Chi phí logistics tăng cao, hàng xuất khẩu Việt Nam gặp khó

Vũ Long |

Chi phí logistics tăng cao cả chục lần đã khiến chi phí hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, cơ hội cạnh tranh giảm sút.

Chi phí logistics tăng cao, doanh nghiệp xuất khẩu khó trăm bề

Theo ông Nguyễn Liêm - Giám đốc Công ty Cổ phần Lâm Việt - một trong những doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ, cho biết: Các nhà mua hàng đồ gỗ của Lâm Việt chủ yếu đến từ Châu Âu (EU) và Hoa Kỳ nên khi xuất khẩu, công ty phải gánh thêm chi phí thuê container, cước tàu tăng (do các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu mua theo giá FOB) trong khi giá thuê container sang EU và Mỹ tăng từ 2.000-.3.000 USD lên 8.000-9.000 USD mà giá trị hàng hóa trong container có lúc chỉ hơn 10.000USD.

"Giá thuê container tăng bất thường đội giá thành sản phẩm tăng theo, trong khi đó, việc đặt vấn đề với các nhà nhập khẩu để tăng giá bán là gần như không thể" - ông Nguyễn Liêm cho biết.

Với kinh nghiệm trên 10 năm làm việc trong ngành chế biến rau quả xuất khẩu, ông Phạm Tiến Hoài - Tổng giám đốc Hạnh Nguyên Logistics, cho rằng, chi phí logistics trong ngành nông sản Việt Nam hiện chiếm khoảng 30% giá thành sản phẩm, trong khi con số này tại Thái Lan chỉ 12,5% và con số bình quân toàn cầu là 14%.

“Chi phí cao đã làm mất lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia” - ông Hoài nhấn mạnh.

Theo chia sẻ của các thương nhân, cước vận chuyển đi Mỹ từ 2.000-3.000 USD cho 1 container 40 feet từ đầu năm 2020 đến nay tăng lên 13.500 USD, tức là tăng 5-6 lần. Booking (đặt chỗ) hiện nay rất khó khăn, thậm chí, sau 1 thời gian đôn đáo tìm kiếm, khi tìm được booking rồi thì giá vận chuyển đã tăng thêm hơn 1.500 USD/1 container 40 feet.

Ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản chia sẻ: "Tôi được biết, 1 container chở hàng đi Mỹ vào tháng 11.2020 có giá 3.500USD, tháng 3.2021 đã tăng lên 7.500USD, gần đây là trên 12.000USD. Rõ ràng chi phí này đã đội lên rất lớn, ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm nông sản Việt Nam”.

Chi phí logistics tăng cao đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành hồ tiêu Việt Nam, khiến các đối tác nhập khẩu từ thị trường Mỹ và EU đã chuyển hướng qua mua hồ tiêu của Brazil vì chất lượng tiêu không quá chênh lệch so với tiêu Việt Nam nhưng chi phí vận chuyển từ Brazil tới Mỹ chỉ bằng 1/3 so với từ Việt Nam; từ Brazil tới EU chỉ bằng 1/10.

Nguy cơ để mất cơ hội

Theo ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), đến thời điểm này sức mua trên thế giới đang phục hồi trở lại mạnh mẽ. Các cảng biển cũng khôi phục lại được năng lực bốc xếp. Tuy nhiên, do nhu cầu hàng hóa tăng đột biến nên nhu cầu vận chuyển bằng đường biển cũng tiếp tục tăng khiến giá cước vận chuyển bằng đường biển còn duy trì ở mức cao từ đầu năm đến nay.

Chi phí logistics tăng cao, đến mức người mua không chịu được, sẽ yêu cầu người bán cùng chung chịu, chia sẻ chi phí logistics trong quá trình đàm phán xuất nhập khẩu. Nếu đàm phán không thành công, có thể người mua sẽ dừng mua hàng.

“Điều đó khiến doanh nghiệp Việt Nam hoặc là không bán được hàng, hoặc để bán được hàng phải chấp nhận giảm lợi nhuận, thậm chí chấp nhận lỗ để có thể chia sẻ với các đối tác. Vì vậy tác động của việc tăng giá cước là rất lớn và về lâu dài cũng có thể tạo ra mặt bằng giá mới. Điều này sẽ buộc các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả các doanh nghiệp nhỏ phải thích nghi và chấp nhận mức giá mới” – ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.

Bộ Công Thương đã có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải, Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam làm việc với các hãng tàu về giá vận tải, đồng thời, Bộ Công Thương cũng đã đưa ra những khuyến cáo cho doanh nghiệp Việt Nam.

Về phía các doanh nghiệp, cho đến thời điểm này, các doanh nghiệp nhỏ đang liên kết với doanh nghiệp lớn để "chung chia" container, các doanh nghiệp chưa có lối ra thì đang tạm nằm im chờ cơ hội giá logistics giảm xuống, hoặc chờ cơ hội đàm phán nâng giá bán sản phẩm.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Liêm cho rằng: “Ngay cả việc đàm phán nâng giá sản phẩm cũng không dễ dàng, vì giá bán sản phẩm gỗ tại các siêu thị hoặc cửa hàng ở các thị trường EU và Hoa Kỳ thường bình ổn trong khoảng từ 5-10 năm, và hiếm khi có xu hướng tăng giá. Nếu giá bán sản phẩm bị nâng lên thì không có cơ hội cho sản phẩm gỗ Việt Nam vào các cửa hàng hoặc chuỗi siêu thị nội thất tại các thị trường này”.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng hậu cần, dịch vụ logistics

Vũ Long |

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam đề xuất áp dụng quy tắc vận tải an toàn phòng dịch COVID-19, ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng lái xe.

Doanh nghiệp logistics muốn phát triển nên bắt tay cùng làm

Cường Ngô |

Theo các doanh nghiệp, hiện nay, hầu hết doanh nghiệp logistics Việt Nam đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy, để cùng nhau phát triển thành những doanh nghiệp lớn trong tương lai, chúng ta nên hợp tác, bắt tay cùng nhau làm việc. Bởi muốn đi thật xa không thể đi một mình mà phải đi cùng nhau.

ĐBSCL: Phải có các trung tâm logistics trọng điểm

SỞ HẠ - TẠ QUANG |

Hiện nay, ĐBSCL thiếu các trung tâm logistics trọng điểm, hàng hóa phải vận chuyển qua nhiều nơi để xuất ra thị trường. Hơn thế nữa, chi phí logistics đang chiếm rất cao lên đến 30% giá thành sản phẩm, dẫn đến nông sản ĐBSCL khó cạnh tranh với các nước.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Đề xuất ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng hậu cần, dịch vụ logistics

Vũ Long |

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam đề xuất áp dụng quy tắc vận tải an toàn phòng dịch COVID-19, ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng lái xe.

Doanh nghiệp logistics muốn phát triển nên bắt tay cùng làm

Cường Ngô |

Theo các doanh nghiệp, hiện nay, hầu hết doanh nghiệp logistics Việt Nam đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy, để cùng nhau phát triển thành những doanh nghiệp lớn trong tương lai, chúng ta nên hợp tác, bắt tay cùng nhau làm việc. Bởi muốn đi thật xa không thể đi một mình mà phải đi cùng nhau.

ĐBSCL: Phải có các trung tâm logistics trọng điểm

SỞ HẠ - TẠ QUANG |

Hiện nay, ĐBSCL thiếu các trung tâm logistics trọng điểm, hàng hóa phải vận chuyển qua nhiều nơi để xuất ra thị trường. Hơn thế nữa, chi phí logistics đang chiếm rất cao lên đến 30% giá thành sản phẩm, dẫn đến nông sản ĐBSCL khó cạnh tranh với các nước.