Cây lúa, con tôm làm thay đổi đồng bằng

NHẬT HỒ |

ĐBSCL vựa lúa của cả nước nơi đây cũng là vựa tôm của… toàn quốc. “Vương quốc” con tôm, cây lúa ở miền đất trù phú bậc nhất này thời gian qua đã có sự thay đổi mạnh mẽ cả chất và lượng. Chính cuộc cách mạng 4.0 đã thật sự thay đổi cả một vùng đất vốn được cho là còn lắm khó khăn của thế kỷ trước.

Cây lúa khó bị soán ngôi

Khảo sát của Bộ NNPTNT đầu năm 2018 về lợi thế của cây, con từng tiểu vùng ĐBSCL cho thấy cây lúa vẫn là lựa chọn cây chủ lực của các địa phương bên cạnh các cây, con khác. Những vùng lúa từ miền tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, Bán đảo Cà Mau… vẫn là lựa chọn để các tỉnh phát triển. Đó là một phần của chủ trương thận trọng trong chuyển đổi đất lúa. Dù vậy cây lúa hiện tại không còn phụ thuộc quá nhiều vào… trời đất.

Ông Trần Văn Chuyện - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - nhận định: “Sóc Trăng được lợi thế là xây dựng cây lúa chất lượng cao. Chúng tôi đang chuyển hướng lúa gạo từ cây lương thực, đảm bảm an ninh lương thực sang sản xuất để phục vụ xuất khẩu. Muốn được điều này phải có thương hiệu mạnh, hạt gạo làm ra phải có chất lượng thay vì chạy theo sản lượng”.

Vấn đề này từ hơn 10 năm nay đã được Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua “âm thầm” thực hiện bằng việc xây dựng các bộ giống ST có giá trị xuất khẩu cao. Ông Cua nhận định: “Cây lúa tại vùng ĐBSCL này sẽ ít cho cây con khác soán ngôi được do: Tập quán sản xuất, điều kiện thổ nhưỡng… Nhưng điều quan trọng là nếu áp dụng khoa học kỹ thuật mạnh vào. Chuyển hướng từ xuất khẩu gạo thô sang gạo chất lượng cao, gạo mần, nguyên liệu để làm thực phẩm chức năng... nghĩa là nâng cao giá trị xuất khẩu lên thì người trồng lúa… sống được”.

Thực tế những dòng lúa ST với mô hình hợp tác của ông Hồ Quang Cua đem đến lợi nhuận cao cho người trồng lúa. Làm thay đổi cách nghĩ tư hữu về ruộng đất của nông dân. Người nông dân từng bước trở thành công nhân nông nghiệp trong chuỗi sản xuất hạt gạo.

Tư duy mới trên đầm tôm

Tháng 2.2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị ngành tôm tại Cà Mau. Tại đây Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành đến năm 2025 giá trị xuất khẩu con tôm phải đạt 10 tỉ USD.

Người đứng đầu Chính phủ đã “bật đèn xanh” cho con tôm phát triển. Ngay trong năm 2018 hàng loạt các dự án, mô hình nuôi tôm đã được xây dựng. Điển hình là khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tôm Việt Nam được thành lập tại Bạc Liêu. Các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, siêu thâm canh trong nhà kín, siêu thâm canh mật độ cao… được xây dựng. Năng suất tôm nuôi hiện nay lên đến 30 tấn/ha, điều mà cách đây 5 năm chưa ai dám tưởng tượng.

Ông Dương Thành Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - nhận định: “Thực tế cho thấy con tôm trong thời gian qua thất bại hầu hết ở mô hình quảng canh. Ở mô hình siêu thâm canh, thâm canh mật độ cao rủi ro rất ít xảy ra. Tuy nhiên, để đầu tư cho mô hình này cần nguồn vốn lớn cộng với kỹ thuật cao, điều mà không phải người nuôi nào cũng có được”.

Không chỉ tạo ra sản lượng lớn, năng suất cao mà tất cả đều hướng đến chất lượng sản phẩm. Bà Âu Ngọc Vững - Cty Âu Vững Bạc Liêu - nhận định: “Cty chúng tôi chủ yếu xuất khẩu, chính vì vậy yêu cầu của đối tác rất khắt khe về chất lượng. Hiện tại DN chúng tôi liên kết với người nuôi theo tiêu chuẩn do nhà nhập khẩu đưa ra. Tất cả đều hướng đến tôm sạch, tôm chất lượng. Tôi cho rằng sắp tới việc chất lượng tôm nuôi càng khắt khe hơn nhiều”.

Trong khi đó, ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Minh Phú - rằng, việc áp dụng công nghệ vào nuôi tôm theo tiêu chuẩn sạch bệnh, chất lượng đã tạo nên uy tín cho con tôm Việt Nam.

Và con tôm trên đất lúa

Đến nay, 7 tỉnh ven biển ĐBSCL phát triển khá mạnh mô hình này, với tổng diện tích trên 140.000ha, hiệu quả rất cao. Đây cũng là hệ thống canh tác mới, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong thời gian tới. PGS-TS Phạm Văn Dư - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) - cho biết: “Tiềm năng và lợi thế phát triển hệ thống canh tác tôm - lúa trong toàn vùng có thể đạt đến 200.000ha. Vì vậy việc khai thác và phát huy sản xuất tôm - lúa cần tiếp tục thực hiện với những định hướng rõ rệt hơn về quy hoạch vùng, giống lúa, chất lượng tôm và khai thác các hoạt động sản xuất khác như rau, màu và các loại thủy sản khác”.

Bên cạnh đó việc bố trí, sử dụng lao động phù hợp trong suốt quá trình canh tác tôm - lúa sẽ góp phần tăng thêm sản phẩm và thu nhập cho nông dân. Riêng về lúa, có nhiều loại giống phù hợp những vùng đất có độ nước lợ khác nhau để khai thác tốt tiềm năng mặn - ngọt.

Cà Mau, Kiên Giang có những tương đồng về thời tiết, tình trạng xâm nhập mặn trong vùng sản xuất tôm - lúa như: Mùa mưa đến chậm hơn, lượng mưa ít và giữa mùa mưa có nắng hạn kéo dài khoảng 2 tuần, nên thời vụ xuống giống lúa trễ hơn các vùng khác và phải sử dụng giống lúa ngắn ngày để “né” mặn. Còn Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang, Bến Tre... mùa mưa đến sớm hơn, nông dân có điều kiện rửa mặn và xuống giống sớm, sản xuất lúa - tôm vùng này thích hợp cho những giống lúa thích hợp.

Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Sóc Trăng Trần Đình Luân cho biết: Về lâu dài, tỉnh tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, phân định rạch ròi các vùng ngọt, mặn, lợ, phục vụ tốt việc chủ động cấp, thoát nước cho việc nuôi tôm và trồng lúa. Tỉnh ưu tiên mở rộng mô hình tôm - lúa, vì thực tế mô hình này đã mang lại hiệu quả cao, bền vững trong thời gian qua, nhất là trong tình hình biến đổi khí hậu.

- ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 4 triệu ha. Mỗi năm ĐBSCL có 4.308.644ha trồng lúa (nhiều vụ) sản xuất 25.901.087 tấn. Thực tế, nông dân chuyển đổi những vùng trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi cây, con khác có thể thành công cũng là vùng đất một lúa rồi trồng 1 hay 2 vụ màu. Trồng lúa mỗi vụ thu lợi ít nhất 10 triệu đồng/ha. Nếu áp dụng kỹ thuật hợp lý thì lợi nhuận thu được có thể 18 - 20 triệu đồng. (nguồn Bộ NNPTNT)

- Đến năm 2020, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL 650.000ha, trong đó: Tôm sú 560.000ha (thâm canh, bán thâm canh đạt 65.000ha); Tôm thẻ chân trắng 90.000ha. Tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ toàn vùng đạt 700.000 - 825.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 4,0 tỉ USD, thu hút nguồn lao động khoảng 1.200.000 người. Đến năm 2030, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng 670.000ha, trong đó: Tôm sú 570.000ha (thâm canh, bán thâm canh đạt 70.000ha); Tôm thẻ chân trắng là 100.000ha. Tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ vùng ĐBSCL đạt 850.000 - 900.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 5,0 tỉ USD, thu hút 1.300.000 lao động. Đến năm 2020, nhu cầu giống tôm nước lợ cần khoảng 120 tỉ con, năm 2030, khoảng 160 tỉ con giống. (nguồn: Bộ NNPTNT)

 

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Vận hành Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn: Thời khắc bay lên

NGÔ MAI PHONG |

Đã xong - một cảng hàng không quốc tế không lớn nhưng tinh tế, hài hòa, hiện đại không đứng sau so với nhiều quốc gia khu vực và thế giới. Đó là Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (CHKQTVĐ), cửa ngõ của vùng kinh tế - du lịch Đông Bắc đất nước. Theo dự kiến, ngày 30.12.2018, đúng vào mùa Giáng sinh và chào đón năm mới 2019, CHKQTVĐ sẽ chính thức vận hành, đón chuyến bay thương mại đầu tiên xuất phát từ TP.Hồ Chí Minh đáp xuống nơi đây.

Bị phong toả tài khoản, HAGL của bầu Đức nói gì?

P.Đ |

Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức bị cưỡng chế nộp 55 tỉ đồng do nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày đã hết hạn nộp thuế nên bị phong toả tài khoản. Theo đó, công ty cũng vừa mới có văn bản giải trình về việc bị phong tỏa tài khoản năm 2017.

Bất chấp giá 13 nhóm hàng giảm, chỉ số giá XK hàng hóa tăng 0,9%

Kh.V |

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa quý IV.2018 giảm 0,44% so với quý trước; tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước; bình quân cả năm 2018 tăng 0,9% so với năm 2017.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Vận hành Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn: Thời khắc bay lên

NGÔ MAI PHONG |

Đã xong - một cảng hàng không quốc tế không lớn nhưng tinh tế, hài hòa, hiện đại không đứng sau so với nhiều quốc gia khu vực và thế giới. Đó là Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (CHKQTVĐ), cửa ngõ của vùng kinh tế - du lịch Đông Bắc đất nước. Theo dự kiến, ngày 30.12.2018, đúng vào mùa Giáng sinh và chào đón năm mới 2019, CHKQTVĐ sẽ chính thức vận hành, đón chuyến bay thương mại đầu tiên xuất phát từ TP.Hồ Chí Minh đáp xuống nơi đây.

Bị phong toả tài khoản, HAGL của bầu Đức nói gì?

P.Đ |

Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức bị cưỡng chế nộp 55 tỉ đồng do nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày đã hết hạn nộp thuế nên bị phong toả tài khoản. Theo đó, công ty cũng vừa mới có văn bản giải trình về việc bị phong tỏa tài khoản năm 2017.

Bất chấp giá 13 nhóm hàng giảm, chỉ số giá XK hàng hóa tăng 0,9%

Kh.V |

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa quý IV.2018 giảm 0,44% so với quý trước; tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước; bình quân cả năm 2018 tăng 0,9% so với năm 2017.