Cấp nước Đồng Nai có tỉ lệ thất thoát nước lên tới 20%

Tùng Thư |

Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thiết yếu, là doanh nghiệp cấp nước có sản lượng đứng thứ 3 toàn quốc (sau Sawaco và Hawacom) nhưng chỉ số tài chính của Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai (UPCOM:DNW) chưa phản ánh đúng tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp, tỉ lệ thất thoát nước khá cao (gần 20%).

Thất thoát 20%

Nằm sát TP.HCM, Đồng Nai là tỉnh đang trong quá trình phát triển đô thị hóa và công nghiệp hóa, tạo thuận lợi cho sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh cơ sở hạ tầng trong đó có ngành cấp nước. Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai (UPCOM:DNW) được cổ phần hóa năm 2014, hiện có 9 chi nhánh cấp nước, 2 công ty con là CTCP Cấp nước Nhơn Trạch (UPCOM:NTW), CTCP Cấp nước Long Khánh (UPCOM:LKW) và 2 công ty liên kết.

Vốn điều lệ 1.200 tỉ đồng, DNW là công ty cấp nước có sản lượng đứng thứ 3 toàn quốc (sau Sawaco và Hawacom) ở mức xấp xỉ 450.000 m3/ngày đêm (và đang triển khai dự án Nhơn Trạch 2 để tăng thêm 100.000m3/ngày).

Cổ đông Nhà nước nắm 64% vốn của DNW là Tổng công ty Sonadezi, hai cổ đông chiến lược là CTCP Nước Môi trường Bình Dương (Biwase) nắm 17,7% và CTCP Nước Thủ Dầu Một nắm 12% (hai cổ đông này có chung Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Nguyễn Văn Thiền).

Từ đầu năm 2021 đến nay giá cổ phiếu DNW vẫn dao động quanh ngưỡng 21.000 - 24.000 đồng/cổ phiếu với thanh khoản trung bình mỗi phiên chỉ vài chục nghìn cổ phiếu.

Tương tự, các công ty con của DNW là NTW, LKW cũng chỉ giao dịch ở UPCOM với mức thanh khoản mỗi phiên khá thấp.

Theo công bố của DNW, năm 2020 sản lượng nước sản xuất hơn 130 triệu m3 (tăng 5% so với 2019), tỉ lệ thất thoát nước khá cao (gần 20%), doanh thu hợp nhất hơn 1.115 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 161,8 tỉ, chia cổ tức 10%.

Theo quy định pháp luật hiện hành (Nghị định 117/2007/NĐ-CP), mỗi vùng phục vụ cấp nước chỉ do một đơn vị cấp nước thực hiện dịch vụ cấp nước. Đặc thù này của ngành cấp nước hình thành thế độc quyền, tạo điều kiện thuận lợi lớn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cấp nước khiến cho ngành này được đánh giá là 1 trong những kinh doanh an toàn nhất hiện nay.

Mặc dù độc quyền dịch vụ cấp nước trên địa bàn rộng lớn ở tỉnh Đồng Nai, nhưng so với nhiều doanh nghiệp cùng ngành thì tỉ suất lợi nhuận/doanh thu và lợi nhuận/vốn điều lệ của DNW thuộc loại rất thấp.

Đơn cử như CTCP Đầu tư nước sạch Sông Đà (UPCOM:VCW) và CTCP cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu (BWS) đều có doanh thu chưa bằng nửa DNW nhưng lợi nhuận lớn hơn DNW. Tỉ lệ lợi nhuận/doanh thu của VCW và BWS cao gấp 3 lần DNW. Tương tự công ty mẹ, chỉ số lợi nhuận/doanh thu của CTCP cấp nước Nhơn Trạch (NTW) cũng thấp một cách khó hiểu.

Kết quả kinh doanh của NTW các năm gần đây sụt giảm mạnh. Mặc dù doanh thu giai đoạn 2014 - 2020 tăng gấp rưỡi (từ 117 tỉ lên 160,3 tỉ), nhưng lợi nhuận của NTW lại giật lùi. Nếu như lợi nhuận sau thuế năm 2014 của NTW là 42,1 tỉ đồng thì năm 2020 chỉ còn 12,1 tỉ.

Cắt xén quy định tài khoản thanh toán

Thực trạng chỉ số tài chính của DNW, NTW chưa phản ánh đúng tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp, tỉ lệ thất thoát nước khá cao (gần 20%) khiến giới đầu tư đặt câu hỏi về năng lực quản trị, hợp lý hóa chi phí, giảm thất thoát nước.

Hiện, có tình trạng Điều lệ của NTW và DNW vi phạm Điều lệ mẫu tại Thông tư 95/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Ví dụ Điều lệ mẫu quy định công ty đại chúng “tiến hành tất cả các khoản thanh toán và giao dịch kế toán thông qua các tài khoản mà công ty mở tại ngân hàng”, điều đó có nghĩa là công ty đại chúng bắt buộc không được thu chi tiền mặt mà phải thực hiện tất cả các khoản thu chi thông qua tài khoản ngân hàng. Bộ Tài chính đưa ra quy định trên nhằm hạn chế tình trạng sử dụng tiền mặt, đảm bảo có thể truy xuất các khoản thu chi rõ ràng, tránh gian lận trong hạch toán doanh thu, chi phí.

Tuy nhiên, Điều lệ của NTW và DNW đã bỏ đi quy định này. Trên nhiều diễn đàn chứng khoán, giới đầu tư cho rằng việc NTW và DNW bỏ điều khoản này đi là trái với chuẩn mực quản trị công ty đại chúng và quy định của Điều lệ mẫu, tiềm ẩn nguy cơ thiếu minh bạch trong hạch toán doanh thu và chi phí của công ty đại chúng. Từ đó có thể tiềm ẩn nguy cơ xảy ra thất thoát cho công ty, có thể gây thiệt hại cho các cổ đông và thiệt hại cho phần vốn nhà nước tại công ty.

Tùng Thư
TIN LIÊN QUAN

Công ty Cấp nước Hải Phòng: Hiệu quả kinh doanh thua kém nhiều "đàn em"

Tùng Thư |

Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng (Mã chứng khoán: HPW) có vốn điều lệ 742 tỉ đồng, phần vốn nhà nước chiếm 80,6% do UBND TP.Hải Phòng quản lý. Là doanh nghiệp cấp nước có sản lượng lớn thứ 2 ở miền Bắc (chỉ đứng sau Công ty nước sạch Hà Nội Hawacom) và là doanh nghiệp cấp nước lớn nhất ở miền Bắc đã cổ phần hóa, nhưng hiệu quả kinh doanh của HPW lại thua xa nhiều “đàn em”.

Điện Biên: Gần 95% công trình cấp nước tập trung nông thôn kém hiệu quả

Hải Yến |

Những năm qua, ở tỉnh Điện Biên có hàng nghìn công trình nước sinh hoạt được sửa chữa và đầu tư mới. Thế nhưng người dân ở nhiều địa bàn vẫn thường xuyên lâm vào tình cảnh thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt vào mùa khô.

Công ty cấp nước có sản lượng lớn thứ 3 toàn quốc - Dowaco làm ăn ra sao?

Tùng Thư |

Qúy IV/2020, chi phí tài chính của Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai (Dowaco, UPCOM:DNW) đột nhiên tăng 5 lần lên 104,5 tỉ khiến lợi nhuận sau thuế âm 32,9 tỉ trong khi cùng kỳ 2019 lãi 50,6 tỉ đồng.

Sạt lở nghiêm trọng gây nguy cơ vỡ đê biển Đông, Bạc Liêu khẩn cấp ứng phó

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu- Tuyến đê biển Đông đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Bạc Liêu - Sóc Trăng thuộc xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu xảy ra sạt lở nghiêm trọng. Đoạn sạt lở kéo dài hơn 30m, ăn sâu vào chân đê, gây ra nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào.

Muôn kiểu tranh chấp chung cư: Khi khu đô thị đáng sống không còn đáng sống

Khương Duy |

Thời gian qua, việc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư chung cư ngày càng tăng. Không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, tình trạng này còn xảy ra ở nhiều địa phương. Tranh chấp kéo dài không tìm được lời giải khiến việc ở chung cư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Huấn luyện viên Troussier ra mắt vào ngày 27.2

AN NGUYÊN |

Lễ ra mắt tân huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam - ông  Philippe Troussier sẽ diễn ra vào ngày 27.2 tới đây.

Bóng đá nam SEA Games 32: Cơ hội và thách thức cho U22 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi ở môn bóng đá nam tại SEA Games 32 vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho U22 Việt Nam.

Số phận của hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng giữa Nga - Mỹ

Khánh Minh |

Nga tuyên bố đình chỉ New START - hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng với Mỹ nhằm ngăn chặn ngày tận thế hạt nhân.

Công ty Cấp nước Hải Phòng: Hiệu quả kinh doanh thua kém nhiều "đàn em"

Tùng Thư |

Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng (Mã chứng khoán: HPW) có vốn điều lệ 742 tỉ đồng, phần vốn nhà nước chiếm 80,6% do UBND TP.Hải Phòng quản lý. Là doanh nghiệp cấp nước có sản lượng lớn thứ 2 ở miền Bắc (chỉ đứng sau Công ty nước sạch Hà Nội Hawacom) và là doanh nghiệp cấp nước lớn nhất ở miền Bắc đã cổ phần hóa, nhưng hiệu quả kinh doanh của HPW lại thua xa nhiều “đàn em”.

Điện Biên: Gần 95% công trình cấp nước tập trung nông thôn kém hiệu quả

Hải Yến |

Những năm qua, ở tỉnh Điện Biên có hàng nghìn công trình nước sinh hoạt được sửa chữa và đầu tư mới. Thế nhưng người dân ở nhiều địa bàn vẫn thường xuyên lâm vào tình cảnh thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt vào mùa khô.

Công ty cấp nước có sản lượng lớn thứ 3 toàn quốc - Dowaco làm ăn ra sao?

Tùng Thư |

Qúy IV/2020, chi phí tài chính của Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai (Dowaco, UPCOM:DNW) đột nhiên tăng 5 lần lên 104,5 tỉ khiến lợi nhuận sau thuế âm 32,9 tỉ trong khi cùng kỳ 2019 lãi 50,6 tỉ đồng.