Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng cuối năm vẫn còn nhiều yếu tố có lợi

Vũ Long |

Trao đổi với PV Lao Động, PGS.TS Nguyễn Bá Minh – Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính khẳng định: Chỉ số giá tiêu dùng đang ở mức an toàn, có thể kìm lạm phát năm 2022 dưới 4%.

Thưa ông, bình quân 6 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,25% so với cùng kỳ năm 2021, ngoài những tác động của giá xăng dầu, giá nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất tăng tác động tiêu cực đến chỉ số giá tiêu dùng, ông có thể cho biết những nhóm hàng tác động tích cực tới giá tiêu dùng trong thời gian qua.

- PGS.TS Nguyễn Bá Minh: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu như giá xăng dầu trong nước tăng 51,83% so với cùng kỳ năm trước, giá gas tăng 25,92%, giá dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 3,5%, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,95% so với cùng kỳ năm trước do giá ximăng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào… cùng nhiều nhóm hàng tăng giá khác.

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có các nguyên nhân góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 6 tháng đầu năm 2022 là:  Giá các mặt hàng thực phẩm giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước đã làm CPI chung giảm 0,08 điểm phần trăm; giá dịch vụ giáo dục giảm 3,56% làm CPI chung giảm 0,19 điểm phần trăm do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch COVID-19;  giá bưu chính viễn thông giảm 0,55% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại di động giảm...

Thưa ông, từ 1.7.2022, giá thức ăn chăn nuôi đã vào đợt tăng mới. Cùng với đó, giá xăng dầu, nguyên liệu đầu vào - chủ yếu là nguyên nhập khẩu phục vụ sản xuất, xuất khẩu vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” sẽ tác động như thế nào đến chỉ số giá tiêu dùng trong thời gian tới?

- Dự báo trong 6 tháng cuối năm 2022, thị trường, giá cả ở Việt Nam có những nhân tố làm tăng CPI như: Giá nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu, đặc biệt là giá xăng dầu, khí đốt, phân bón… trên thị trường thế giới còn đứng ở mức cao và có khả năng tăng thêm. Điều này dẫn tới chi phí sản xuất hàng hóa sẽ tăng theo và gây áp lực làm tăng giá của hầu hết các hàng hóa trên thị trường.

Cùng với đó là tình hình thiên tai, dịch bệnh ở Việt Nam vẫn còn diễn biến rất phức tạp (dịch COVID-19, dịch sốt xuất huyết, hạn hán, xâm nhập mặn, nắng nóng và bão lũ cực đoan...) sẽ ảnh hưởng rất lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp, cung – cầu hàng hóa trên thị trường và đời sống sinh hoạt của nhân dân...

Với mức lạm phát trong 6 tháng đầu năm 2022 và những yếu tố bất lợi như đã nêu trên, PGS.TS đánh giá thế nào về khả năng kìm giữ lạm phát cả năm 2022?

- Tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm 2022, thị trường, giá cả ở Việt Nam có những nhân tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI như: Tình hình dịch bệnh (COVID-19, đậu mùa khỉ…) trên thế giới còn diễn biến phức tạp, tương lai của xung đột vũ trang giữa Nga và Ucraine rất khó đoán định, xung đột chính trị trên thế giới còn nhiều bất ổn, khó lường… khiến cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu có dấu hiệu giảm tốc và làm cho giá cả nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới khó giữ ở mức cao như những tháng vừa qua;

Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam thời gian qua phát triển khá tốt với nhiều tín hiệu khả quan cho thấy cung - cầu nông sản (thịt lợn, lúa gạo, rau quả…) ở Việt Nam những tháng cuối năm 2022 sẽ không căng thẳng, giúp cho giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm không bị tăng đột biến…

Cả hệ thống chính trị của Việt Nam luôn chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bình ổn giá cả thị trường, điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát đã đề ra...

Vì vậy, có thể đưa ra dự báo CPI của Việt Nam bình quân năm 2022 so với năm 2021 sẽ tăng ở mức 3,3% – 3,9%.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II.2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2021. GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78% (đóng góp 5,07% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,7% (đóng góp 48,33%); khu vực dịch vụ tăng 6,60% (đóng góp 46,60%)...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước

Vũ Long |

Hàng loạt yếu tố đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước.

Hàng loạt nhóm hàng tăng giá đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng cao

Vũ Long |

Giá xăng dầu, giá lương thực, thực phẩm, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng đẩy chỉ số giá tiêu dùng 5 tháng năm 2022 tăng cao.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng do giá hàng loạt mặt hàng “phi mã”

Vũ Long |

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng tăng 0,18% so với tháng trước, tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, xăng, dầu.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước

Vũ Long |

Hàng loạt yếu tố đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước.

Hàng loạt nhóm hàng tăng giá đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng cao

Vũ Long |

Giá xăng dầu, giá lương thực, thực phẩm, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng đẩy chỉ số giá tiêu dùng 5 tháng năm 2022 tăng cao.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng do giá hàng loạt mặt hàng “phi mã”

Vũ Long |

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng tăng 0,18% so với tháng trước, tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, xăng, dầu.