Cây cầu đón đầu đổi mới

Đặng Tiến |

Cầu Thăng Long được khởi công xây dựng ngày 26.11.1974, khánh thành ngày 9.5.1985. Ngoài việc góp phần phát triển kinh tế xã hội, đào tạo một đội ngũ thợ cầu có tay nghề, trình độ sau đó có thể tham gia xây dựng những cây cầu mang thương hiệu “Made in Vietnam” trong và ngoài nước, cầu Thăng Long cũng được xem là một trong những biểu tượng của tình hữu nghị Việt – Xô.

Hơn 7.000 công nhân tham gia xây cầu

Năm 1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào giai đoạn ác liệt nhất, Đảng và Nhà nước quyết định xây dựng cầu Thăng Long. Đây là cây cầu thứ hai bắc qua sông Hồng sau cầu Long Biên. Với ý nghĩa là “Rồng bay” - cầu Thăng Long được xây dựng cách cầu Long Biên 11km về phía thượng lưu sông Hồng.

Thời kỳ đầu (1974 - 1978), Trung Quốc giúp ta xây dựng. Nhưng khi mới thi công được 9 trụ chính giữa sông (3 trụ đang thi công dở dang và 2 mố), cầu dẫn đường sắt (mới thi công được 29 trụ ở phía bắc, 17 trụ ở phía nam trong tổng số 119 trụ của toàn bộ cầu dẫn đường sắt), đường ôtô cũng chưa được thi công, thì công trình bị ngừng lại.

Dựa trên cơ sở Hiệp định liên Chính phủ Việt Nam - Liên Xô ký ngày 3.11.1978, Liên Xô đã viện trợ không hoàn lại vật liệu sắt thép, xi măng mác cao, dầm thép, máy móc thiết bị thi công và cử chuyên gia sang làm việc tại cầu Thăng Long.

Sau cầu Thăng Long, có nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng như: Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân. Nhưng cầu Thăng Long vẫn là cây cầu đầu tiên ghi dấu ấn của những người thợ cầu Việt Nam. Vì để xây dựng cây cầu này, Bộ Giao thông - Vận tải đã phải huy động trên 7.000 công nhân lao động với sự tư vấn hỗ trợ của 70 chuyên gia Liên Xô (tỉ lệ 1/100).

Ký ức người thợ cầu

Ông Hoàng Minh Chúc - nguyên Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng Giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long - cho biết, vào thời đó, cầu Thăng Long là công trình đầu tiên cán bộ và công nhân xây dựng cầu Việt Nam được trực tiếp thi công - một cây cầu có quy mô lớn vào loại bậc nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á.

Để triển khai xây dựng cầu Thăng Long, Bộ Giao thông - Vận tải đã tập trung lực lượng công nhân, máy móc thiết bị từ 12 công ty từng tham gia xây dựng cầu đường với gần 1 vạn cán bộ công nhân viên về đầu quân thành Xí nghiệp Liên hiệp cầu Thăng Long, do Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Tường Lân làm giám đốc.

Theo thiết kế tổ chức thi công, công trình phải mất gần 2 năm để chuẩn bị như giải phóng mặt bằng khoảng trên 190ha của 8 xã thuộc 2 huyện Đông Anh và Từ Liêm, cùng đó phải xây dựng gần 50km đường sắt, 20km đường ôtô, hơn 1 vạn mét vuông nhà ở cho công nhân lao động  và nhà xưởng… trước khi khởi công.

Cầu Thăng Long lúc đang xây dựng cách đây 35 năm.
Cầu Thăng Long lúc đang xây dựng cách đây 35 năm.

Ông Hoàng Minh Chúc nhớ lại những ngày làm việc dưới hố móng âm u, tê tái trong cái rét mùa đông và những ngày hè phải lắp các dầm thép dưới cái nắng như táp lửa. Trong khi đó, nhiều khi vì thiếu gạo, thiếu thực phẩm, sau ca làm việc, người thợ đói bụng bước đi trên những dầm thép chênh vênh trên dòng nước chảy xiết, 100% lương thực thực phẩm được phân phối, thông qua tem phiếu từ mớ rau trở đi...

Trong giai đoạn từ năm 1979-1985, công trường đã không để xảy ra vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng nào. Các bạn Liên Xô không chỉ giúp chúng ta xây cầu mà họ luôn chia sẻ cùng công nhân trên công trường với các hoạt động văn hóa, thể thao đặc biệt vào các dịp lễ Tết của hai nước.

Ngày 5.11.1983, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đến thăm công trường, thay mặt tập thể cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động , ông Hoàng Minh Chúc đã báo cáo về quá trình thi công và các phong trào thi đua, sáng kiến sáng tạo cải tiến kỹ thuật để đẩy nhanh tiến độ thi công. Đặc biệt là phong trào thi đua quốc tế giữa đoàn chuyên gia Liên Xô với tập thể cán bộ, công nhân liên hiệp xí nghiệp với các giao ước thi đua, có tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng điển hình… Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực vượt khó hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch được giao của tập thể kỹ sư, công nhân lao động  trên công trường, đồng thời gắn biển “Cầu Thăng Long” trên làn xe thô sơ phía thượng cầu.

Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô Zelnin E.V, Tổng Giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long Hoàng Minh Chúc, trợ lý kiêm phiên dịch của Trưởng đoàn chuyên gia Nguyễn Văn Ất. Ảnh: Tư liệu
Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô Zelnin E.V, Tổng Giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long Hoàng Minh Chúc, trợ lý kiêm phiên dịch của Trưởng đoàn chuyên gia Nguyễn Văn Ất. Ảnh: Tư liệu

Cũng theo ông Hoàng Minh Chúc, sau hơn 34 năm khai thác, cầu Thăng Long đã đóng góp lớn vào việc phát triển triển kinh tế đất nước. Ngoài việc phát triển kinh tế xã hội, một thế hệ cán bộ, kỹ sư, công nhân lành nghề, nắm vững các kỹ thuật đã được đào tạo và xây dựng. Đây là lần đầu tiên, những người thợ cầu Việt Nam được tiếp cận với các vấn đề về tổ chức thi công và phương pháp kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, phức tạp đòi hỏi tính kỷ luật và tay nghề cao của người thợ như: Đắp đảo bằng bao tải, thay thế khung vây cọc ván thép để xây dựng móng giếng chìm có đường kính 18m cắm sâu vào lòng đất dưới đáy sông Hồng 40-50m lần đầu tiên được thi công tại Việt Nam.

Có thể nói, trải qua quá trình trui rèn gian khổ khi tham gia xây dựng cầu Thăng Long, đến nay, những người thợ cầu Việt Nam đã xây dựng được những cây cầu lớn như: Cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh), cầu Mỹ Thuận (Tiền Giang-Vĩnh Long), cầu Rồng, cầu Thuận Phước (Đà Nẵng), cầu Thị Nại (Quy Nhơn) và cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội)… góp phần thay đổi bộ mặt giao thông đất nước.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Dùng công nghệ Mỹ để sửa mặt cầu Thăng Long

Minh Hạnh |

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Nguyễn Văn Huyện, phương án công nghệ sửa chữa mặt cầu Thăng Long (Hà Nội) đã được trình Bộ Giao thông Vận tải và sẽ là công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.

Dùng công nghệ gì để sửa chữa hư hỏng mặt cầu Thăng Long?

Minh Hạnh |

Liên quan đến công tác nghiên cứu các giải pháp cho việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long, hiện tại, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang triển khai nghiên cứu một số phương án để tổng hợp, đánh giá lựa chọn phương án tối ưu.

Bộ GTVT cam kết có giải pháp tốt nhất sửa chữa mặt cầu Thăng Long

Minh Hạnh |

Tại buổi kiểm tra mặt cầu Thăng Long ngày 12.9.2019, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cam kết, sẽ tìm giải pháp để sửa chữa mặt cầu Thăng Long (Hà Nội) tốt nhất và ổn định ít nhất  từ 7 đến 10 năm.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Dùng công nghệ Mỹ để sửa mặt cầu Thăng Long

Minh Hạnh |

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Nguyễn Văn Huyện, phương án công nghệ sửa chữa mặt cầu Thăng Long (Hà Nội) đã được trình Bộ Giao thông Vận tải và sẽ là công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.

Dùng công nghệ gì để sửa chữa hư hỏng mặt cầu Thăng Long?

Minh Hạnh |

Liên quan đến công tác nghiên cứu các giải pháp cho việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long, hiện tại, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang triển khai nghiên cứu một số phương án để tổng hợp, đánh giá lựa chọn phương án tối ưu.

Bộ GTVT cam kết có giải pháp tốt nhất sửa chữa mặt cầu Thăng Long

Minh Hạnh |

Tại buổi kiểm tra mặt cầu Thăng Long ngày 12.9.2019, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cam kết, sẽ tìm giải pháp để sửa chữa mặt cầu Thăng Long (Hà Nội) tốt nhất và ổn định ít nhất  từ 7 đến 10 năm.