Cắt bỏ điều kiện kinh doanh: “Rà soát, xem xét” đến bao giờ?

NHÓM PV |

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 2.7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cảnh báo về sức ỳ của cải cách. Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị tiếp tục hủy bỏ những điều kiện kinh doanh vô lý, không cần thiết với tiến độ nhanh hơn, phát hiện và ngăn chặn nguy cơ xuất hiện những điều kiện kinh doanh mới, núp bóng ở những thể chế, chính sách pháp luật mới ban hành, nhất là từ cấp bộ.

Rừng thủ tục làm khổ doanh nghiệp

Theo báo cáo của Tổ công tác của Thủ tướng, mặc dù ngày 31.10.2018 là thời hạn Chính phủ yêu cầu ban hành đủ các nghị định về cắt giảm 50% số điều kiện kinh doanh hiện có, nhưng đến nay mới có 378 điều kiện kinh doanh trên hơn 5.700 điều kiện kinh doanh được thực sự bãi bỏ, sửa đổi, đơn giản hóa, chỉ bằng khoảng trên 13%; ngoài ra mới có Bộ Công Thương có nghị định và Bộ Xây dựng, Bộ NNPTNT đã trình dự thảo nghị định, còn các bộ, ngành khác đang trong quá trình rà soát, đề xuất phương án; “Cá biệt có bộ chưa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án đơn giản, cắt giảm điều kiện kinh doanh và danh mục hàng hóa, thủ tục kiểm tra chuyên ngành”, báo cáo của Tổ công tác của Thủ tướng cho biết.

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, hiện nay mỗi năm doanh nghiệp phải bỏ ra 28,6 triệu ngày công và 14.300 tỉ đồng chi phí cho kiểm tra chuyên ngành. Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nêu ví dụ tại buổi kiểm tra 11 bộ, ngành do Tổ công tác của Thủ tướng tiến hành: “Một mặt hàng chocolate cần 13 loại giấy phép, 12 nguyên liệu cần 12 loại giấy phép, cuối cùng phải xác nhận công bố thành phẩm. Mặt hàng sữa chua vừa phải kiểm dịch theo Bộ NNPTNT, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm theo Bộ Y tế. Kén tằm, hạt hướng dương cũng phải 2 bộ; một bộ không làm đâu, cứ chẻ ra như thế thì không ổn. Mà các bộ không bao giờ đi cùng nhau, đợi ông kia về tôi mới đi”…

Chỉ diễn đạt lại từ ngữ

Bộ GTVT cho biết, đã rà soát, thống nhất đề xuất cắt giảm 69/134 điều kiện kinh doanh (chiếm 51,5%) số lượng sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan trong đó lĩnh vực kiểm tra chất lượng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cắt giảm 50/97 sản phẩm, lĩnh vực tàu biển cắt giảm 10/20 sản phẩm, lĩnh vực đường sắt cắt giảm 9/17 sản phẩm. Liên quan tới việc đơn giản hóa thủ tục hành chính về kiểm tra chuyên ngành, Bộ GTVT đang thực hiện 9 thủ tục hành chính liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành, đã rà soát và đề xuất đơn giản hóa theo hướng giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính đối với 7/9 thủ tục hành chính lĩnh vực đăng kiểm...

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, Bộ NNPTNT đã rà soát, cắt giảm, loại bỏ và chuẩn hóa đến nay còn 450 thủ tục hành chính, nhưng đây vẫn là “ma trận” níu kéo sự phát triển của các DN. “Vẫn không chốt ở con số 450 thủ tục. Nếu thấy cần cắt giảm, loại bỏ được thì tiếp tục cắt giảm. Có những TTHC cả năm không xuất hiện một hồ sơ nào thì loại bỏ hoặc chuyển sang đánh giá, kiểm soát sau”.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng, kết quả rà soát cho thấy các bộ hiện vẫn còn lúng túng trong phân biệt điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề và quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa. Do vậy, nhiều điều kiện về quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa được quy định thành điều kiện kinh doanh.

Các quy định về điều kiện chung (như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; yêu cầu về phòng cháy chữa cháy; môi trường; an toàn lao động;…) mặc dù đã được quản lý bởi các cơ quan như Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Môi trường, LĐTBXH… nhưng các bộ khác vẫn quy định quản lý cả những điều kiện này.

Nhiều điều kiện kinh doanh không cần thiết vẫn được giữ lại hoặc được quy định chung chung, không rõ ràng, không cụ thể. Trong số điều kiện kinh doanh đề xuất bãi bỏ, sửa đổi thì khoảng 1/2 số điều kiện thuộc diện sửa đổi. Có điều kiện sửa đổi chỉ đơn thuần diễn đạt lại từ ngữ, chưa thực chất tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Xem xét nguyên tắc “một đổi một”

Theo Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư Phan Chí Hiếu, ngay từ những năm 1970 đến nay, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành các cuộc cải cách quy định về điều kiện kinh doanh mạnh mẽ nhằm loại bỏ những quy định gây cản trở cho hoạt động kinh doanh.

Ở nước ta, trong 15 năm qua, Chính phủ đã và đang có rất nhiều nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm cải thiện chất lượng quy định về điều kiện kinh doanh; nhưng kết quả đạt được còn hạn chế, chưa đáp ứng mục tiêu đặt ra và mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp, xã hội.

Để đảm bảo quy định về kiểm soát điều kiện kinh doanh trở thành một công cụ hiệu quả trong cải cách về điều kiện kinh doanh, thì phải đảm bảo một số nội dung sau đây:

Thứ nhất, phải xây dựng được một tiêu chí thế nào là một quy định về điều kiện kinh doanh tốt (không hạn chế cạnh tranh, không tạo rào cản gia nhập thị trường, không hạn chế sáng tạo, không tác động bất lợi đến doanh nghiệp nhỏ và vừa và rõ ràng, chính xác, dễ hiểu).

Thứ hai, cần áp dụng thêm quy trình soạn thảo, thẩm tra, thẩm định dự thảo về điều kiện kinh doanh chặt chẽ hơn so với soạn thảo văn bản thông thường. Cuối cùng, cần xem xét áp dụng một số nguyên tắc kiểm soát ban hành mới điều kiện kinh doanh, như nguyên tắc “một đổi một” ở Canada - nếu đưa ra một điều kiện mới thì phải bãi bỏ một điều kiện hiện hành. 

Cắt giảm nhiều hơn nữa giấy phép con

Giám đốc Cty TNHH Hinet Đỗ Duy Hưng thẳng thắn: “Tuy đã cắt giảm nhiều các thủ tục hành chính nhưng trên thực tế vẫn chỉ là hình thức, như việc triển khai thanh toán hoá đơn qua mạng, nhưng đến nay nhiều DN vẫn chưa triển khai”.

Trong khi đó, đại diện Cty CP Chăn nuôi Thảo Nguyên - ông Phan Tiến Dũng - cho rằng, khó khăn nhất của các DN hiện nay là các thủ tục cấp phép qua nhiều cửa từ xã lên đến tỉnh.

Cùng đó việc vay vốn đối với các DN mới khởi động cũng là một gian nan, vì theo quy định DN phải có tài sản đảm bảo và không được thế chấp dự án và đất dự án để vay vốn. Do vậy, để tạo điều kiện cho các DN, Chính phủ cần cắt giảm nhiều hơn nữa thủ tục hành chính công, nhất là các loại giấy phép con.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Dù được cải thiện nhưng vẫn còn khó khăn cho doanh nghiệp

Linh Chi |

Sáng 19.6, tại Diễn đàn phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2018, bà Trần Thị Hồng Minh - Cục trưởng Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cho biết, hiện môi trường kinh doanh đã được cải thiện nhiều, song vẫn còn một số khó khăn nhất định.

Bị phản ứng “vẽ” thêm điều kiện kinh doanh, Bộ Công Thương nói gì?

LINH CHI |

Quy định “siêu thị, trung tâm thương mại phải mở cửa tất cả các ngày trong tuần, kể cả các ngày nghỉ lễ, tối thiểu từ 10h sáng đến 22h tối”, và “mỗi năm, các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ được tổ chức 3 đợt bán hàng giảm giá; các đợt giảm giá phải được chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền” tại dự thảo nghị định của Bộ Công Thương đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng Bộ Công Thương đang “can thiệp sâu vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, bởi đây là vấn đề của thị trường”...

Infographic: Bộ Giáo dục đề xuất cắt giảm những điều kiện kinh doanh gì?

N.P |

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, tổng số điều kiện kinh doanh được đề nghị cắt giảm và đơn giản hóa tới hơn một nửa so với hiện hành.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Dù được cải thiện nhưng vẫn còn khó khăn cho doanh nghiệp

Linh Chi |

Sáng 19.6, tại Diễn đàn phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2018, bà Trần Thị Hồng Minh - Cục trưởng Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cho biết, hiện môi trường kinh doanh đã được cải thiện nhiều, song vẫn còn một số khó khăn nhất định.

Bị phản ứng “vẽ” thêm điều kiện kinh doanh, Bộ Công Thương nói gì?

LINH CHI |

Quy định “siêu thị, trung tâm thương mại phải mở cửa tất cả các ngày trong tuần, kể cả các ngày nghỉ lễ, tối thiểu từ 10h sáng đến 22h tối”, và “mỗi năm, các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ được tổ chức 3 đợt bán hàng giảm giá; các đợt giảm giá phải được chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền” tại dự thảo nghị định của Bộ Công Thương đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng Bộ Công Thương đang “can thiệp sâu vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, bởi đây là vấn đề của thị trường”...

Infographic: Bộ Giáo dục đề xuất cắt giảm những điều kiện kinh doanh gì?

N.P |

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, tổng số điều kiện kinh doanh được đề nghị cắt giảm và đơn giản hóa tới hơn một nửa so với hiện hành.