồi số tiền hoàn thuế với DN. Trong trường hợp xác định các công ty có rủi ro cao về hoàn thuế vi phạm pháp luật với mục đích trốn thuế cần kịp thời hoàn chỉnh hồ sơ để cung cấp thông tin bổ sung hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan công an theo quy định.

Ngoài ra, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục thuế một số tỉnh, chủ động rà soát các trường hợp tương tự đối với các mặt hàng có rủi ro cao về hoàn thuế GTGT; đồng thời công khai thông tin về các công ty vi phạm pháp luật về thuế, các công ty có hành vi mua bán hóa đơn bất hợp pháp đến người nộp thuế để kịp thời ngăn chặn.

Giám sát chặt hồ sơ khai thuế

Gần cuối năm 2020, Bộ Tài chính có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia ý kiến vào dự thảo Nghị định về đăng ký doanh nghiệp (DN). Theo bộ này, năm 2019, toàn quốc có hơn 77.000 DN chấm dứt hoạt động. Trong đó, số lượng DN không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký là gần 50 nghìn, chiếm tỉ trọng 64,61%. Các DN này thường vi phạm không khai thuế, không quyết toán thuế, không quyết toán hóa đơn, còn nợ thuế, DN “ma” ra đời mua bán hóa đơn trục lợi tiền thuế; DN ảo nhưng buôn lậu thật.

Ông Nguyễn Đức Huy - Phó Chánh văn phòng Tổng Cục thuế cho rằng, đối với đơn vị thuế thì thường xuyên rà soát tình hình hoạt động của DN thông qua việc giám sát hồ sơ khai thuế. Nếu các DN lớn thì theo dõi qua tháng, còn DN vừa thì theo quý. Ngoài ra, trong quá trình làm hồ sơ thuế sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan đăng ký kinh doanh. Khi DN đăng ký xong nhưng không hoạt động thì gửi thông báo cho bên phía công an hay đơn vị đăng ký kinh doanh để xử lý các DN “ma”, “ảo”. C.N

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Hỗ trợ DN để kích cầu tiêu dùng nội địa: Nên tính toán giảm thuế giá trị gia tăng

văn nguyễn |

Chính sách hỗ trợ thông qua giải pháp giảm thuế giá trị giá tăng (GTGT) sẽ giải quyết khó khăn trực tiếp về nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp và giúp giảm chi phí cho người tiêu dùng, qua đó kích cầu cho các ngành sản xuất trong và ngay sau dịch COVID-19.

Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nông dân có lợi

LAN ANH |

Ngày 13 tháng 4 năm 2020 Bộ Công Thương đã có Văn bản số 2593/BCT-HC gửi Bộ Tài chính về việc điều chỉnh, sửa đổi quy định tại Luật thuế 71 đối với sản xuất phân bón theo đó đưa phân bón vào mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng từ 0-5% và đưa vào báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn trong kỳ họp tới.

Đã đến lúc nói chuyện giảm thuế giá trị gia tăng

Đào Tuấn |

2,43 là số điểm được các doanh nghiệp chấm cho chính sách gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng (GTGT)... Điểm thấp nhất trong các chính sách hỗ trợ. Đơn giản là với những doanh nghiệp không hoạt động, không phát sinh doanh thu thì việc gia hạn thuế không có ý nghĩa. Thay vì thế, đã đến lúc cứu doanh nghiệp bằng cách thiết thực hơn, đó là giảm thuế giá trị gia tăng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hỗ trợ DN để kích cầu tiêu dùng nội địa: Nên tính toán giảm thuế giá trị gia tăng

văn nguyễn |

Chính sách hỗ trợ thông qua giải pháp giảm thuế giá trị giá tăng (GTGT) sẽ giải quyết khó khăn trực tiếp về nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp và giúp giảm chi phí cho người tiêu dùng, qua đó kích cầu cho các ngành sản xuất trong và ngay sau dịch COVID-19.

Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nông dân có lợi

LAN ANH |

Ngày 13 tháng 4 năm 2020 Bộ Công Thương đã có Văn bản số 2593/BCT-HC gửi Bộ Tài chính về việc điều chỉnh, sửa đổi quy định tại Luật thuế 71 đối với sản xuất phân bón theo đó đưa phân bón vào mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng từ 0-5% và đưa vào báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn trong kỳ họp tới.

Đã đến lúc nói chuyện giảm thuế giá trị gia tăng

Đào Tuấn |

2,43 là số điểm được các doanh nghiệp chấm cho chính sách gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng (GTGT)... Điểm thấp nhất trong các chính sách hỗ trợ. Đơn giản là với những doanh nghiệp không hoạt động, không phát sinh doanh thu thì việc gia hạn thuế không có ý nghĩa. Thay vì thế, đã đến lúc cứu doanh nghiệp bằng cách thiết thực hơn, đó là giảm thuế giá trị gia tăng.