Chỉ số xếp hạng phát triển bền vững của Việt Nam tăng 5 bậc

Vũ Long |

Xếp hạng chỉ số phát triển bền vững tăng 5 bậc so với năm 2019, nhưng có 10 mục tiêu sẽ gặp rất nhiều thách thức trong quá trình thực hiện.

Xếp hạng chỉ số SDGs tăng 5 bậc so với năm 2019

Sáng 21.10, tại hội thảo công bố Báo cáo quốc gia năm 2020: Tiến độ 5 năm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (Báo cáo SDGs quốc gia năm 2020) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) tổ chức, ông Lê Việt Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ KHĐT) nhấn mạnh: Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. 

Sau 5 năm thực hiện các mục tiêu, trên phạm vi toàn cầu, thứ hạng của Việt Nam về kết quả thực hiện các SDGs liên tục tăng trên phạm vi toàn cầu trong giai đoạn 2016-2020. Trong đó, năm 2020, Việt Nam được đánh giá đứng thứ 49/166 nước về chỉ số SDGs, tăng 5 bậc so với xếp hạng năm 2019.

Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) bao gồm: Mục tiêu 1 về xóa nghèo; mục tiêu 2 về xóa đói; mục tiêu 4 về giáo dục có chất lượng; mục tiêu 13 về các hành động bảo vệ khí hậu; mục tiêu 17 về quan hệ đối tác toàn cầu. Việt Nam có khả năng đạt được 5/17 mục tiêu SDGs vào năm 2030.

Để duy trì thành quả đã đạt được, trong thời gian tới Việt Nam cần nỗ lực, biến thách thức thành hành động và cơ hội, tiếp tục huy động sự tham gia của các bên liên quan một cách tích cực và hiệu quả hơn để quyết tâm đạt được các mục tiêu SDGs vào năm 2030.

Ông Michael Siegner - Trưởng đại diện, Viện Hanns Seidel tại Việt Nam, cũng đánh giá: Báo cáo SDGs quốc gia 2020 được soạn thảo trong bối cảnh có nhiều thách thức trong quy mô toàn cầu, khu vực và quốc gia. Đại dịch không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của của dân số toàn cầu và cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện của chương trình phát triển bền vững. 

Báo cáo ra SDGs sẽ cung cấp cơ sở cho các cuộc thảo luận về các cách thức trong quá trình phục hồi sau đại dịch. Việt Nam đã nỗ lực trong việc thu hẹp khoảng cách và hướng tới các mục tiêu năm 2030. Việt Nam cũng tiến bộ đều đặn trong bảng xếp hạng chỉ số phát triển bền vững.

10 mục tiêu gặp rất nhiều thách thức

Ông Lê Việt Anh cũng cũng thẳng thắn nhìn nhận: Việc dự báo mức độ đạt được các mục tiêu vào năm 2030 dựa trên số liệu thống kê chính thức đến hết năm 2019, tức là trước khi xảy ra đại dịch COVID-19. Hiện nay, dịch COVID-19 vẫn tiếp tục gây ra những tác động nặng nề đối với phát triển kinh tế, xã hội và có thể làm đảo lộn các thành quả đã đạt được trong thời gian vừa qua và thay đổi mọi dự báo. Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức để đạt được 12 mục tiêu còn lại, đặc biệt là mục tiêu về sản xuất và tiêu dùng bền vững và mục tiêu về bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển.

Có 10 mục tiêu sẽ gặp khó khăn, thách thức để hoàn thành, bao gồm: Mục tiêu 3 về sức khỏe tốt và cuộc sống hạnh phúc; mục tiêu 5 về bình đẳng giới; mục tiêu 6 về nước sạch và vệ sinh; mục tiêu 7 về năng lượng sạch và giá cả hợp lý; mục tiêu 8 về tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững; mục tiêu 9 về công nghiệp, sáng tạo và hạ tầng; mục tiêu 10 về giảm bất bình đẳng; mục tiêu 11 về thành phố và cộng đồng bền vững; mục tiêu 15 về bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học; mục tiêu 16 về hòa bình, công lý và thể chế vững mạnh.

Đặc biệt, có 2 mục tiêu sẽ rất khó đạt vào năm 2030, gồm mục tiêu 12 về sản xuất và tiêu dùng bền vững; mục tiêu 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển.

Trong số 115 mục tiêu cụ thể, có 54 mục tiêu cụ thể sẽ hoàn thành (chiếm gần 47%), nhưng còn 48 mục tiêu cụ thể (chiếm 41,7%) sẽ gặp khó khăn, thách thức phía trước và 13 mục tiêu cụ thể (chiếm 11,3%) rất khó đạt vào năm 2030...

Ông Lê Việt Anh cũng chỉ rõ những thách thức to lớn khi phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, đặc biệt là động tiêu cực, nặng nề của dịch COVID-19, khiến tăng trưởng chững lại, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu xa hơn về kinh tế, sức ép lớn về phát triển hạ tầng và xử lý ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên đang bị suy thoái nghiêm trọng; thiên tai, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp;...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Thực hiện NQ 01/NQ-CP: "Tư duy tuần hoàn” cho Đà Nẵng phát triển bền vững

Tường Minh |

Đà Nẵng đã và và đang áp dụng mô hình “kinh tế tuần hoàn” để tạo sự tăng trưởng, phát triển xanh và bền vững. Tuy nhiên, muốn có nền “kinh tế tuần hoàn” thì yếu tố cần là phải có những bộ óc biết “tư duy tuần hoàn”.

Nghị quyết 128 của Chính phủ: Cơ hội cho doanh nghiệp ổn định phát triển

Trung Hiếu - Tường Minh |

Với Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ cùng nhiều giải pháp hỗ trợ của thành phố, các doanh nghiệp ở Đà Nẵng đã bắt đầu trong trạng thái bình thường mới và không còn nỗi lo đứt gãy chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất.

Khắc phục, giảm thiểu đứt gãy để nền kinh tế không lỡ nhịp phát triển

VƯƠNG TRẦN |

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, khắc phục và giảm thiểu đứt gãy liên kết là vấn đề quan trọng để nền kinh tế không bị lỡ nhịp phát triển hiện nay.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Thực hiện NQ 01/NQ-CP: "Tư duy tuần hoàn” cho Đà Nẵng phát triển bền vững

Tường Minh |

Đà Nẵng đã và và đang áp dụng mô hình “kinh tế tuần hoàn” để tạo sự tăng trưởng, phát triển xanh và bền vững. Tuy nhiên, muốn có nền “kinh tế tuần hoàn” thì yếu tố cần là phải có những bộ óc biết “tư duy tuần hoàn”.

Nghị quyết 128 của Chính phủ: Cơ hội cho doanh nghiệp ổn định phát triển

Trung Hiếu - Tường Minh |

Với Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ cùng nhiều giải pháp hỗ trợ của thành phố, các doanh nghiệp ở Đà Nẵng đã bắt đầu trong trạng thái bình thường mới và không còn nỗi lo đứt gãy chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất.

Khắc phục, giảm thiểu đứt gãy để nền kinh tế không lỡ nhịp phát triển

VƯƠNG TRẦN |

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, khắc phục và giảm thiểu đứt gãy liên kết là vấn đề quan trọng để nền kinh tế không bị lỡ nhịp phát triển hiện nay.