Cách tính lương tháng 13
Mỗi doanh nghiệp sẽ có quy định về tiền lương tháng thứ 13. Dưới đây là 2 cách tính tiền được sử dụng phổ biến.
Tính lương tháng 13 theo tiền lương trung bình
Đối với người lao động làm đủ 12 tháng trở lên: Mức lương tháng 13 = Tổng lương trung bình 12 tháng.
Đối với lao động chưa làm đủ 12 tháng: Mức lương tháng 13 = Thời gian làm việc/12 x tổng lương trung bình.
Cách tính lương tháng 13 theo lương tháng 12
Nhiều doanh nghiệp áp dụng cách thưởng tiền đối với người lao động bằng đúng số lương tháng 12 họ nhận được.
Có bắt buộc phải trả lương tháng 13 cho người lao động?
Thực tế, không có văn bản nào quy định doanh nghiệp phải trả lương tháng 13 cho người lao động. Vì thế, tùy vào tình hình sản xuất, kết quả sản xuất kinh doanh trong một năm qua, hoặc trong hợp đồng lao động có thỏa thuận việc trả lương tháng 13 cho người lao động hay không?
Lương tháng 13 có đóng thuế thu nhập cá nhân
Theo Điểm a Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công được coi là thu nhập chịu thuế.
Trong khi lương tháng 13 là một khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công. Vì thế, khoản tiền này vẫn thuộc diện tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
Tiền lương tháng 13 có phải đóng bảo hiểm xã hội
Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH nêu rõ, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, trừ các khoản chế độ và phúc lợi khác như:
- Tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến.
- Tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ.
- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Như vậy, tiền lương tháng 13 của người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.