Cần "siết" quy định để loại bỏ doanh nghiệp xuất khẩu gạo “chụp giật"

Vũ Long |

Nhiều doanh nghiệp đồng tình với Bộ Công Thương, cần điều chỉnh quy định về điều kiện xuất khẩu gạo để phát triển bền vững ngành lúa gạo.

Chuẩn hóa quy định để loại bỏ tư duy "chụp giật"

Chia sẻ với PV Lao Động trưa 13.12.2021, doanh nhân Phạm Thái Bình – Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho biết: Mới đây, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15.8.2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo. Trong đó, nêu nhiều vướng mắc, bất cập trong thực thi nghị định này.

Ông Phạm Thái Bình cho rằng, cần phải thay đổi quy định về điều kiện kinh doanh, xuất khẩu gạo, bởi gạo là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, liên quan đến khoảng 30 triệu nông dân trồng lúa. Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 6,5 triệu tấn gạo mà cấp phép cho khoảng 150 doanh nghiệp xuất khẩu gạo là quá nhiều  (thực tế đến 25.11.2021 đã có tới 205 doanh nghiệp được cấp phép – PV).

Ông Bình cho rằng, chính vì điều kiện rất thông thoáng nên thậm chí có doanh nghiệp dùng giấy phép xuất khẩu gạo để phục vụ mục đích khác, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng, giá trị của gạo Việt Nam.

"Doanh nghiệp xuất khẩu làm ăn kiểu “chụp giật” ở đâu mà ra, và vì sao họ làm được như vậy? Tất cả là do cơ chế chính sách. Tôi lấy ví dụ: Nếu tiêu chí xét để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo mà vì ngành gạo, vì nông dân trồng lúa và vì sự phát triển bền vững của ngành hàng lúa gạo thì tiêu chí ấy phải là:

Có vùng nguyên liệu trồng lúa theo mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã và nông dân (mô hình cánh đồng lớn của Bộ NNPTNT ra đời năm 2010); có kho chứa tối thiểu bao nhiêu mét vuông; Có nhà máy sấy lúa với công suất bao nhiêu tấn/ngày; có nhà máy xay xát chế biến đóng gói gạo với công suất tối thiểu bao nhiêu tấn/giờ doanh nghiệp không đáp ứng được những tiêu chí này thì kinh doanh lương thực bình thường, nhưng xuất khẩu thì không. Thái Lan mỗi năm xuất khẩu có năm hơn 10 triệu tấn nhưng có chưa đến 50 doanh nghiệp, Việt Nam xuất khẩu chỉ 6,5 triệu tấn/năm, sao cần tới 150 doanh nghiệp?" - ông Phạm Thái Bình thẳng thắn nói.

Doanh nghiệp đầu tư cả hệ thống logistics để xuất khẩu gạo. Ảnh: Q.Hoa
Doanh nghiệp đầu tư cả hệ thống logistics để xuất khẩu gạo. Ảnh: Q.Hoa

Ông Nguyễn Chánh Trung – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long, cũng cho rằng: Nên quy định về sức chứa kho chuyên dùng để chứa lúa gạo và công suất tối thiểu của cơ sở xay xát, chế biến lúa gạo như trước đây. Tuy nhiên, cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn hiện nay để tránh gánh nặng cho doanh nghiệp. Nên căn cứ theo tồn kho thực tế, còn nếu doanh nghiệp có kho chứa, nhưng kho trống không thì không có tác dụng.

Với góc nhìn riêng, doanh nhân Nguyễn Quang Hòa – Giám đốc Công ty TNHH Dương Vũ, cho rằng: Hơn ai hết, mỗi thương nhân trên thương trường đều rất nhạy cảm với tín hiệu thị trường. Họ chính là người phải hiểu thị trường, hiểu bạn hàng, hiểu căn cơ về sở thích lúa gạo của người tiêu dùng từng quốc gia, thậm chí hiểu cả những tâm tư, tình cảm, gia cảnh… của đối tác thương mại để từ đó điều chỉnh chiến lược thương mại phù hợp. Do đó, không cần phải có những “mệnh lệnh hành chính” can thiệp vào làm lệch bản chất quy luật thị trường.

“Có thể trong 2 năm chưa xuất khẩu được là do doanh nghiệp đang tập trung tiềm lực để đầu tư, xây dựng các quan hệ thương mại, xây dựng các cánh đồng mẫu lớn để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, nhưng năm sau có thể họ sẽ xuất khẩu được số lượng lớn. Không phải bất kỳ doanh nghiệp nào khi xin được giấy phép đều có thể xuất khẩu ngay được” - ông Nguyễn Quang Hòa nhấn mạnh.

Nhiều bất cập trong quy định xuất khẩu gạo

Theo Bộ Công Thương, hiện cả nước có 205 doanh nghiệp được Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (tính đến ngày 25.11.2021). Tuy nhiên, số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong số đó, có tới 39 doanh nghiệp suốt 2 năm không hề có bất kỳ hoạt động xuất khẩu gạo nào.

Bộ Công Thương cho rằng, hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng gạo hiện nay đã khác với nhiều năm trước, nên những quy định tại Nghị định 107/2018-NĐ-CP đã không còn phù hợp. Do đó, Bộ Công Thương đề xuất bổ sung hai tiêu chí kho chứa và công suất nhà máy xay xát, chế biến là nhằm mục tiêu chuẩn hóa việc đầu tư cơ sở hạ tầng đầu vào để đảm bảo đồng bộ hóa về năng lực chế biến của ngành; tạo tiền đề thực hiện và đảm bảo duy trì tốt thương hiệu gạo quốc gia một cách thực tiễn...

Đối với việc kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, trong quá trình thực thi Nghị định 107, việc hậu kiểm của nhiều Sở Công Thương đã bộc lộ nhiều hạn chế...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Giảm số lượng, xuất khẩu gạo của Việt Nam dự báo vẫn đạt trên 3 tỉ USD

Vũ Long |

Mặc dù số lượng xuất khẩu gạo năm 2021 có thể không đạt 6,5 triệu tấn, nhưng giá bán cao sẽ đưa tổng kim ngạch đạt trên 3 tỉ USD.

Xuất khẩu gạo 2021 khó đạt 6,5 triệu tấn và những "nút thắt" cần tháo gỡ

Vũ Long |

Xuất khẩu gạo trong 2 tháng cuối năm 2021 không bứt phá, dự báo xuất khẩu gạo năm 2021 khó đạt 6,5 triệu tấn như kỳ vọng.

Giá lúa lại tăng nhờ giá xuất khẩu gạo ổn định ở mức cao

Vũ Long |

Giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang cao hơn của các nước xuất khẩu gạo truyền thống từ 50-75 USD/tấn, giúp kéo giá lúa trong nước tăng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Giảm số lượng, xuất khẩu gạo của Việt Nam dự báo vẫn đạt trên 3 tỉ USD

Vũ Long |

Mặc dù số lượng xuất khẩu gạo năm 2021 có thể không đạt 6,5 triệu tấn, nhưng giá bán cao sẽ đưa tổng kim ngạch đạt trên 3 tỉ USD.

Xuất khẩu gạo 2021 khó đạt 6,5 triệu tấn và những "nút thắt" cần tháo gỡ

Vũ Long |

Xuất khẩu gạo trong 2 tháng cuối năm 2021 không bứt phá, dự báo xuất khẩu gạo năm 2021 khó đạt 6,5 triệu tấn như kỳ vọng.

Giá lúa lại tăng nhờ giá xuất khẩu gạo ổn định ở mức cao

Vũ Long |

Giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang cao hơn của các nước xuất khẩu gạo truyền thống từ 50-75 USD/tấn, giúp kéo giá lúa trong nước tăng.