Cắt giảm lao động sau dịch: Doanh nghiệp cần thận trọng

Cao Nguyên |

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, việc các công ty khó khăn do dịch COVID-19 là bất khả kháng nhưng người sử dụng lao động cũng phải cân nhắc khi để hàng nghìn người lao động mất việc.

Hàng nghìn người sẽ mất việc

Hiện tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp khiến một bộ phận doanh nghiệp (DN) đặc biệt là dệt may, da giày tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng do bị trì hoãn hoặc hủy đơn hàng, dừng tạm thời dẫn đến phải hạ lương, cắt giảm hàng nghìn lao động.

Theo báo cáo của Công ty (Cty) Pou Yuen với các cơ quan chức năng của quận Bình Tân (TPHCM) vào giữa tháng 6, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, từ 2 tháng qua, Cty đã thực hiện nhiều biện pháp như điều độ sản xuất, sắp xếp công nhân (CN) nghỉ luân phiên chờ việc… Tuy nhiên, tình hình đơn hàng đến quý 3, 4 vẫn chưa khả quan, nên phải cho 2.786 CN nghỉ việc.

Trước đó, vào cuối tháng 5 vừa qua, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 dẫn đến khó khăn về thị trường xuất khẩu (chủ yếu là Châu Âu và Mỹ), nên các khách hàng của Cty Huê Phong (trú đóng tại phường 14, quận Gò Vấp, TPHCM) hủy đơn hàng rất nhiều. Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp khắc phục, nhưng Cty Huê Phong vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động. Số lượng lao động phải cắt giảm là 2.222 người trên tổng số 4.576 lao động của Cty, bắt đầu từ ngày 16.6.2020.

Kịch bản nào để NLĐ không bị thiệt

Theo các chuyên gia, việc thu hẹp sản xuất đến mức phải cắt giảm hàng nghìn lao động chắc hẳn là một quyết định khó khăn.

Trao đổi với Báo Lao Động, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu khuyến cáo, cắt giảm nhân sự là điều cần tính đến nhưng DN phải tính toán một cách thật hợp lý, có kế hoạch cắt giảm rõ ràng và đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Không thể vì khó khăn mà cắt giảm ồ ạt, tuy giải quyết được gánh nặng trước mắt nhưng khi tình hình sản xuất trở lại bình thường, việc tuyển dụng, đào tạo lại gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là đối với lĩnh vực dệt may, da giày, NLĐ có tay nghề lâu năm, tay nghề giỏi rất khó tìm.

Vào cuối tháng 4.2020, tại buổi tọa đàm trực tuyến “Giải pháp quản lý nhân sự trong và hậu mùa dịch”, bà Tiêu Yến Trinh - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Talentnet (chuyên về tư vấn và tuyển dụng nhân sự) - nói rằng, việc xây dựng một kịch bản nhân sự đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn hiện tại. Việc cắt giảm lương thưởng áp dụng với cấp lãnh đạo, quản lý trước, sau đó mới đến các vị trí thấp hơn.

Cùng về vấn đề này, theo bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, đại diện Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp - Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), các DN phải linh hoạt để tìm mọi cách vượt qua khó khăn. Thị trường tiêu thụ nội địa với gần 100 triệu dân, dân số trẻ cũng là một cơ hội, lợi thế lớn của các DN Việt. DN Việt nên tận dụng tốt những cơ hội này để cơ cấu lại nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như đầu ra của sản phẩm.

Cùng với đó, Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp - Cục Công nghiệp đang tăng cường những giải pháp hỗ trợ qua việc tăng cường kết nối DN trong nước và tìm kiếm đầu ra mới cho sản phẩm.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Từ vụ Công ty PouYuen: Chuyên gia dự báo nhiều doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự

ANH THƯ |

Sau thông tin Công ty TNHH PouYuen (Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh) sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với 2.786 công nhân, chuyên gia cho rằng thời gian tới, có những doanh nghiệp có thể sa thải lao động.

Grab tuyên bố cắt giảm dưới 5% nhân sự: Có ảnh hưởng đến các tài xế?

Thế Lâm |

Đồng sáng lập và hiện là CEO của Grab – ông Anthony Tan – trong một bức thư ngỏ gửi toàn thể nhân viên công ty ngày 16.6 cho biết tiến hành cắt giảm 5% nhân sự do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Yêu cầu cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác năm 2020

Vân Giang |

Chính phủ yêu cầu cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Từ vụ Công ty PouYuen: Chuyên gia dự báo nhiều doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự

ANH THƯ |

Sau thông tin Công ty TNHH PouYuen (Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh) sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với 2.786 công nhân, chuyên gia cho rằng thời gian tới, có những doanh nghiệp có thể sa thải lao động.

Grab tuyên bố cắt giảm dưới 5% nhân sự: Có ảnh hưởng đến các tài xế?

Thế Lâm |

Đồng sáng lập và hiện là CEO của Grab – ông Anthony Tan – trong một bức thư ngỏ gửi toàn thể nhân viên công ty ngày 16.6 cho biết tiến hành cắt giảm 5% nhân sự do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Yêu cầu cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác năm 2020

Vân Giang |

Chính phủ yêu cầu cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020.