Chia sẻ dữ liệu căn cước công dân: Kỳ vọng ngăn chặn hiệu quả lừa đảo ngân hàng

Lan Hương |

Những vụ việc giả mạo thông tin khi mở thẻ ngân hàng, lừa đảo rút tiền sẽ gần như không còn khi các ngân hàng phối hợp cùng Bộ Công an chia sẻ nguồn dữ liệu căn cước công dân, sinh trắc học để kiểm tra. Chia sẻ dữ liệu căn cước công dân không chỉ giúp tiết kiệm thời gian cho khách hàng mà còn giúp ngân hàng giảm được chi phí.

Khai thác dữ liệu công dân - ngăn chặn lừa đảo ngân hàng

Hai năm trở lại đây, hàng loạt ngân hàng tại Việt Nam đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, ra mắt các siêu ứng dụng và đặc biệt triển khai eKYC (electronic Know Your Customer) - định danh khách hàng điện tử. Theo đại diện Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước, eKYC được ví như cửa ngõ của ngân hàng số. Đây là phương thức cơ bản để triển khai thành công Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

“Chiều 20.6, bốn ngân hàng thương mại đã cùng Bộ Công an ký thỏa thuận khai thác dữ liệu căn cước công dân. Đây là nội dung rất lớn phục vụ cho chiến lược chuyển đổi số của ngân hàng. Nếu chúng ta khai thác được dữ liệu căn cước công dân sinh trắc học, gần như việc giả mạo thông tin khi mở thẻ ngân hàng sẽ không còn nữa. Trong 4 ngân hàng trên có 3 ngân hàng thương mại nhà nước và 1 ngân hàng thương mại cổ phần”, ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước - cho biết.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thay vì phải đến ngân hàng gặp mặt trực tiếp, đối chiếu giấy tờ tùy thân, eKYC sẽ định danh khách hàng từ xa bằng phương thức điện tử dựa trên công nghệ như xác thực sinh trắc học, nhận diện khách hàng qua AI, đối chiếu thông tin cá nhân được liên thông với cơ sở dữ liệu tập trung định danh khách hàng...

Thay vì phải xếp hàng chờ đợi hay điền vào nhiều biểu mẫu, giấy tờ, eKYC giúp tăng tốc các dịch vụ khi được nhận diện và phân luồng hợp lý, đáp ứng đúng nhu cầu giao dịch của khách hàng. eKYC hoàn toàn tự động, đồng nghĩa với việc rút ngắn được thời gian xác minh, thao tác xuống còn vài phút. Như vậy, eKYC không chỉ giúp tiết kiệm thời gian cho khách hàng mà còn giúp ngân hàng giảm được phần nào chi phí hoạt động.

Kết quả một tháng sau khi Thông tư Thông tư 16/2020/TT-NHNN có hiệu lực, theo số liệu từ Vụ thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), hiện có 15 ngân hàng đã triển khai công nghệ eKYC, 340.000 tài khoản được mở mới qua eKYC.

Vướng mắc khi triển khai eKYC

Nói về những vướng mắc trong quá trình triển khai eKYC, trao đổi với phóng viên, ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Để làm tốt câu chuyện eKYC, Ngân hàng nhà nước cần phải dựa trên nguồn dữ liệu trên căn cước công dân, số chứng minh thư nhân dân. Ngân hàng cần sự phối hợp của các Bộ, ngành. Hiện các ngân hàng thương mại đã chủ động làm việc với Bộ Công an”.

Trong quá trình triển khai eKYC, do chưa kết nối trực tiếp được với cơ sở dữ liệu công dân, vì vậy 100 % các ngân hàng triển khai giải pháp eKYC đều phải thiết lập bộ phận hậu kiểm để kiểm tra toàn bộ thông tin thu thập từ dữ liệu điện tử để đảm bảo an toàn trong việc bảo mật sử dụng thanh toán.

Giám đốc một ngân hàng cho biết trong quá trình triển khai eKYC, việc xác thực danh tính khách hàng bằng máy móc thậm chí còn an toàn hơn là xác thực trực tiếp tại quầy. Với giao dịch trực tiếp tại quầy, việc phát hiện chứng minh thư giả mạo phụ thuộc vào khả năng của giao dịch viên, song nếu thực hiện eKYC, ngân hàng sẽ có nhiều công nghệ để kiểm tra nên độ chính xác cao hơn rất nhiều. Thông qua eKYC, ngân hàng phát hiện có trường hợp khách hàng sử dụng tới 9 chứng minh thư khác nhau để đăng ký, dù cùng một ảnh.

Ông Đào Minh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Vietcombank cho biết “Cho phép eKYC là điều kiện vô cùng quan trọng cung ứng dịch vụ hiện đại cho khách hàng. Việc có cơ sở dữ liệu chung quốc gia đang là mong muốn của các ngân hàng khi triển khai eKYC. Qua đó tạo thuận lợi cho ngân hàng có thể định danh một người công dân cũng như xác minh tình hình tài chính, thông tin liên quan của cá nhân đó khi tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng đánh giá xếp hạng cung cấp dịch vụ đặc biệt là dịch vụ tín dụng.

Ngân hàng hy vọng dự án cơ sở dữ liệu quốc gia được Bộ Công an hoàn thành sớm nhất và ngân hàng sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ, chuẩn bị mọi giải pháp để có thể sử dụng nguồn thông tin dữ liệu quốc gia ngay khi dự án được triển khai”.

* “Trong tháng 6, Ngân hàng Nhà nước sẽ hoàn thành Đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong giai đoạn 2021-2025 để trình Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước cũng đang phối hợp với các bộ ngành để hoàn thiện Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt”, ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước.

* Tháng 12.2020, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Thông tư 16/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23 hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Trong đó, đáng chú ý, điều 14a quy định về mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử (eKYC). Thông tư này có hiệu lực từ 5.3.2021.

* Công nghệ eKYC với sự hỗ trợ từ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và camera hay video call nhằm xác thực gương mặt (Face-Matching). Khách hàng có thể thực hiện mở thẻ ngân hàng online hay thực hiện quy trình định danh ở bất kỳ đâu mà không cần đến ngân hàng trực tiếp.

Công nghệ eKYC cho phép khách hàng thực hiện định danh điện tử thông qua thiết bị điện tử thông minh như smartphone, iPad,… kết nối wifi. Bạn có thể mở tài khoản ngân hàng online và nhận được các hỗ trợ từ Ngân hàng mà không cần tốn thời gian đến trực tiếp quầy giao dịch và xếp hàng chờ đợi, điền nhiều loại biểu mẫu.

Giải pháp này được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến, tạo ra quy trình định danh khách hàng trực tuyến hoàn chỉnh, bảo mật với độ chính xác lên đến 99% và chỉ tốn vài phút. Phía ngân hàng, thời gian hoàn thành thủ tục, hồ sơ khách hàng cũng được rút ngắn và xử lý trong thời gian sớm nhất. Hệ thống xác minh danh tính kỹ thuật số này cũng cho phép các ngân hàng tự động lưu trữ thông tin khách hàng. Từ dữ liệu lưu trữ hoạt động giao dịch của khách hàng, các ngân hàng có thể vẽ nên chân dung của khách hàng và dự đoán và đề xuất sử dụng dịch vụ cho khách hàng. Đó là một lợi ích nữa của eKYC mang đến cho ngân hàng nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.

Lan Hương
TIN LIÊN QUAN

Bộ Công an đã thu nhận hơn 54 triệu hồ sơ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Hai dự án, trong đó có dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân, đã hoàn thành vượt mốc, song Bộ Công an đánh giá có nhiều thách thức trong bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống và dữ liệu.

Đề xuất tăng mức phạt khi không đổi sang căn cước công dân gắn chíp

Minh Hương |

Bộ Công an đang dự thảo Nghị định đề xuất trường hợp không đổi sang căn cước công dân (CCCD) gắn chíp sẽ bị phạt tới 500.000 đồng.

Cán bộ cấp căn cước công dân xuyên đêm thực hiện "nhiệm vụ kép"

Linh Chi |

Sau khi xác định bệnh nhân 2 mắc với COVID-19 trên địa bàn huyện Ý Yên (Nam Định), Công an huyện Ý Yên đã tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 để đảm bảo thực hiện mục tiêu vừa phòng chống dịch vừa phục vụ nhu cầu cấp, đổi căn cước công dân của người dân còn lớn.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bộ Công an đã thu nhận hơn 54 triệu hồ sơ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Hai dự án, trong đó có dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân, đã hoàn thành vượt mốc, song Bộ Công an đánh giá có nhiều thách thức trong bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống và dữ liệu.

Đề xuất tăng mức phạt khi không đổi sang căn cước công dân gắn chíp

Minh Hương |

Bộ Công an đang dự thảo Nghị định đề xuất trường hợp không đổi sang căn cước công dân (CCCD) gắn chíp sẽ bị phạt tới 500.000 đồng.

Cán bộ cấp căn cước công dân xuyên đêm thực hiện "nhiệm vụ kép"

Linh Chi |

Sau khi xác định bệnh nhân 2 mắc với COVID-19 trên địa bàn huyện Ý Yên (Nam Định), Công an huyện Ý Yên đã tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 để đảm bảo thực hiện mục tiêu vừa phòng chống dịch vừa phục vụ nhu cầu cấp, đổi căn cước công dân của người dân còn lớn.