Cấp giấy đi đường: "Nhân viên ngân hàng, luật sư không biết thuộc nhóm nào"

Cường Ngô |

Theo luật sư Trương Thanh Đức, quy định mới về giấy đi đường của Hà Nội rất phức tạp, khiến người dân, doanh nghiệp "tù mù". Chính vì vậy, khi cấp giấy đi đường cần áp dụng tối đa hoá công nghệ, chỉ làm trực tiếp với trường hợp không thể áp dụng công nghệ.

Cấp giấy đi đường không rõ ràng

Từ ngày 8.9, Hà Nội tiếp tục sử dụng giấy đi đường đã cấp và cấp giấy mới kết hợp nhập vào dữ liệu dân cư, điều chỉnh đến hiệu quả thực tiễn thì mới nhập hai loại giấy thành một, song các chuyên gia cho rằng đây cũng là bài học kinh nghiệm cho thành phố trước khi đưa ra một quyết định nào đó, để tránh sự lúng túng, thiếu chủ động.

Trao đổi với Lao Động, luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, khi Hà Nội đã định thay đổi giấy đi đường, cần thông báo sớm cho người dân, doanh nghiệp; có thể cách ít nhất một tuần, nhiều người sẽ chủ động thực hiện, không có những lúng túng như hiện nay.

C
Việc cấp giấy đi đường mới vẫn còn nhiều bất cập. Ảnh: Cường Ngô

Việc Hà Nội phân 6 nhóm đối tượng cấp giấy đi đường theo luật sư Trương Thanh Đức "không thật sự logic". Theo quan điểm của ông, Hà Nội nên phân theo 4 nhóm cấp phép: Nhóm do công an thành phố cấp (Hà Nội phân nhóm 2); Nhóm do công an phường cấp (nhóm 6); Nhóm tự cấp (nhóm 1, 3 & 4) & Nhóm kiểu khác cấp (như đi tiêm phòng, đi đến bệnh viện, đi đến toà án, đi đến sân bay, đi chợ - nhóm 5).

"Việc cấp giấy đi đường phải có quy định rõ ràng, liệt kê rõ đối tượng. Nếu chiếu theo các quy định trong văn bản hướng dẫn cấp giấy đi đường có mã nhận diện QR Code thì bản thân luật sư, cán bộ ngân hàng từ một năm rưỡi nay đang thuộc nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu, nay cũng không biết mình ở nhóm nào", ông Đức nói.

Kiểm soát việc đi đường chỉ là hình thức

Theo luật sư Trương Thanh Đức, khi làm các thủ tục cấp giấy đi đường, cơ quan chức năng phải áp dụng tối đa hoá công nghệ, chỉ làm trực tiếp với trường hợp không thể áp dụng công nghệ.

Đối tượng sử dụng thiết bị công nghệ ở Hà Nội đã phổ cập, sử dụng mã QR code đã quá thông dụng, nên chính quyền có thể cấp mã tự động từ xa và sử dụng qua các thiết bị, phương tiện được.

"Sự lây lan duy nhất của dịch bệnh COVID-19 là do tiếp xúc gần. Muốn chống dịch thành công thì phải giảm thiểu "tử huyệt" này. Do đó, cần phải thực hiện cấp mã chứ không cấp giấy, kiểm soát bằng phương tiện kỹ thuật chứ không kiểm soát trực tiếp bằng tay hay bằng mắt thường.

Song, kiểm soát việc đi đường chỉ là hình thức, là phụ, còn bản chất là phải kiểm soát sự di chuyển của 3 nhóm đối tượng, nhóm người tương đối an toàn (đã tiêm 2 mũi, đã có kết quá xét nghiệm), nhóm người đang có nguy cơ (tiếp xúc gần với F0, đang có dấu hiệu nghi vấn) và người đang bị dương tính FO (có hoặc chưa có triệu chứng).

Chính vì vậy, Hà Nội cần thay đổi cơ bản quan điểm chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng và ý kiến của các bác sỹ, nhà khoa học. "Thành phố không nên tiếp tục thực hiện giãn cách quá lâu, quá rộng vì sẽ không đủ nguồn lực từ y tế, con người đến tiền bạc và thực tế không thể theo đuổi mục tiêu vô trùng, vô khuẩn, mà phải chấp nhận sự cân bằng nhất định giữa việc phòng chống dịch bệnh với duy trì sản xuất, kinh doanh và cuộc sống dân sinh.

Biện pháp trước mắt là phải chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định bằng việc nới lỏng để duy trì hoạt động kinh tế, duy trì được đời sống. Có giữ vững "mạch máu" kinh tế, bảo đảm được sản xuất kinh doanh thì mới có sức trụ được và có khả năng chống dịch", luật sư cho hay.

Bí thư Hà Nội: Tiếp tục sử dụng giấy đi đường theo mẫu cũ

Trong cuộc họp Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chiều 7.9, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, để cấp và kiểm tra giấy đi đường góp phần tích cực thực hiện giãn cách ở vùng đỏ, Ban Thường vụ Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, cầu thị các ý kiến để điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, bảo đảm hiệu quả phòng, chống dịch và an toàn của người dân.

"Trước mắt, tiếp tục sử dụng giấy đi đường đã cấp và cấp giấy mới kết hợp nhập vào dữ liệu dân cư, điều chỉnh đến hiệu quả thực tiễn thì mới nhập hai loại giấy thành một; chỉ phạt người ra đường không thuộc các trường hợp theo quy định của Chỉ thị 16", ông Dũng nói.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Biết cửa hàng thuốc là kinh doanh thiết yếu vẫn không dám cấp giấy đi đường

Cường Ngô |

Theo Chủ tịch UBND phường Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội), ai cũng hiểu cửa hàng thuốc là thiết yếu. Tuy nhiên, văn bản hướng dẫn cấp giấy đi đường cho nhóm đối tượng thứ 6 chỉ quy định hai đối tượng là người hoạt động công vụ và công ích thiết yếu.

Hà Nội: Lượng người ra đường vẫn rất lớn, hầu hết dùng giấy đi đường cũ

Tô Thế |

Chỉ ghi nhận ở một chốt kiểm soát vào "vùng đỏ" trên đường Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trong sáng nay (7.9), đã thấy lượng người đi ra đường vẫn rất lớn, hầu hết đều có giấy đi đường.

Cửa hàng thuốc "ngã ngửa" vì bị từ chối cấp giấy đi đường

Cường Ngô |

Hoàn thiện nhiều thủ tục, chờ đợi 2 ngày sau khi nộp hồ sơ xin cấp giấy đi đường, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp kinh doanh thuốc bị từ chối vì "không thuộc mục Hoạt động công vụ, công ích thiết yếu theo nhóm 6" cấp giấy đi đường nhận diện QR Code.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Biết cửa hàng thuốc là kinh doanh thiết yếu vẫn không dám cấp giấy đi đường

Cường Ngô |

Theo Chủ tịch UBND phường Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội), ai cũng hiểu cửa hàng thuốc là thiết yếu. Tuy nhiên, văn bản hướng dẫn cấp giấy đi đường cho nhóm đối tượng thứ 6 chỉ quy định hai đối tượng là người hoạt động công vụ và công ích thiết yếu.

Hà Nội: Lượng người ra đường vẫn rất lớn, hầu hết dùng giấy đi đường cũ

Tô Thế |

Chỉ ghi nhận ở một chốt kiểm soát vào "vùng đỏ" trên đường Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trong sáng nay (7.9), đã thấy lượng người đi ra đường vẫn rất lớn, hầu hết đều có giấy đi đường.

Cửa hàng thuốc "ngã ngửa" vì bị từ chối cấp giấy đi đường

Cường Ngô |

Hoàn thiện nhiều thủ tục, chờ đợi 2 ngày sau khi nộp hồ sơ xin cấp giấy đi đường, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp kinh doanh thuốc bị từ chối vì "không thuộc mục Hoạt động công vụ, công ích thiết yếu theo nhóm 6" cấp giấy đi đường nhận diện QR Code.