CƠ HỘI ĐẦU TƯ 2018:

Cần tỉnh táo để tránh bẫy tăng trưởng “ảo”

PHONG NGUYỄN |

Theo khảo sát của Trung tâm dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, khoảng 62% doanh nghiệp (DN) Việt Nam đánh giá tình hình quý I/2018 khả quan. Đây chính là bước đệm quan trọng để tăng trưởng kinh tế nói chung và phát triển DN nói riêng trong năm 2018.

Vậy, xu hướng đầu tư năm 2018 sẽ tập trung vào những mảng nào? Ngành nào sẽ là điểm thu hút vốn đầu tư trong năm nay, khi 2018 được coi là năm bản lề với nhiều thách thức trong kế hoạch 5 năm 2016-2020?

 Niềm tin vào chứng khoán, bất động sản

Trên đây là những câu hỏi gián tiếp được nêu tại “Tọa đàm kinh tế đầu tư năm 2018” vừa được tổ chức. Tại diễn đàn, các chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam đã nhận định, dự báo về mức tăng trưởng trong năm 2018.

TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế VN - cho rằng, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, tình trạng “trên nóng dưới lạnh” ngay từ những ngày đầu năm đã có sự chuyển mình. Đặc biệt, khối kinh tế tư nhân đã khẳng định được vai trò của mình và năm 2018 sẽ có sự xoay chuyển ngoạn mục trong nhiều lĩnh vực. Ông Thiên cũng cho rằng, với sự hỗ trợ của kinh tế tư nhân, đầu tư công có khả năng được kiềm chế.

Theo ông Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài (VAFIE) - năm 2017, có ba điểm mới cần lưu ý là: Trong số 35 tỉ USD vốn đăng ký thì có 6 tỉ USD mua bán và sáp nhập. Trong số 7,5 tỉ USD đầu tư vào ngành công nghiệp thì công nghiệp chế tạo có giá trị gia tăng cao, trong đó các thiết bị điện tử, linh kiện điện tử như máy tính bảng, smartphone. Về thị trường chứng khoán, ba phiên vừa rồi tăng hơn 30 điểm lên trên 1.019 điểm, nhiều người cho rằng đây sẽ là xu thế chủ đạo của quý I và có thể kéo dài cả nửa đầu năm 2018.

Ông Lê Đức Khánh - Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc chiến lược thị trường (Cty CP Chứng khoán Dầu khí) - cho rằng: Năm 2018, sẽ tiếp tục đón nhận các “bom tấn”, chỉ số VN Index thể hiện toàn bộ sức khoẻ của thị trường bao gồm tổng cung cầu, khối lượng mua vào bán ra.

Trong lĩnh vực bất động sản (BĐS), ông Dương Đức Hiển - đại diện Savills Hanoi - nhận định: 2017 là năm có nhiều thành công, đặc biệt ở phân khúc cao cấp. Còn 2018 là năm phân khúc trung cấp “toả sáng” ở thị trường Việt Nam. Trên cơ sở phân tích tình hình thị trường năm 2017 và những tín hiệu tốt cho năm 2018, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC - khẳng định: Năm 2018, dòng tiền sẽ tiếp tục đầu tư vào BĐS và chứng khoán.

Tỉnh táo trước những rủi ro tiềm ẩn

Là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, ông Nguyễn Trí Hiếu tỏ ra thận trọng: “Tôi làm ngân hàng nên luôn đánh giá từ phía rủi ro. Thị trường chứng khoán năm nay có mật độ tăng tốt nhưng tôi không đồng ý là tăng ổn định bền vững. Ta phải nghiên cứu, nhà đầu tư nào bỏ tiền vào, khối ngoại bao nhiêu từ quốc gia nào? Dòng tiền đó ra vào như nào? Họ đến Việt Nam với mong muốn xây dựng hay trục lợi và khi nào thị trường chênh vênh thì rút.

Theo tôi ta cần nghiên cứu sâu về vấn đề này và phải thận trọng. Tôi làm ngân hàng thấy tăng trưởng tín dụng trên 19% nhưng tiền đổ vào đâu? Đó là hai lĩnh vực BĐS và chứng khoán. Tôi e rằng sự tăng trưởng của VN Index nằm trên thị trường thứ cấp chứ không phải sơ cấp”.

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh - Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân, Cty chứng khoán SSI - cũng nêu ý kiến: Nhìn xa một chút, chỉ số VN Index vẫn chưa vượt mốc 1.300 điểm nên cũng chưa có gì đáng mừng. Thị trường những năm trước cũng gặp nhiều khủng hoảng, như cuộc khủng hoảng kép trong và ngoài nước năm 2008. Đến 2017, thị trường lấy lại đà hồi phục và có thể thấy đây là kết quả của một quá trình tích luỹ.

Những tín hiệu tích cực của thị trường là có nhưng không thể lạc quan quá mức. Đằng sau con số 1.000 điểm có thể thấy đến từ hai nguyên nhân cơ bản: Tăng trưởng kinh tế kéo theo tăng trưởng lợi nhuận của DN niêm yết, hơn 23%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Giá cổ phiếu tăng là đương nhiên. Nhưng các cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN Index như Vinamilk, đóng góp hơn 50 điểm thì lợi nhuận lại chỉ tăng 14%.

Điểm thứ hai là tăng trưởng cổ phiếu lớn hơn rất nhiều so với tăng trưởng lợi nhuận. Điều này mang đến việc định giá thị trường tăng. Năm 2017 chúng ta dựa vào rất nhiều dòng tiền nước ngoài nhưng so với khu vực thì liệu chúng ta còn hấp dẫn không?

Để nền kinh tế năm 2018 có thể tiếp tục đà phát triển của năm 2017, theo ông Đặng Huy Đông - nguyên Thứ trưởng Bộ KHĐT, ở trong nước, nhiều thách thức rủi ro còn kéo dài sang năm 2018. Bên cạnh đó, việc nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2017 cũng là một thách thức cho tăng trưởng 2018, nhất là trong bối cảnh tài nguyên cạn kiệt, sản xuất của ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục giảm, công nghiệp chế tạo khó có đột phá mới, nông nghiệp vẫn đứng trước rủi ro lớn do tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu và lợi thế nhân công giá rẻ đang dần mất đi trước làn sóng cách mạng 4.0.

PHONG NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Tăng trưởng kinh tế phải gắn với môi trường và xã hội

ĐẶNG TIẾN |

Năm 2017, môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện, niềm tin của người dân và doanh nghiệp được củng cố. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt con số kỷ lục với gần 127.000 DN. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người vẫn còn ở mức thấp, năng suất lao động chưa cao… Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng tại Diễn đàn Phát triển bền vững Việt Nam 2018 do Bộ KHĐT tổ chức sáng qua (18.1).

Xuất khẩu tăng, chớ vội mừng

CAO HÙNG |

Kết thúc năm 2017, lần đầu tiên, xuất khẩu của Việt Nam (VN) đã đạt tổng giá trị kim ngạch 213,8 tỉ USD (tăng 21,1% so với năm 2016). Đây là mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất kể từ năm 2011 đến nay, vượt mức chỉ tiêu do Quốc hội và Chính phủ đặt ra…

Tăng trưởng bền vững phải song hành với môi trường và xã hội

Đặng Tiến |

Diễn đàn Bền vững Việt Nam 2018 với chủ đề “Nhìn lại mô hình tăng trưởng thịnh vượng, bền vững môi trường và hòa nhập xã hội” do Bộ KHĐT tổ chức đã diễn ra sáng 18.1.

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Tăng trưởng kinh tế phải gắn với môi trường và xã hội

ĐẶNG TIẾN |

Năm 2017, môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện, niềm tin của người dân và doanh nghiệp được củng cố. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt con số kỷ lục với gần 127.000 DN. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người vẫn còn ở mức thấp, năng suất lao động chưa cao… Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng tại Diễn đàn Phát triển bền vững Việt Nam 2018 do Bộ KHĐT tổ chức sáng qua (18.1).

Xuất khẩu tăng, chớ vội mừng

CAO HÙNG |

Kết thúc năm 2017, lần đầu tiên, xuất khẩu của Việt Nam (VN) đã đạt tổng giá trị kim ngạch 213,8 tỉ USD (tăng 21,1% so với năm 2016). Đây là mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất kể từ năm 2011 đến nay, vượt mức chỉ tiêu do Quốc hội và Chính phủ đặt ra…

Tăng trưởng bền vững phải song hành với môi trường và xã hội

Đặng Tiến |

Diễn đàn Bền vững Việt Nam 2018 với chủ đề “Nhìn lại mô hình tăng trưởng thịnh vượng, bền vững môi trường và hòa nhập xã hội” do Bộ KHĐT tổ chức đã diễn ra sáng 18.1.