Cần điều chỉnh đúng thực tế quy định mới về bảo vệ môi trường

Vũ Long |

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có nhiều bất cập, cần điều chỉnh phù hợp trước khi thông qua.

Chất thải chế biến thủy sản không độc hại như chất thải công nghiệp

Chiều 19.9, trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Hoài Nam- Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) - cho biết, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) gấp rút hoàn thiện để trình Bộ Tư pháp thẩm định, thông qua vào cuối tháng 9 này, đang có nhiều bất cập.

“Dự thảo này vẫn đang gây tranh cãi bởi áp “tiêu chuẩn” các nước tiên tiến, hiện đại sang đất nước nông nghiệp đang phát triển. Thậm chí còn tăng chi phí nhưng không hiệu quả cả về mặt quản lý nhà nước lẫn bảo vệ môi trường, lại phát sinh thêm tiêu cực” – ông Nguyễn Hoài Nam nói.

Ông Nam cho rằng, việc xếp các cơ sở chế biến thủy sản có lưu lượng xả thải ra môi trường chỉ từ 200m3/ngày cũng phải lắp hệ thống quan trắc tự động nước thải, thay cho mức từ 1.000m3/ngày được quy định trước đây là “làm khó” doanh nghiệp.

“Đầu tư cho hệ thống quan trắc tự động mất tới hàng tỉ đồng, thêm chi phí vận hành từ 40-50 triệu đồng/kỳ quan trắc. Nhưng cái đáng nói hệ thống này không có tác dụng để quản lý mức độ ô nhiễm do kết quả quan trắc không chính xác. Yêu cầu này khiến doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí đắt đỏ khiến giá thành sản xuất tăng cao hơn nữa, không có nhà máy chế biến thủy sản nào có thể thực hiện được” – ông Nguyễn Hoài Nam khẳng định.

Nhiều doanh nghiệp thủy sản cho rằng, đưa nhà máy thủy sản vào mức nguy cơ ô nhiễm cao bởi so với các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm khác là chưa hợp lý. Theo QCVN 11:2015 về nước thải nhà máy chế biến thủy sản không có các chỉ tiêu nước thải độc hại, chủ yếu có nguồn gốc từ cơ thịt thủy sản và các phụ gia thực phẩm, đều là những chất từ tự nhiên và ăn được đối với con người, không gây độc hại mạnh như những hóa chất dùng trong các ngành công nghiệp khác.

Nhiều quy định không thực tế "làm khó" doanh nghiệp

Ông Chad Ovel - Chủ tịch AmCham Việt Nam cũng nêu nhiều bất cập trong dự thảo nghị định, nếu không điều chỉnh khi đưa vào áp dụng sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp.

Cụ thể, công thức tính mức phí, tỉ lệ tái chế và quy cách tái chế, cơ chế quản lý thu chi từ các điều 88 đến 97 chưa rõ ràng và chưa phù hợp, dễ dẫn đến việc áp dụng tùy tiện mức phí và quản lý thiếu minh bạch đối với số phí thu được.

Bên cạnh đó, một số quy định của dự thảo này chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, vượt quá quy định của Luật Bảo vệ môi trường, nên sẽ gây khó khăn, tốn kém không nhỏ cho doanh nghiệp.

"Tỉ lệ thu hồi đối với bao bì quy định trong Phụ lục 55 của Dự thảo từ 80 -90% là quá cao, chưa phù hợp với thực tiễn hiện nay ở Việt Nam. Để đạt được tỉ lệ thu hồi này, doanh nghiệp cần đầu tư công nghệ mới và thời gian triển khai, dự kiến phải mất từ 3-5 năm.

“Chúng tôi góp ý cần có lộ trình và tỉ lệ thu hồi phù hợp, khởi đầu là 40%, sau đó cứ 3 năm tăng một lần, mỗi lần không quá 5%. Trước mắt ưu tiên thu gom, tái chế những sản phẩm, bao bì khó thu gom, gây tác hại lớn cho môi trường. Những bao bì có giá trị thương mại và tỉ lệ thu hồi cao, như bao bì giấy, bao bì nhôm, không gây độc hại cho môi trường nên được cân nhắc bỏ ra khỏi danh mục tái chế bắt buộc” – Chủ tịch AmCham đề xuất.

Theo ông Mikinao Tanaka - Giám đốc Văn phòng Tổng Giám đốc Công ty TNHH CANON Việt Nam, dự thảo quy định doanh nghiệp “đóng góp tài chính” vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì và để hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải. “Nếu gọi “đóng góp” thì phải là khoản tiền tự nguyện dựa trên khả năng, nguyện vọng, mong muốn của doanh nghiệp, nhưng ở đây là khoản tiền doanh nghiệp bắt buộc phải đóng. Về bản chất đây là một loại phí tương tự như phí bảo vệ môi trường áp dụng đối với hoạt động xả thải ra môi trường, khai thác khoáng sản được đề cập trong Luật” – ông Mikinao Tanaka nêu ý kiến.

Vasep cũng đề nghị lùi lộ trình nộp phí tái chế đến 1.1.2025, vì nếu Nghị định áp dụng vào ngày 1.1.2022 thì doanh nghiệp vừa vượt qua “cú sốc” COVID-19, vượt quá khả năng chịu đựng, vì phát sinh chi phí trong khi doanh nghiệp vẫn đang rất khó khăn.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch Điện VIII "vẽ đường" cho năng lượng không thân thiện môi trường

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa đưa ra bản dự thảo Quy hoạch Điện VIII cập nhật để lấy ý kiến các đơn vị, bộ, ngành. Theo dự thảo mới này, nguồn điện năng lượng tái tạo sẽ giảm khoảng hơn 8.000 MW và điện than sẽ tăng hơn 3.000 MW. Nhiều chuyên gia cho rằng không nên "thắt chặt" năng lượng tái tạo.

Lo lắng nhà máy LNG Bạc Liêu thải ra môi trường là quá sớm

NHẬT HỒ |

Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu với quy mô công suất 3.200 MW khi vận hành, mỗi năm sẽ phát thải hơn 2.200 tấn khí NOx và gần 61 tấn chất thải nguy hại. Đây được xem là lượng khí thải lớn nhất tại tỉnh Bạc Liêu cho một dự án.

Đình chỉ hoạt động các doanh nghiệp thường xuyên gây ô nhiễm môi trường

DIỆU ANH |

Liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại Khu công nghiệp (KCN) Khánh Phú (Ninh Bình), UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát và kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các đơn vị, doanh nghiệp thường xuyên để xảy ra các vi phạm về bảo vệ môi trường.

Khai thác du lịch từ các mỏ than: Vì sao không?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Nói đến du lịch Quảng Ninh, dư luận thường nghĩ đến du lịch biển, vịnh Hạ Long, Yên Tử… Nhưng, còn một thứ tài nguyên du lịch đặc biệt, vô giá và độc nhất cả nước cũng được khá nhiều người quan tâm và hoàn toàn có thể khai thác du lịch là các mỏ than khai thác lộ thiên và hầm lò đẹp kỳ vĩ, với biết bao câu chuyện về văn hóa, lịch sử đầy hấp dẫn.

Bóng đá thế giới 2023 và tương lai có gì mới?

TAM NGUYÊN |

Tấm thẻ trắng được rút ra ở một trận đấu tại Bồ Đào Nha có thể là một trong những xu hướng cho bóng đá thế giới trong năm 2023 cũng như tương lai lâu dài…

Nghi lõi trong của Trái đất bắt đầu chuyển động khác lạ

Thanh Hà |

Lõi trong của Trái đất đang bắt đầu chuyển động theo hướng khác, một nghiên cứu mới chỉ ra.

NSƯT Chiều Xuân: "Tôi đi khắp nước Việt, đi đến đâu nhớ thương đến đó"

Nhóm PV |

Trong cuộc trò chuyện đầu năm mới cùng Báo Lao Động, NSƯT Chiều Xuân đã có những chia sẻ về niềm đam mê nhiếp ảnh cũng như những trải nghiệm của chị khi đi khắp mọi miền Tổ Quốc.

Tuyển nữ Việt Nam trong năm 2023: Hy vọng thành công từ bóng đá nữ TPHCM

Như Thùy |

Tại World Cup nữ 2023, đội tuyển nữ Việt Nam với bộ khung gồm những trụ cột quan trọng của câu lạc bộ TPHCM được kỳ vọng sẽ gặt hái được nhiều thành công trong lần đầu tham dự đấu trường này.

Quy hoạch Điện VIII "vẽ đường" cho năng lượng không thân thiện môi trường

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa đưa ra bản dự thảo Quy hoạch Điện VIII cập nhật để lấy ý kiến các đơn vị, bộ, ngành. Theo dự thảo mới này, nguồn điện năng lượng tái tạo sẽ giảm khoảng hơn 8.000 MW và điện than sẽ tăng hơn 3.000 MW. Nhiều chuyên gia cho rằng không nên "thắt chặt" năng lượng tái tạo.

Lo lắng nhà máy LNG Bạc Liêu thải ra môi trường là quá sớm

NHẬT HỒ |

Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu với quy mô công suất 3.200 MW khi vận hành, mỗi năm sẽ phát thải hơn 2.200 tấn khí NOx và gần 61 tấn chất thải nguy hại. Đây được xem là lượng khí thải lớn nhất tại tỉnh Bạc Liêu cho một dự án.

Đình chỉ hoạt động các doanh nghiệp thường xuyên gây ô nhiễm môi trường

DIỆU ANH |

Liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại Khu công nghiệp (KCN) Khánh Phú (Ninh Bình), UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát và kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các đơn vị, doanh nghiệp thường xuyên để xảy ra các vi phạm về bảo vệ môi trường.