“Chi phí dưới gầm bàn” vẫn tồn tại, có nhiều biến tướng

Phong Nguyễn |

Một năm chống chọi với đại dịch COVID-19 cho thấy, việc đưa dịch vụ công lên nền tảng trực tuyến, việc cắt giảm giao dịch trực tiếp đã góp phần giảm bớt tình trạng sách nhiễu, gây phiền hà, vòi vĩnh của một bộ phận làm dịch vụ công. Tuy nhiên, tình trạng “chi phí dưới gầm bàn” vẫn tồn tại và có nhiều biến tướng.

Nỗ lực cắt giảm chi phí thủ tục hành chính

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, trong khi nhiều quốc gia trên thế giới lần lượt công bố các mức tăng trưởng kinh tế âm cùng với số ca tử vong và ca nhiễm COVID-19 tăng vọt trong những ngày cuối năm, thì Chính phủ Việt Nam lạc quan với vị trí thuộc nhóm các quốc gia tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới với mức tăng trưởng dương 2,91%.

Kết quả tăng trưởng kinh tế đáng khích lệ này thể hiện sự chèo lái của Chính phủ trong hơn 1 năm qua, đưa cả hệ thống vào cuộc chống chọi với đại dịch COVID-19, trong đó, mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp (DN) bằng việc áp dụng các cơ chế linh hoạt, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí… đã được áp dụng khá hiệu quả.

Trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh, bốn nội dung chính trong Chính phủ kiến tạo là: Sự chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật tốt, những chính sách tốt, thể chế tốt để nuôi dưỡng nền kinh tế phát triển, chứ không phải bị động đối phó với những diễn biến trên thực tế; Nhà nước không làm thay thị trường, những khu vực nào thị trường có thể làm được, doanh nghiệp tư nhân có thể làm được thì Nhà nước không can thiệp, mà thay vào đó là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm; Kiến thiết được môi trường kinh doanh thuận lợi, không chỉ đứng đầu trong nhóm các nước ASEAN, mà còn phấn đấu vươn lên tiêu chí của các nước nhóm OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - Organization for Economic Cooperation and Development - PV).

Tuy nhiên, để hướng tới nền hành chính phục vụ, cắt giảm chi phí hành chính, triệt bỏ chi phí không chính thức trong thời gian qua vẫn chưa đạt như kỳ vọng, nhiều DN vẫn bày tỏ ý kiến bức xúc về vấn nạn này và đề nghị Chính phủ vẫn tiếp tục giám sát việc thực thi cải cách hành chính, cắt giảm chi phí thủ tục hành chính… Theo chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), chi phí không chính thức hay còn gọi là "chi phí gầm bàn" là một trong những lý do khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam giảm sức hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

"Chạy" một giấy phép: 18 tháng chưa xong

Trao đổi với PV Lao Động chiều 17.3, ông Nguyễn Văn Thành - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thức ăn chăn nuôi Thành Đô - bức xúc cho biết về các vướng mắc đang tồn tại song hành cùng với các chi phí không chính thức đang xảy ra với cá nhân ông. Hơn 1 năm qua, gia đình ông đầu tư nguồn vốn để xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi.

“Luật bất thành văn”, cũng như các trường hợp khác, để trôi việc ông sẵn sàng “nhắm mắt chi” thêm các chi phí không chính thức. Thế nhưng, tiền đã chi ra không dưới một lần, thế nhưng dự án của ông vẫn “giẫm chân tại chỗ”.

“Tôi chạy đôn chạy đáo khắp nơi để lo thủ tục hơn 1,5 năm rồi mà chưa xong. Tiền thì cầm (chi phí lót tay-PV) nhưng công việc không xúc tiến. Lấy phong bì lót tay cũng được, nhưng mà phải làm chứ đằng này phong bì thì nhận mà thủ tục hồ sơ thì cứ ngâm” - ông Nguyễn Văn Thành bức xúc chia sẻ.

Một trường hợp khác là ông Lê Tiến Đàm tại Nghệ An (quê Quỳnh Lưu, Nghệ An), đang định xây dựng trang trại chăn nuôi tại Nghĩa Lâm, Nghĩa Đàn (Nghệ An) nhưng 7-8 tháng nay không thể xong thủ tục, giấy tờ. “Tôi đã rút bớt quy mô chăn nuôi xuống dưới 500 con cho phù hợp, nhưng không biết vướng ở khâu nào mà chưa xong thủ tục. Trong khi đó, chi phí bỏ ra thuê đất hơn 2,5 tỉ giờ dự án nằm bất động” - ông Lê Tiến Đàm nói, đồng thời cho biết thêm: Không phải ông không biết điều, mọi thủ tục, chi phí khác (“chi phí lót tay” dưới gầm bàn) cho những người liên quan ông đều lo, nhưng không hiểu sao việc vẫn cứ bị ngâm lại. “Khu vực tôi định xây trại chăn nuôi ở xa khu dân cư, nhưng không hiểu sao mãi chưa được giải quyết. Họ hẹn tôi ngày hôm nay lên một lần nữa để giải quyết. Nhưng kết quả như thế nào chưa biết được” - ông Đàm nói.

Thực tế các chi phí không chính thức đã diễn ra nhiều nơi, ở hầu hết mọi lĩnh vực. Báo cáo thủ tục hành chính liên ngành trong lĩnh vực cấp phép xây dựng dưới góc nhìn của DN do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) dịp cuối năm 2020 cũng cho biết: Chi phí không chính thức là vấn đề gây phiền hà hàng đầu cho DN thực hiện thủ tục hành chính cấp phép xây dựng. Gần 30% doanh nghiệp thừa nhận đã trả loại chi phí này khi thực hiện ở một hoặc một số thủ tục nào đó.

"Chi phí không chính thức không chỉ làm gia tăng chi phí tuân thủ mà còn làm cho môi trường kinh doanh trở nên thiếu lành mạnh, kém cạnh tranh và gây e ngại cho các DN nước ngoài muốn kinh doanh và cạnh tranh công bằng tại Việt Nam và hợp tác với DN Việt Nam. Chưa kể, các chi phí này còn tạo ra trở ngại khác, như thời gian và tính công bằng và rủi ro pháp lý trong kinh doanh" - Ông Vũ Tuấn Anh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Giấy in nhiệt Athena Việt Nam, nêu ý kiến.

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Cán mốc 2.700 dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm gần 8.000 tỉ đồng/năm

Vương Trần |

Với tổng số 2.700 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, ước tính chi phí tiết kiệm khoảng 8.000 tỉ đồng/năm so với trước đây.

Bẫy cổ phần hóa khi tư nhân cung cấp dịch vụ công

Minh An |

Theo VCCI, trong quá trình tư nhân hóa việc cung cấp dịch vụ công tại Việt Nam, Chính phủ cần thận trọng để không rơi vào “bẫy cổ phần hóa”. Bẫy này xuất hiện khi nhà nước bán các đơn vị độc quyền tự nhiên cung cấp dịch vụ công cho tư nhân, chuyển từ độc quyền nhà nước sang độc quyền tư nhân.

Thực hiện dịch vụ công trực tuyến sẽ tránh được phiền hà, nhũng nhiễu

Vương Trần |

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, khi thực hiện các dịch vụ công trực tuyến sẽ hạn chế được việc tiếp xúc trực tiếp, tránh được nhiều phiền hà, nhũng nhiễu và giảm thiểu tình trạng “tham nhũng vặt”.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cán mốc 2.700 dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm gần 8.000 tỉ đồng/năm

Vương Trần |

Với tổng số 2.700 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, ước tính chi phí tiết kiệm khoảng 8.000 tỉ đồng/năm so với trước đây.

Bẫy cổ phần hóa khi tư nhân cung cấp dịch vụ công

Minh An |

Theo VCCI, trong quá trình tư nhân hóa việc cung cấp dịch vụ công tại Việt Nam, Chính phủ cần thận trọng để không rơi vào “bẫy cổ phần hóa”. Bẫy này xuất hiện khi nhà nước bán các đơn vị độc quyền tự nhiên cung cấp dịch vụ công cho tư nhân, chuyển từ độc quyền nhà nước sang độc quyền tư nhân.

Thực hiện dịch vụ công trực tuyến sẽ tránh được phiền hà, nhũng nhiễu

Vương Trần |

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, khi thực hiện các dịch vụ công trực tuyến sẽ hạn chế được việc tiếp xúc trực tiếp, tránh được nhiều phiền hà, nhũng nhiễu và giảm thiểu tình trạng “tham nhũng vặt”.