Chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng tăng "giật mình" dù các mặt hàng cơ bản giảm liên tiếp

Hồ Ấn Hoa |

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 năm 2018 giảm 0,29% so với tháng trước, tăng 3,46% so với cùng kỳ năm trước, tăng 3,24% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân 11 tháng năm 2018 tăng 3,59% so với cùng kỳ năm trước.  

Theo Tổng cục Thống kê, so với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 7 nhóm hàng tăng giá, gồm: May mặc, mũ nón và giầy dép tăng 0,26%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,15%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,07%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,05%; giáo dục tăng 0,05%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%.

Có 4 nhóm hàng giảm giá, gồm: Giao thông giảm 1,81%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,64%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,14%; bưu chính viễn thông giảm 0,06%.

Các chuyên gia thống kê cho rằng, nguyên nhân làm giảm CPI tháng 11.2018 bởi 2 đợt điều chỉnh giảm giá xăng dầu: Ngày 6.11.2018 và ngày 21.11.2018, tổng cộng giá xăng A95 giảm 2.230 đồng/lít, giá xăng E5 giảm 2.060 đồng/lít, giá dầu diezen giảm 980 đồng/lít nên bình quân tháng 11/2018 giá xăng dầu giảm 4,1% so với tháng trước, đóng góp giảm CPI chung 0,17%.

Giá thịt lợn giảm 1,3% so với tháng trước do nguồn cung lợn hơi trên thị trường dồi dào (Ước tính đến tháng 11.2018, tổng đàn lợn cả nước tăng khoảng 2,8% so với cùng thời điểm năm 2017), bên cạnh đó, nhiều chủ trang trại có quy mô lớn lo ngại dịch tả lợn châu Phi ở Trung Quốc có nguy cơ lây nhiễm sang Việt Nam nên bán sớm ra thị trường.

Từ ngày 1.11.2018 giá gas trong nước điều chỉnh giảm 40.000 đồng/bình 12kg, giảm 9,18% so với tháng 10.2018, do giá gas thế giới giảm 122,5 USD/tấn xuống mức 532,5 USD/tấn.

Giá rau tươi giảm 0,68% do thời tiết thuận lợi nên sản lượng rau tươi dồi dào và nhiều chủng loại.

Trong tháng 11, thời tiết chuyển lạnh ở các tỉnh phía Bắc nên nhu cầu tiêu dùng điện giảm làm cho giá điện sinh hoạt giảm 0,64%.

Bên cạnh các nhóm hàng giúp giảm CPI, thì còn một số nhóm làm tăng CPI tháng 11. Trong đó, giá lương thực tăng 0,27% do sản lượng vụ lúa Thu Đông 2018 kém hơn cùng kỳ. Bên cạnh đó, thông tin Việt Nam trúng thầu hơn 100.000 tấn gạo sang Philippines, với mức giá xuất khẩu cao hơn giá gạo Thái Lan nên làm cho giá lúa gạo trong nước tăng.

Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,11% chủ yếu do giá xi măng của các công ty xi măng điều chỉnh tăng giá bán với nguyên nhân giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào như giá than tăng mạnh. Bên cạnh đó, do nhu cầu sửa sang nhà cửa cuối năm tăng nên giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,42%.

Giá quần áo may sẵn, giầy dép, mũ nón tăng 0,26% do thời tiết các tỉnh miền Bắc chuyển mùa se lạnh nên nhu cầu mua sắm quần áo thu đông tăng nhẹ…

Hồ Ấn Hoa
TIN LIÊN QUAN

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 giảm 0,09%

Minh Hạnh |

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ KHĐT), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7.2018 giảm 0,09% so với tháng 6.2018. Cùng đó, CPI bình quân 7 tháng năm 2018 tăng 3,45% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.

Giá xăng dầu tăng "phi mã": Nguy cơ kéo giá tiêu dùng “bùng nổ”

KHÁNH VŨ |

Đó là ý kiến lo ngại của hầu hết các chuyên gia kinh tế, khi liên tiếp gần đây, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4.2018 tăng 0,08% so với tháng trước, trong đó 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng. 

Chỉ số giá tiêu dùng năm 2018 ở mức dưới 4%

KH.VŨ |

Sáng 27.3, chủ trì phiên họp quý I/2018 của Ban chỉ đạo Điều hành giá (BCĐĐHG) đánh giá kết quả thực hiện công tác điều hành 3 tháng đầu năm, cập nhật phương hướng điều hành từ nay tới hết năm, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban BCĐĐHG - khẳng định, CP sẽ đủ khả năng để điều hành chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 4% theo đúng yêu cầu của QH.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 giảm 0,09%

Minh Hạnh |

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ KHĐT), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7.2018 giảm 0,09% so với tháng 6.2018. Cùng đó, CPI bình quân 7 tháng năm 2018 tăng 3,45% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.

Giá xăng dầu tăng "phi mã": Nguy cơ kéo giá tiêu dùng “bùng nổ”

KHÁNH VŨ |

Đó là ý kiến lo ngại của hầu hết các chuyên gia kinh tế, khi liên tiếp gần đây, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4.2018 tăng 0,08% so với tháng trước, trong đó 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng. 

Chỉ số giá tiêu dùng năm 2018 ở mức dưới 4%

KH.VŨ |

Sáng 27.3, chủ trì phiên họp quý I/2018 của Ban chỉ đạo Điều hành giá (BCĐĐHG) đánh giá kết quả thực hiện công tác điều hành 3 tháng đầu năm, cập nhật phương hướng điều hành từ nay tới hết năm, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban BCĐĐHG - khẳng định, CP sẽ đủ khả năng để điều hành chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 4% theo đúng yêu cầu của QH.